Hoa Kỳ, Bắc Triều Tiên thu hẹp khác biệt trong đàm phán tại
Posted: Tue Oct 25, 2011 7:23 pm
VOA - World News
Các giới chức Bộ Ngoại giao bày tỏ lạc quan dè đặt về kết quả của cuộc họp tại Geneva, nhưng nói phải mất nhiều tháng mới biết được Bắc Triều Tiên có muốn đi những bước cụ thể cần thiết để tái tục các cuộc đàm phán hạt nhân hay không.
Trong một dấu hiệu mới nhất của bầu không khí được cải thiện giữa Bắc Triều Tiên và những bên khác trong cuộc đàm phán 6 bên bị ngưng trệ, các nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã thảo luận kín trong hai ngày tại Geneva.
Đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth nói hai bên thu hẹp một số cách biệt và giọng điệu đã tích cực và nói chung là xây dựng.
Đối tác về phía Bắc Triều Tiên, Thứ trưởng ngoại giao Kim Kye Gwan tỏ vẻ lạc quan hơn, ghi nhận những cải thiện lớn lao trong một vài lãnh vực và nói thêm là những khác biệt còn lại sẽ được giải quyết khi hai bên họp lại.
Tường trình với các phóng viên, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói chưa có sự đột phá và có thể mất một thời gian để tìm hiểu xem Bắc Triều Tiên có chuẩn bị làm những điều cần thiết để giúp tái tục cuộc đàm phán 6 bên hay không.
Bà Nuland nói: “Chúng tôi thu hẹp những cách biệt nhưng còn nhiều việc phải làm. Tôi nghĩ quí vị biết chúng ta đang ở đâu trong cuộc đàm phán 6 bên. Trước tiên, đối thoại Nam và Bắc Triều Tiên cần phải tiếp tục và thứ hai là chúng ta cần thấy những bước cụ thể thực sự, cam kết cụ thể của Bắc Triều Tiên về những nghĩa vụ hạt nhân của họ.”
Một viên chức cao cấp Hoa Kỳ nói phái đoàn Hoa Kỳ đã đưa ra cho Bắc Triều Tiên những đề nghị chi tiết để mang về cho lãnh đạo tại Bình Nhưỡng xem xét và theo như những điều ghi nhận được trước đây về những vấn đề như thế, có lẽ phải mất nhiều tuần lễ nếu không nói là nhiều tháng trước khi có một quyết định.
Vào năm 2005, Bắc Triều Tiên đã đồng ý trên nguyên tắc hủy bỏ chương trình hạt nhân trong đó có thể có một lượng vũ khí nhỏ, đổi lại những lợi ích về viện trợ và ngoại giao từ các thành viên khác tham gia cuộc thương thảo 6 bên, gồm có Nhật, Nga, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và nước chủ nhà Trung Quốc.
Nhưng Bình Nhưỡng đã bỏ ngang cuộc họp vào năm 2009, và sau đó tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 2.
Bang giao giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã trở nên rắc rối hồi năm ngoái với vụ đánh chìm một tàu hải quân của Nam Triều Tiên. Vụ này bị qui trách cho Bắc Triều Tiên, và vụ Bắc Triều Tiên pháo kích một hòn đảo ven biển phía nam.
Ông John Park, một viên chức cao cấp đặc trách về Đông Bắc Á thuộc viện Hòa Bình Hoa Kỳ, gọi tắt là USIP, nói các nỗ lực nhằm đem Bắc Triều Tiên trở lại tiến trình thương thảo một phần là để ngăn ngừa Bình Nhưỡng không trở lại với thái độ hung hăng. Ông nói:
“Giờ đây một trong những động cơ lớn là cố gắng đưa Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn thương thuyết để tránh những hành động gây hấn trong tương lai. Theo tôi, lý thuyết đó ngay lúc này đang được thực thi ở một mức độ nào đó. Chắc chắn cũng còn những nhân tố khác. Nhưng hiểu theo nghĩa đưa ra lập trường tiên phong để ngăn tránh việc tái diễn những vụ khiêu khích như hồi năm ngoái, thì loại thương thuyết như thế này, hay tìm cách đưa Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn hội nghị được coi là một nhân tố quan trọng.”
Ông Park nói Bắc Triều Tiên đang được Trung Quốc và các nước khác khuyến dụ tận tình giữa lúc Trung Quốc và những nước khác có một cảm nghĩ khẩn cấp cho rằng tình trạng hội nghị 6 bên bế tắc càng lâu thì cơ may để xúc tiến trở lại càng ít đi.
