Cảnh sát Hy Lạp và người biểu tình chống biện pháp kiệm ước
Posted: Wed Oct 19, 2011 4:01 pm
VOA - World News
Những người biểu tình chống biện pháp kiệm ước mới nhất của Hy Lạp đã đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn tại Athens, khi hàng chục ngàn công nhân tụ tập trên các đường phố Hy Lạp trong cuộc tổng đình công kéo dài hai ngày.
Những người biểu tình ném đá và bom lửa vào cảnh sát tại Quảng trường Syntagma ở bên ngoài quốc hội và cảnh sát chống lại bằng hơi cay và lựu đạn gây choáng. Một trạm gác tại Ngôi Mộ Chiến Sĩ Vô Danh bị phóng hỏa, trong khi một số người biểu tình đập vỡ cửa sổ các tiệm gần đó bằng những tảng đá gỡ ra từ các tòa nhà.
Ít nhất là 100 ngàn người biểu tình quy tụ về quảng trường, nhiều người mang biểu ngữ kêu gọi lật đổ chính phủ. Nhưng đa số các nhà lập pháp thuộc đảng xã hội đã chấp thuận sơ khởi về các kế hoạch khắc khổ sẽ tăng thuế và cắt giảm công ăn việc làm của chính phủ với cuộc biểu quyết cuối cùng được định vào Thứ Năm.
Khoảng 50 ngàn người biểu tình nữa đã xuống đường tại Thessaloniki, Patras và Heraklion, một phần cuộc lãng công trên toàn quốc đã để lại những đống rác lớn trên các đường phố Athens không ai thu dọn, những địa điểm du lịch khảo cổ được ưa chuộng bị đóng cửa, và mọi hoạt động của chính phủ cũng tạm ngưng. Hầu hết các chuyên viên trong nước, trong đó có các bác sĩ và giáo viên – đã tham gia các cuộc tổng đình công 48 giờ, cùng với các chủ lò bánh, các chủ xe taxi, và những nhân viên trạm xăng.
Trong khi cuộc biểu tình tại Hy Lạp diễn ra, các nhà lãnh đạo quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu - trong đó có Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ Tướng Đức Angera Merkel – lên đường tới Frankfurt để thảo luận về phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của đại lục này. Đây là cuộc họp sơ khởi trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh các nước trong Liên Hiệp Châu Âu vào ngày Chủ Nhật tại Brussels.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu sẽ xem xét tới một kế hoạch rộng lớn để tăng vốn cho ngân quỹ cứu nguy cho các chính phủ bị nợ nần chồng chất, cũng như ổn định cho các ngân hàng của đại lục này ngay cả khi họ bị buộc phải gánh chịu những thua lỗ lớn hơn về các khoản nợ mà Hy Lạp vay của các ngân hàng này.
Những người biểu tình chống biện pháp kiệm ước mới nhất của Hy Lạp đã đụng độ với cảnh sát chống bạo loạn tại Athens, khi hàng chục ngàn công nhân tụ tập trên các đường phố Hy Lạp trong cuộc tổng đình công kéo dài hai ngày.
Những người biểu tình ném đá và bom lửa vào cảnh sát tại Quảng trường Syntagma ở bên ngoài quốc hội và cảnh sát chống lại bằng hơi cay và lựu đạn gây choáng. Một trạm gác tại Ngôi Mộ Chiến Sĩ Vô Danh bị phóng hỏa, trong khi một số người biểu tình đập vỡ cửa sổ các tiệm gần đó bằng những tảng đá gỡ ra từ các tòa nhà.
Ít nhất là 100 ngàn người biểu tình quy tụ về quảng trường, nhiều người mang biểu ngữ kêu gọi lật đổ chính phủ. Nhưng đa số các nhà lập pháp thuộc đảng xã hội đã chấp thuận sơ khởi về các kế hoạch khắc khổ sẽ tăng thuế và cắt giảm công ăn việc làm của chính phủ với cuộc biểu quyết cuối cùng được định vào Thứ Năm.
Khoảng 50 ngàn người biểu tình nữa đã xuống đường tại Thessaloniki, Patras và Heraklion, một phần cuộc lãng công trên toàn quốc đã để lại những đống rác lớn trên các đường phố Athens không ai thu dọn, những địa điểm du lịch khảo cổ được ưa chuộng bị đóng cửa, và mọi hoạt động của chính phủ cũng tạm ngưng. Hầu hết các chuyên viên trong nước, trong đó có các bác sĩ và giáo viên – đã tham gia các cuộc tổng đình công 48 giờ, cùng với các chủ lò bánh, các chủ xe taxi, và những nhân viên trạm xăng.
Trong khi cuộc biểu tình tại Hy Lạp diễn ra, các nhà lãnh đạo quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu - trong đó có Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ Tướng Đức Angera Merkel – lên đường tới Frankfurt để thảo luận về phương cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần của đại lục này. Đây là cuộc họp sơ khởi trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh các nước trong Liên Hiệp Châu Âu vào ngày Chủ Nhật tại Brussels.
Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu sẽ xem xét tới một kế hoạch rộng lớn để tăng vốn cho ngân quỹ cứu nguy cho các chính phủ bị nợ nần chồng chất, cũng như ổn định cho các ngân hàng của đại lục này ngay cả khi họ bị buộc phải gánh chịu những thua lỗ lớn hơn về các khoản nợ mà Hy Lạp vay của các ngân hàng này.