Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ và mưa tiên báo dịch tả
Posted: Fri Jun 03, 2011 5:59 am
VOA - World News
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 100.000 người chết vì bệnh dịch tả mỗi năm, mặc dù đã có một loại thuốc chủng có thể ngăn ngừa việc nhiễm bệnh và cách điều trị đơn giản phần lớn là có hiệu quả.
Dự báo trước một cơn bộc phát bệnh có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lại căn bệnh gây tiêu chảy cấp này.
Hiện nay, một toán chuyên gia quốc tế làm việc ở Tanzania đã nhận thấy rằng nhiệt độ tăng và mưa nhiều có thể báo hiệu một sự gia tăng trong các bị bệnh dịch tả.
Ông Hotez nói: “Điều mà các tác giả thuộc Viện Chủng ngừa Quốc tế ở Nam Triều Tiên, cũng như của trường Đại học North Carolina và Bộ Y tế ở Zanzibar của Tanzania đã chứng minh là sự gia tăng thêm một độ bách phân trong nhiệt độ chung cuộc có thể gây ra sự gia tăng gấp đôi con số các ca dịch tả.”
Ông Peter Hotez là chủ tịch Hội Y tế và Vệ sinh Nhiệt đới Mỹ, là cơ quan công bố cuộc khảo cứu này trong tạp chí của mình.
Ông giải thích rằng công cuộc khảo cứu trước đây đã xác lập rằng vi khuẩn Vibrio Cholerae có thể sinh sôi nảy nở trong ruột của một loài thủy vật gọi là copepod.
Ông Hotez nói tiếp: “Lập luận cơ bản cho việc nhìn vào nhiệt độ là bởi lẽ chúng ta biết rằng nhiệt độ tăng có thể đưa đến sự sinh sôi của những con copepod này và vì thế tạo ra các ổ cho vi khuẩn Vibrio Cholerae nhân lên.”
Bệnh dịch tả thường lan truyền qua nước bị ô nhiễm và cùng với vi khuẩn sinh sôi nẩy nở khi nhiệt độ và mưa gia tăng, con số các ca lây nhiễm cũng gia tăng. Theo WTO, vào lúc nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng lên trong thập niên vừa qua, thì con số các ca bị tả, cũng gia tăng. Và chuyên gia về dịch tả, ông Peter Hotez nói rằng bản chất của các vụ bộc phát cũng thay đổi.
Ông Hotez nói thêm: “Nay chúng ta thấy những vụ bộc phát dịch tả kéo dài giống như cơn dịch đã xảy ra ở Haiti và nay ở Cộng hòa Dominican. Chẳng hạn, cơn dịch ở Zimbabwe kéo dài một năm và gây ra 4.000 cái chết, và có lẽ ta cũng chứng kiến một sự kiện với mức độ tương tự ở Haiti.”
Tác giả chính của cuộc khảo cứu, bà Rita Rayburn, cùng các đồng sự nêu ra rằng các nhà khoa học khí hậu đang dự đoán một sự gia tăng trong nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ sắp tới là trong khoảng từ 1 đến 6 độ bách phân. Các tác giả nói rằng sự kiện đó cho thấy 'khả năng xảy ra thêm các ca bệnh tả ở nhiều khu vực thiếu tài nguyên trên thế giới'.
Cuộc khảo cứu liên kết nhiệt độ với bệnh tả được công bố trong 'Tạp chí Mỹ về Y học và Vệ sinh Nhiệt đới'.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 100.000 người chết vì bệnh dịch tả mỗi năm, mặc dù đã có một loại thuốc chủng có thể ngăn ngừa việc nhiễm bệnh và cách điều trị đơn giản phần lớn là có hiệu quả.
Dự báo trước một cơn bộc phát bệnh có thể giúp ích trong cuộc chiến chống lại căn bệnh gây tiêu chảy cấp này.
Hiện nay, một toán chuyên gia quốc tế làm việc ở Tanzania đã nhận thấy rằng nhiệt độ tăng và mưa nhiều có thể báo hiệu một sự gia tăng trong các bị bệnh dịch tả.
Ông Hotez nói: “Điều mà các tác giả thuộc Viện Chủng ngừa Quốc tế ở Nam Triều Tiên, cũng như của trường Đại học North Carolina và Bộ Y tế ở Zanzibar của Tanzania đã chứng minh là sự gia tăng thêm một độ bách phân trong nhiệt độ chung cuộc có thể gây ra sự gia tăng gấp đôi con số các ca dịch tả.”
Ông Peter Hotez là chủ tịch Hội Y tế và Vệ sinh Nhiệt đới Mỹ, là cơ quan công bố cuộc khảo cứu này trong tạp chí của mình.
Ông giải thích rằng công cuộc khảo cứu trước đây đã xác lập rằng vi khuẩn Vibrio Cholerae có thể sinh sôi nảy nở trong ruột của một loài thủy vật gọi là copepod.
Ông Hotez nói tiếp: “Lập luận cơ bản cho việc nhìn vào nhiệt độ là bởi lẽ chúng ta biết rằng nhiệt độ tăng có thể đưa đến sự sinh sôi của những con copepod này và vì thế tạo ra các ổ cho vi khuẩn Vibrio Cholerae nhân lên.”
Bệnh dịch tả thường lan truyền qua nước bị ô nhiễm và cùng với vi khuẩn sinh sôi nẩy nở khi nhiệt độ và mưa gia tăng, con số các ca lây nhiễm cũng gia tăng. Theo WTO, vào lúc nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng lên trong thập niên vừa qua, thì con số các ca bị tả, cũng gia tăng. Và chuyên gia về dịch tả, ông Peter Hotez nói rằng bản chất của các vụ bộc phát cũng thay đổi.
Ông Hotez nói thêm: “Nay chúng ta thấy những vụ bộc phát dịch tả kéo dài giống như cơn dịch đã xảy ra ở Haiti và nay ở Cộng hòa Dominican. Chẳng hạn, cơn dịch ở Zimbabwe kéo dài một năm và gây ra 4.000 cái chết, và có lẽ ta cũng chứng kiến một sự kiện với mức độ tương tự ở Haiti.”
Tác giả chính của cuộc khảo cứu, bà Rita Rayburn, cùng các đồng sự nêu ra rằng các nhà khoa học khí hậu đang dự đoán một sự gia tăng trong nhiệt độ trung bình toàn cầu trong thế kỷ sắp tới là trong khoảng từ 1 đến 6 độ bách phân. Các tác giả nói rằng sự kiện đó cho thấy 'khả năng xảy ra thêm các ca bệnh tả ở nhiều khu vực thiếu tài nguyên trên thế giới'.
Cuộc khảo cứu liên kết nhiệt độ với bệnh tả được công bố trong 'Tạp chí Mỹ về Y học và Vệ sinh Nhiệt đới'.