Tổng thống Obama loan báo kế hoạch ngoại giao mới về Miến Đi
Posted: Fri Nov 18, 2011 6:24 am
VOA - World News
Chỉ vài giờ trước khi dự hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa Hoa Kỳ và ASEAN tại Bali trước cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Á, ông Obama đã đến trước máy vi âm để loan báo kế hoạch quan trọng vừa kể.
Trên máy bay riêng Air Force One đến Bali, tổng thống cho biết ông đã nói chuyện với lãnh tụ đối lập Miến Điện và cũng là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nhân vật này.
Ông Obama nói họ đã duyệt lại tiến bộ ở Miến Điện, nơi chính phủ tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của quân đội, đã bắt đầu mở cửa và nới lỏng các hạn chế.
Ông cho biết tháng tới Ngoại trưởng Clinton sẽ đến Rangoon và Naypyidaw thủ đô mới do quân đội Miến Điện xây dựng, để mở các cuộc thảo luận nhằm thăm dò tiến bộ có thể được thực hiện thêm trong bang giao giữa hai nước.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố: “Hôm nay tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng Clinton đi Miến Điện. Bà sẽ là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên từ hơn nửa thế kỷ nay đến nước này, và bà sẽ thăm dò liệu Hoa Kỳ có thể giúp đem lại một sự chuyển biến tích cực ở Miến Điện và bắt đầu một chương mới trong bang giao giữa hai nước chúng tôi hay không.”
Ông Obama nói từ nhiều thập niên người Mỹ đã hết sức quan ngại về sự kiện nhân dân Miến Điện không được hưởng các quyền cơ bản của con người, trong đó có việc ngược đãi các nhà cải cách dân chủ, đối xử tàn ác với các sắc dân thiểu số, và tập trung quyền lực vào các nhà lãnh đạo quân nhân.
Đề cập đến tình trạng mà ông gọi là “những tia sáng tiến bộ lập lòe” tại Miến Điện sau “nhiều năm đen tối,” ông Obama nêu ra các biện pháp mà Tổng thống Thein Sein và Quốc Hội Miến Điện đã xúc tiến để bắt đầu một cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, nới lỏng các hạn chế đối với giới truyền thông, và mở cửa cho môi trường chính trị.
Ông Obama gọi các biện pháp này là những bước quan trọng nhất hướng tới cải cách ở Miến Điện nhìn thấy được trong nhiều năm. Nhưng ông nói còn cần phải làm nhiều hơn nữa.
Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi vẫn còn quan ngại về hệ thống chính trị đóng kín của Miến Điện, sự đối xử với các sắc dân thiểu số, và việc giam giữ các tù nhân chính trị cũng như quan hệ của họ với Bắc Triều Tiên. Nhưng chúng tôi muốn nắm lấy điều có thể là cơ hội lịch sử cho tiến bộ này, và khẳng định rằng nếu Miến Điện tiếp tục tiến bước trên con đường cải cách dân chủ thì họ có thể thiết lập một mối bang giao với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.”
Trong cuộc nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, ông Obama cho biết bà đã xác nhận rằng bà ủng hộ sự giao tiếp của Hoa Kỳ để giúp thúc đẩy tiến trình cải cách. Ông Obama nói chính phủ Miến Điện có thể gửi một tín hiệu tích cực đến Ngoại trưởng Clinton.
Ông nói: “Nếu Miến Điện không chịu tiến bước trên con đường dân chủ thì họ sẽ tiếp tục bị chế tài và cô lập. Nhưng nếu họ nắm lấy thời cơ này, thì hòa giải có thể thắng thế và hàng triệu người có thể có cơ may sống với một mức độ tự do thịnh vượng, và có phẩm cách lớn hơn, và khả năng này quá quan trọng nên không thể bỏ qua được.”
Ông Obama cho biết ông sẽ củng cố các thông điệp này trong ngày hôm nay tại cuộc họp giữa Hoa Kỳ và ASEAN, có sự tham dự của tổng thống Miến Điện. Ông nói Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ chuyển các thông điệp tương tự khi bà đi thăm Miến Điện vào tháng tới.
Một giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ nêu ra rằng trên nguyên tắc bất kỳ cuộc thảo luận nào mà ông Obama sẽ tiến hành với tổng thống Miến Điện sẽ không được mô tả là một cuộc họp song phương.
Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ quyết định đáp lại các diễn biến tích cực ở Miến Điện và bày tỏ rõ cam kết của Hoa Kỳ đối với tương lai của “một đất nước phi thường, một khối dân can trường và các giá trị phổ cập.”
Chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi một chính sách giao tiếp và áp lực với Miến Điện. Các biện pháp chế tài áp đặt năm 1997 vẫn còn hiệu lực, mặc dầu chính phủ Miến Điện đã kêu gọi Washington bãi bỏ các biện pháp này.
Bà Aung San Suu Kyi được phóng thích khỏi tình trạng quản thúc tại gia hồi năm ngoái, nhân chuyến công du quan trọng kỳ trước của ông Obama tại châu Á.
Chỉ vài giờ trước khi dự hội nghị thượng đỉnh thường niên giữa Hoa Kỳ và ASEAN tại Bali trước cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Đông Á, ông Obama đã đến trước máy vi âm để loan báo kế hoạch quan trọng vừa kể.
Trên máy bay riêng Air Force One đến Bali, tổng thống cho biết ông đã nói chuyện với lãnh tụ đối lập Miến Điện và cũng là khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai nhân vật này.
Ông Obama nói họ đã duyệt lại tiến bộ ở Miến Điện, nơi chính phủ tuy vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của quân đội, đã bắt đầu mở cửa và nới lỏng các hạn chế.
Ông cho biết tháng tới Ngoại trưởng Clinton sẽ đến Rangoon và Naypyidaw thủ đô mới do quân đội Miến Điện xây dựng, để mở các cuộc thảo luận nhằm thăm dò tiến bộ có thể được thực hiện thêm trong bang giao giữa hai nước.
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ tuyên bố: “Hôm nay tôi đã yêu cầu Ngoại trưởng Clinton đi Miến Điện. Bà sẽ là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên từ hơn nửa thế kỷ nay đến nước này, và bà sẽ thăm dò liệu Hoa Kỳ có thể giúp đem lại một sự chuyển biến tích cực ở Miến Điện và bắt đầu một chương mới trong bang giao giữa hai nước chúng tôi hay không.”
Ông Obama nói từ nhiều thập niên người Mỹ đã hết sức quan ngại về sự kiện nhân dân Miến Điện không được hưởng các quyền cơ bản của con người, trong đó có việc ngược đãi các nhà cải cách dân chủ, đối xử tàn ác với các sắc dân thiểu số, và tập trung quyền lực vào các nhà lãnh đạo quân nhân.
Đề cập đến tình trạng mà ông gọi là “những tia sáng tiến bộ lập lòe” tại Miến Điện sau “nhiều năm đen tối,” ông Obama nêu ra các biện pháp mà Tổng thống Thein Sein và Quốc Hội Miến Điện đã xúc tiến để bắt đầu một cuộc đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, nới lỏng các hạn chế đối với giới truyền thông, và mở cửa cho môi trường chính trị.
Ông Obama gọi các biện pháp này là những bước quan trọng nhất hướng tới cải cách ở Miến Điện nhìn thấy được trong nhiều năm. Nhưng ông nói còn cần phải làm nhiều hơn nữa.
Tổng thống Obama nói: “Chúng tôi vẫn còn quan ngại về hệ thống chính trị đóng kín của Miến Điện, sự đối xử với các sắc dân thiểu số, và việc giam giữ các tù nhân chính trị cũng như quan hệ của họ với Bắc Triều Tiên. Nhưng chúng tôi muốn nắm lấy điều có thể là cơ hội lịch sử cho tiến bộ này, và khẳng định rằng nếu Miến Điện tiếp tục tiến bước trên con đường cải cách dân chủ thì họ có thể thiết lập một mối bang giao với Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.”
Trong cuộc nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, ông Obama cho biết bà đã xác nhận rằng bà ủng hộ sự giao tiếp của Hoa Kỳ để giúp thúc đẩy tiến trình cải cách. Ông Obama nói chính phủ Miến Điện có thể gửi một tín hiệu tích cực đến Ngoại trưởng Clinton.
Ông nói: “Nếu Miến Điện không chịu tiến bước trên con đường dân chủ thì họ sẽ tiếp tục bị chế tài và cô lập. Nhưng nếu họ nắm lấy thời cơ này, thì hòa giải có thể thắng thế và hàng triệu người có thể có cơ may sống với một mức độ tự do thịnh vượng, và có phẩm cách lớn hơn, và khả năng này quá quan trọng nên không thể bỏ qua được.”
Ông Obama cho biết ông sẽ củng cố các thông điệp này trong ngày hôm nay tại cuộc họp giữa Hoa Kỳ và ASEAN, có sự tham dự của tổng thống Miến Điện. Ông nói Ngoại trưởng Clinton cũng sẽ chuyển các thông điệp tương tự khi bà đi thăm Miến Điện vào tháng tới.
Một giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ nêu ra rằng trên nguyên tắc bất kỳ cuộc thảo luận nào mà ông Obama sẽ tiến hành với tổng thống Miến Điện sẽ không được mô tả là một cuộc họp song phương.
Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ quyết định đáp lại các diễn biến tích cực ở Miến Điện và bày tỏ rõ cam kết của Hoa Kỳ đối với tương lai của “một đất nước phi thường, một khối dân can trường và các giá trị phổ cập.”
Chính quyền Tổng thống Obama đã theo đuổi một chính sách giao tiếp và áp lực với Miến Điện. Các biện pháp chế tài áp đặt năm 1997 vẫn còn hiệu lực, mặc dầu chính phủ Miến Điện đã kêu gọi Washington bãi bỏ các biện pháp này.
Bà Aung San Suu Kyi được phóng thích khỏi tình trạng quản thúc tại gia hồi năm ngoái, nhân chuyến công du quan trọng kỳ trước của ông Obama tại châu Á.