Nữ phát ngôn viên Mỹ, bà Nuland, cho biết các cuộc họp ở Genève cũng thảo luận về lời yêu cầu của Bắc Triều Tiên xin quốc tế viện trợ lương thực để đối phó với tình trạng thiếu hụt do lụt lội và quản lý yếu kém.
Bà nói việc Hoa Kỳ, nước viện trợ lương thực nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên từ những năm 1990, có cung ứng thêm viện trợ lương thực cho họ hay không, tùy thuộc vào đánh giá của Hoa Kỳ về nhu cầu, và những đòi hỏi cứu đói tại nhiều nơi khác trong đó có vùng Sừng châu Phi.
Bà Nuland cho biết Washington muốn có những điều khoản bảo đảm rằng bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng phải đến tay những người Bắc Triều Tiên thật sự cần đến, và bác bỏ những cáo buộc của 1 số tổ chức cứu trợ cho rằng Hoa Kỳ chưa quyết định vì lý do chính trị. Bà nói:
“Chúng tôi phủ nhận những quyết đoán đó. Chúng tôi không liên hệ đến những vấn đề đó. Và nếu chúng tôi tiến hành, chúng tôi sẽ phải có những cuộc thảo luận sâu rộng, chi tiết và tùy thuộc vào việc chúng tôi phải qua những cuộc thảo luận có ý nghĩa và đi sâu vào chi tiết về vấn đề theo dõi công cuộc cứu trợ, là điều chúng tôi chưa có được.”
Bà Nuland nói thêm, đặc sứ Mỹ tại Bắc Triều Tiên, ông Bosworth, sẽ từ nhiệm và trở lại với công việc giảng huấn toàn thời gian của ông tại trường đại học Tufts gần Boston, sau khi trở về Washington và phúc trình với giới chức chính quyền về các cuộc họp tại Genève.
Đi cùng với ông Bosworth còn có nhà ngoại giao kỳ cựu Glyn Davies, đặc sứ Hoa Kỳ sắp chấm dứt nhiệm vụ tại cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA, và vừa được bổ nhiệm làm đặc sứ tại Bắc Triều Tiên.
Các giới chức Bộ Ngoại giao bày tỏ lạc quan dè đặt về kết quả của cuộc họp tại Geneva, nhưng nói phải mất nhiều tháng mới biết được Bắc Triều Tiên có muốn đi những bước cụ thể cần thiết để tái tục các cuộc đàm phán hạt nhân hay không.
Trong một dấu hiệu mới nhất của bầu không khí được cải thiện giữa Bắc Triều Tiên và những bên khác trong cuộc đàm phán 6 bên bị ngưng trệ, các nhà ngoại giao cao cấp Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên đã thảo luận kín trong hai ngày tại Geneva.
Đặc sứ Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên Stephen Bosworth nói hai bên thu hẹp một số cách biệt và giọng điệu đã tích cực và nói chung là xây dựng.
Đối tác về phía Bắc Triều Tiên, Thứ trưởng ngoại giao Kim Kye Gwan tỏ vẻ lạc quan hơn, ghi nhận những cải thiện lớn lao trong một vài lãnh vực và nói thêm là những khác biệt còn lại sẽ được giải quyết khi hai bên họp lại.
Tường trình với các phóng viên, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland nói chưa có sự đột phá và có thể mất một thời gian để tìm hiểu xem Bắc Triều Tiên có chuẩn bị làm những điều cần thiết để giúp tái tục cuộc đàm phán 6 bên hay không.
Bà Nuland nói: “Chúng tôi thu hẹp những cách biệt nhưng còn nhiều việc phải làm. Tôi nghĩ quí vị biết chúng ta đang ở đâu trong cuộc đàm phán 6 bên. Trước tiên, đối thoại Nam và Bắc Triều Tiên cần phải tiếp tục và thứ hai là chúng ta cần thấy những bước cụ thể thực sự, cam kết cụ thể của Bắc Triều Tiên về những nghĩa vụ hạt nhân của họ.”
Một viên chức cao cấp Hoa Kỳ nói phái đoàn Hoa Kỳ đã đưa ra cho Bắc Triều Tiên những đề nghị chi tiết để mang về cho lãnh đạo tại Bình Nhưỡng xem xét và theo như những điều ghi nhận được trước đây về những vấn đề như thế, có lẽ phải mất nhiều tuần lễ nếu không nói là nhiều tháng trước khi có một quyết định.
