Trung Quốc càng mạnh càng ít bạn
Posted: Fri Nov 11, 2011 9:22 pm
VOA - World News
Giáo sư Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại của Đại học Thanh Hoa, là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về quan hệ quốc tế, đặc biệt là về quan hệ Mỹ-Trung. Cách nay khá lâu, từ năm 1998, ông đã viết sách dự báo sự trỗi dậy hay quật khởi của Trung Quốc trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh cố ý tránh né khái niệm này và cho đến nay vẫn tiếp tục dùng cụm từ “phát triển hòa bình” để thay thế -- với mục đích làm giảm bớt sự nghi ngại và lo âu của các nước khác trước tình trạng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trong thời gian gần đây, ông Diêm Học Thông lại được giới học thuật Tây phương chú ý tới qua việc đề ra khái niệm “tình bạn không thật” (superficial friendship) để mô tả mối quan hệ thiếu ổn định giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ông lập luận rằng lãnh đạo hai nước cứ tưởng lầm là đôi bên có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, trong khi thực tế không phải như vậy. Ông cho rằng “sự không thật” này làm cho Bắc Kinh và Washington thường có phản ứng quá độ mỗi khi phía bên kia có những hành động không phù hợp với kỳ vọng của mình.
Ông Diêm Học Thông giải thích thêm như sau trong cuộc diễn thuyết hôm thứ hai vừa qua (ngày 7 tháng 11, 2011) tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington.
Ông nói: "Đôi bên cứ tìm cách nói chuyện một cách thân thiện, nói tới hợp tác; trong khi trên thực tế, đôi bên cạnh tranh với nhau để tranh giành ảnh hưởng. Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ muốn cạnh tranh với nhau. Cả ông Hồ Cẩm Đào lẫn ông Obama đều muốn giảm bớt xung đột và tăng cường hợp tác. Họ muốn tránh xung đột. Nhưng trên thực tế điều đó vượt khỏi khả năng của họ. Bởi vì một khi sự chênh lệch về sức mạnh được thu hẹp, xảy ra xung đột là một việc không thể tránh được. Quy luật khách quan là như vậy, ý chí chủ quan không thể thay đổi được."
Tiến sĩ Diêm Học Thông cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần nhận rõ thực tế khách quan này để tránh xảy ra những tính toán sai lầm và cố gắng làm thế nào để cho sự cạnh tranh giữa hai nước mang tính chất tích cực thay vì tiêu cực. Ông cũng cho rằng trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục củng cố các mối quan hệ đồng minh hiện có và phát triển những mối quan hệ đồng minh mới, Trung Quốc chỉ có hai nước đồng minh là Bắc Triều Tiên và Pakistan – Bắc Triều Tiên là đồng minh trên giấy tờ nhưng không có thực chất, trong khi Pakistan là đồng minh trên thực tế nhưng không có hiệp ước. Ông nói thêm như sau:
"Trung Quốc ngày càng mạnh hơn nhưng bạn bè lại ít đi. Trung Quốc ngày càng giàu hơn nhưng ảnh hưởng chính trị lại giảm bớt. Tôi không nghĩ rằng đây là một sự việc bất thường. Và nếu Trung Quốc cứ khăng khăng theo đuổi nguyên tắc phi liên kết thì Trung Quốc không thể nào thay đổi tình trạng này."
Giáo sư Diêm Học Thông hối thúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ chủ trương do cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề xướng từ mấy mươi năm qua và tìm cách cung cấp sự bảo đảm an ninh cho các nước đồng minh để cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một thế giới mới mà ông cho là một thế giới lưỡng cực với quyền chủ đạo nằm trong tay Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Khi được hỏi về vụ tranh chấp Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, tiến sĩ Diêm Học Thông cho rằng vấn đề này trong ngắn hạn sẽ mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Lý do là vì các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Nhật Bản đang theo đuổi chính sách đối kháng với Trung Quốc mà Bắc Kinh không có cách nào để làm cho họ từ bỏ chính sách này. Ông cho biết thêm như sau:
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đặt ra câu hỏi: 'Chúng ta có thể dùng tiền để mua tình bạn hay không. Nếu tiền bạc không có tác dụng chúng ta phải làm sao?' Tôi cho rằng tiền bạc sẽ ngày càng không có tác dụng đối với các nước láng giềng. Cho nên Trung Quốc phải nghĩ tới việc thiết lập quan hệ quân sự với các nước xung quanh. Tôi không cho rằng Trung Quốc có thể làm cho mọi nước láng giềng trở thành đồng minh quân sự của mình, nhưng có một số nước sẵn sàng làm đồng minh của Trung Quốc. Yêu cầu của họ thường xuyên bị Trung Quốc bác bỏ, chỉ vì Trung Quốc vẫn theo đuổi nguyên tắc phi liên kết."