Vào năm 2005, Bắc Triều Tiên đã đồng ý trên nguyên tắc hủy bỏ chương trình hạt nhân trong đó có thể có một lượng vũ khí nhỏ, đổi lại những lợi ích về viện trợ và ngoại giao từ các thành viên khác tham gia cuộc thương thảo 6 bên, gồm có Nhật, Nga, Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và nước chủ nhà Trung Quốc.
Nhưng Bình Nhưỡng đã bỏ ngang cuộc họp vào năm 2009, và sau đó tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 2.
Bang giao giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã trở nên rắc rối hồi năm ngoái với vụ đánh chìm một tàu hải quân của Nam Triều Tiên. Vụ này bị qui trách cho Bắc Triều Tiên, và vụ Bắc Triều Tiên pháo kích một hòn đảo ven biển phía nam.
Ông John Park, một viên chức cao cấp đặc trách về Đông Bắc Á thuộc viện Hòa Bình Hoa Kỳ, gọi tắt là USIP, nói các nỗ lực nhằm đem Bắc Triều Tiên trở lại tiến trình thương thảo một phần là để ngăn ngừa Bình Nhưỡng không trở lại với thái độ hung hăng. Ông nói:
“Giờ đây một trong những động cơ lớn là cố gắng đưa Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn thương thuyết để tránh những hành động gây hấn trong tương lai. Theo tôi, lý thuyết đó ngay lúc này đang được thực thi ở một mức độ nào đó. Chắc chắn cũng còn những nhân tố khác. Nhưng hiểu theo nghĩa đưa ra lập trường tiên phong để ngăn tránh việc tái diễn những vụ khiêu khích như hồi năm ngoái, thì loại thương thuyết như thế này, hay tìm cách đưa Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn hội nghị được coi là một nhân tố quan trọng.”
Ông Park nói Bắc Triều Tiên đang được Trung Quốc và các nước khác khuyến dụ tận tình giữa lúc Trung Quốc và những nước khác có một cảm nghĩ khẩn cấp cho rằng tình trạng hội nghị 6 bên bế tắc càng lâu thì cơ may để xúc tiến trở lại càng ít đi.
Nữ phát ngôn viên Mỹ, bà Nuland, cho biết các cuộc họp ở Genève cũng thảo luận về lời yêu cầu của Bắc Triều Tiên xin quốc tế viện trợ lương thực để đối phó với tình trạng thiếu hụt do lụt lội và quản lý yếu kém.
Bà nói việc Hoa Kỳ, nước viện trợ lương thực nhiều nhất cho Bắc Triều Tiên từ những năm 1990, có cung ứng thêm viện trợ lương thực cho họ hay không, tùy thuộc vào đánh giá của Hoa Kỳ về nhu cầu, và những đòi hỏi cứu đói tại nhiều nơi khác trong đó có vùng Sừng châu Phi.
Bà Nuland cho biết Washington muốn có những điều khoản bảo đảm rằng bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng phải đến tay những người Bắc Triều Tiên thật sự cần đến, và bác bỏ những cáo buộc của 1 số tổ chức cứu trợ cho rằng Hoa Kỳ chưa quyết định vì lý do chính trị. Bà nói:
“Chúng tôi phủ nhận những quyết đoán đó. Chúng tôi không liên hệ đến những vấn đề đó. Và nếu chúng tôi tiến hành, chúng tôi sẽ phải có những cuộc thảo luận sâu rộng, chi tiết và tùy thuộc vào việc chúng tôi phải qua những cuộc thảo luận có ý nghĩa và đi sâu vào chi tiết về vấn đề theo dõi công cuộc cứu trợ, là điều chúng tôi chưa có được.”
Bà Nuland nói thêm, đặc sứ Mỹ tại Bắc Triều Tiên, ông Bosworth, sẽ từ nhiệm và trở lại với công việc giảng huấn toàn thời gian của ông tại trường đại học Tufts gần Boston, sau khi trở về Washington và phúc trình với giới chức chính quyền về các cuộc họp tại Genève.
Đi cùng với ông Bosworth còn có nhà ngoại giao kỳ cựu Glyn Davies, đặc sứ Hoa Kỳ sắp chấm dứt nhiệm vụ tại cơ quan nguyên tử năng quốc tế IAEA, và vừa được bổ nhiệm làm đặc sứ tại Bắc Triều Tiên.