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, trong khi đó, đã một lần nữa lên tiếng thúc giục chính phủ ở Washington có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc về nhiều vấn đề, từ các hoạt động gián điệp mạng cho tới vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Theo tin của Reuters, chính khách kỳ cựu từng là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa hôm thứ 3 (ngày 8 tháng 11, 2011) nói rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama cần đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc là họ không thể “muốn làm gì thì làm.” Ông McCain cho rằng đòi hỏi chủ quyền có tính chất hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông là “một sự vi phạm đối với mọi nguyên tắc về tự do hàng hải trên những vùng biển mà Hoa Kỳ từng phải tham chiến để bảo vệ.” Tuy không hô hào Hoa Kỳ trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, thượng nghị sĩ McCain nói rằng Washington nên tận dụng các mối quan hệ đồng minh của mình ở Á châu để làm “cái thắng đối với những tham vọng của Trung Quốc.”
Tháng 6 vừa qua, thượng nghị sĩ McCain nói rằng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông là do giới lãnh đạo ở Bắc Kinh gây ra và Washington nên gia tăng sự hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á để họ có thể ứng phó tốt hơn với cuộc diện trước mắt.
Thượng nghị sĩ McCain cho rằng: "Điều làm cho tôi cảm thấy bất bình, và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng gây bất bình cho nhiều người trong quí vị ở đây, là những tuyên bố đòi chủ quyền có tính chất thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông – luận cứ của những đòi hỏi này không hề có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng hung hãn mà Trung Quốc thực hiện hồi gần đây để khẳng định các quyền mà họ tự cho là của mình, kể cả những hành động ở khu vực trong vòng 200 hải lý ngoài khơi các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các vụ việc riêng biệt liên quan tới Việt Nam và Philippines."
Thượng nghị sĩ McCain cũng đề cập tới bản đồ chín vạch -- phía Việt Nam thường gọi một cách diễu cợt là đường lưỡi bò, mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền của 80% vùng biển rộng lớn chạy dài từ phía đông của miền bắc Việt Nam cho tới phía tây của Philippines, và nói thêm rằng cách diễn giải của Trung Quốc về luật pháp quốc tế sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải.
Giáo sư Diêm Học Thông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đương đại của Đại học Thanh Hoa, là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc về quan hệ quốc tế, đặc biệt là về quan hệ Mỹ-Trung. Cách nay khá lâu, từ năm 1998, ông đã viết sách dự báo sự trỗi dậy hay quật khởi của Trung Quốc trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh cố ý tránh né khái niệm này và cho đến nay vẫn tiếp tục dùng cụm từ “phát triển hòa bình” để thay thế -- với mục đích làm giảm bớt sự nghi ngại và lo âu của các nước khác trước tình trạng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc ngày càng gia tăng. Trong thời gian gần đây, ông Diêm Học Thông lại được giới học thuật Tây phương chú ý tới qua việc đề ra khái niệm “tình bạn không thật” (superficial friendship) để mô tả mối quan hệ thiếu ổn định giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc. Ông lập luận rằng lãnh đạo hai nước cứ tưởng lầm là đôi bên có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, trong khi thực tế không phải như vậy. Ông cho rằng “sự không thật” này làm cho Bắc Kinh và Washington thường có phản ứng quá độ mỗi khi phía bên kia có những hành động không phù hợp với kỳ vọng của mình.
Ông Diêm Học Thông giải thích thêm như sau trong cuộc diễn thuyết hôm thứ hai vừa qua (ngày 7 tháng 11, 2011) tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington.
Ông nói: "Đôi bên cứ tìm cách nói chuyện một cách thân thiện, nói tới hợp tác; trong khi trên thực tế, đôi bên cạnh tranh với nhau để tranh giành ảnh hưởng. Tôi không nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ muốn cạnh tranh với nhau. Cả ông Hồ Cẩm Đào lẫn ông Obama đều muốn giảm bớt xung đột và tăng cường hợp tác. Họ muốn tránh xung đột. Nhưng trên thực tế điều đó vượt khỏi khả năng của họ. Bởi vì một khi sự chênh lệch về sức mạnh được thu hẹp, xảy ra xung đột là một việc không thể tránh được. Quy luật khách quan là như vậy, ý chí chủ quan không thể thay đổi được."
Tiến sĩ Diêm Học Thông cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc cần nhận rõ thực tế khách quan này để tránh xảy ra những tính toán sai lầm và cố gắng làm thế nào để cho sự cạnh tranh giữa hai nước mang tính chất tích cực thay vì tiêu cực. Ông cũng cho rằng trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục củng cố các mối quan hệ đồng minh hiện có và phát triển những mối quan hệ đồng minh mới, Trung Quốc chỉ có hai nước đồng minh là Bắc Triều Tiên và Pakistan – Bắc Triều Tiên là đồng minh trên giấy tờ nhưng không có thực chất, trong khi Pakistan là đồng minh trên thực tế nhưng không có hiệp ước. Ông nói thêm như sau:
"Trung Quốc ngày càng mạnh hơn nhưng bạn bè lại ít đi. Trung Quốc ngày càng giàu hơn nhưng ảnh hưởng chính trị lại giảm bớt. Tôi không nghĩ rằng đây là một sự việc bất thường. Và nếu Trung Quốc cứ khăng khăng theo đuổi nguyên tắc phi liên kết thì Trung Quốc không thể nào thay đổi tình trạng này."
Giáo sư Diêm Học Thông hối thúc các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ bỏ chủ trương do cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề xướng từ mấy mươi năm qua và tìm cách cung cấp sự bảo đảm an ninh cho các nước đồng minh để cạnh tranh với Hoa Kỳ trong một thế giới mới mà ông cho là một thế giới lưỡng cực với quyền chủ đạo nằm trong tay Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Khi được hỏi về vụ tranh chấp Biển Đông, mà Trung Quốc gọi là Nam Hải, tiến sĩ Diêm Học Thông cho rằng vấn đề này trong ngắn hạn sẽ mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Lý do là vì các nước như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ và Nhật Bản đang theo đuổi chính sách đối kháng với Trung Quốc mà Bắc Kinh không có cách nào để làm cho họ từ bỏ chính sách này. Ông cho biết thêm như sau:
"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đặt ra câu hỏi: 'Chúng ta có thể dùng tiền để mua tình bạn hay không. Nếu tiền bạc không có tác dụng chúng ta phải làm sao?' Tôi cho rằng tiền bạc sẽ ngày càng không có tác dụng đối với các nước láng giềng. Cho nên Trung Quốc phải nghĩ tới việc thiết lập quan hệ quân sự với các nước xung quanh. Tôi không cho rằng Trung Quốc có thể làm cho mọi nước láng giềng trở thành đồng minh quân sự của mình, nhưng có một số nước sẵn sàng làm đồng minh của Trung Quốc. Yêu cầu của họ thường xuyên bị Trung Quốc bác bỏ, chỉ vì Trung Quốc vẫn theo đuổi nguyên tắc phi liên kết."
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, trong khi đó, đã một lần nữa lên tiếng thúc giục chính phủ ở Washington có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc về nhiều vấn đề, từ các hoạt động gián điệp mạng cho tới vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Theo tin của Reuters, chính khách kỳ cựu từng là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa hôm thứ 3 (ngày 8 tháng 11, 2011) nói rằng chính phủ của Tổng thống Barack Obama cần đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc là họ không thể “muốn làm gì thì làm.” Ông McCain cho rằng đòi hỏi chủ quyền có tính chất hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông là “một sự vi phạm đối với mọi nguyên tắc về tự do hàng hải trên những vùng biển mà Hoa Kỳ từng phải tham chiến để bảo vệ.” Tuy không hô hào Hoa Kỳ trực tiếp đối đầu với Trung Quốc, thượng nghị sĩ McCain nói rằng Washington nên tận dụng các mối quan hệ đồng minh của mình ở Á châu để làm “cái thắng đối với những tham vọng của Trung Quốc.”
Tháng 6 vừa qua, thượng nghị sĩ McCain nói rằng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông là do giới lãnh đạo ở Bắc Kinh gây ra và Washington nên gia tăng sự hỗ trợ cho các nước Đông Nam Á để họ có thể ứng phó tốt hơn với cuộc diện trước mắt.
Thượng nghị sĩ McCain cho rằng: "Điều làm cho tôi cảm thấy bất bình, và tôi cũng nghĩ rằng điều đó cũng gây bất bình cho nhiều người trong quí vị ở đây, là những tuyên bố đòi chủ quyền có tính chất thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông – luận cứ của những đòi hỏi này không hề có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế; và những hành động ngày càng hung hãn mà Trung Quốc thực hiện hồi gần đây để khẳng định các quyền mà họ tự cho là của mình, kể cả những hành động ở khu vực trong vòng 200 hải lý ngoài khơi các nước ASEAN, như là trường hợp gần đây trong các vụ việc riêng biệt liên quan tới Việt Nam và Philippines."
Thượng nghị sĩ McCain cũng đề cập tới bản đồ chín vạch -- phía Việt Nam thường gọi một cách diễu cợt là đường lưỡi bò, mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền của 80% vùng biển rộng lớn chạy dài từ phía đông của miền bắc Việt Nam cho tới phía tây của Philippines, và nói thêm rằng cách diễn giải của Trung Quốc về luật pháp quốc tế sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải.