Nga: Thủ tướng Putin muốn nâng cấp quan hệ với Trung Quốc
Posted: Fri Oct 14, 2011 2:13 pm
VOA - World News
Trung Quốc mới đây đã qua mặt nước Đức để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga. Lượng mậu dịch song phương năm nay đã tăng 45% và có thể tăng gấp ba vào cuối thập niên này để lên tới mức 200 tỉ đô la. Vì vậy Thủ tướng Putin đã đi thăm Bắc Kinh để tăng cường mối quan hệ song phương quan trọng nhất của nước ông.
Hôm thứ ba, nhà lãnh đạo Nga đã phát biểu tại Bắc Kinh về sự gia tăng của các hoạt động thương mại và đầu tư. Ông cũng nói nhiều tới các cơ hội liên doanh trong lãnh vực công nghệ cao như không gian, y học, chế tạo phi cơ và công nghệ sinh học. Nhưng vào lúc kết thúc của chuyến công du hai ngày, thương vụ lớn nhất mà đôi bên ký kết là dự án 1,5 tỉ đô la để Trung Quốc xây một nhà máy luyện nhôm ở Siberia.
Ngày càng có nhiều người Nga lo ngại là nước họ sẽ trở thành một nguồn cung ứng dầu lửa, khí đốt, khoáng sản, gỗ và các nguyên vật liệu khác cho Trung Quốc, giống như vai trò của Canada đối với Hoa Kỳ.
Giáo sư Anatol Lieven của trường King's College ở London đang nghiên cứu về tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Nga. Ông cho biết như sau:
"Vị thế của Nga nói chung đối với Trung Quốc sẽ bị giảm xuống thành một nước Canada của Mỹ. Đó là một viễn tượng mà giới tính anh Nga tuyệt đối không thể chấp nhận."
Trong thập niên đầu sau khi Liên Sô sụp đổ, một phần quan trọng của hoạt động xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc là những sản phẩm công nghệ cao, phần lớn là chiến đấu cơ phản lực và các hệ thống phi đạn. Nhưng phía Nga thường xuyên than phiền là Trung Quốc đã sao chép các loại chiến đấu cơ Sukhoi và những công nghệ quân sự tiên tiến của mình.
Tuần trước, cơ quan hậu thân của KGB của Nga đã bắt giam một người Trung Quốc tại Moskova vì nghi người này tìm cách mua hồ sơ thiết kế của hệ thống phi đạn tầm xa S-300 của Nga.
Bà Linda Jakobson, người đứng đầu một cuộc nghiên cứu mới về quan hệ Nga-Trung của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói:
"Những vụ mua bán vũ khí đã giảm mạnh trong 5 năm qua. Lý do là vì Trung Quốc đã mua hầu hết những thứ mà Nga có thể bán hoặc muốn bán. Một bộ phận khác trong quan hệ Nga-Trung là mua bán năng lượng. Nhưng trong lãnh vực này Nga cũng bị mất ưu thế."
Nga và Trung Quốc đã điều đình trong 16 năm về dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt từ Siberia tới Trung Quốc. Trong lúc phía Nga kèn cựa về giá cả, Trung Quốc đã xây một đường ống dẫn khí đốt tới nước họ từ Turkmenistan ở Trung Á.
Hôm thứ 3, một công ty kiểm toán của Anh xếp hạng một giếng khí đốt ở Turkmenistan là giếng lớn thứ nhì thế giới. Turkmenistan, vốn là một thuộc địa Nga, đang dự trù bán cho Trung Quốc 60 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, gần bằng khối lượng mà Nga đã điều đình với Trung Quốc từ thập niên 1990.
Bà Linda Jakobson, Giám đốc Chương trình Đông Á của Học viện Lowy ở Sydney, cho biết như sau:
"Triển vọng của việc có được một mối quan hệ đối tác quan trọng về khí đốt đã xuất hiện cách nay 16 năm khi họ bắt đầu thương lượng để xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Nhưng đồng thời Trung Quốc cũng đã thực hiện những nỗ lực rất lớn để đa dạng hóa nguồn cung ứng khí đốt cũng như dầu lửa."
Nga là nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới và lâu nay họ vẫn cho rằng họ có thể nắm chắc thị trường Trung Quốc trong tay. Nhưng trong lúc phía Nga không ngớt kèn cựa về vấn đề giá cả, Trung Quốc đã tìm mua ở những nước khác.
Giáo sư Anatol Lieven cho biết:
"Nga vẫn chưa trở thành một nguồn cung ứng năng lượng quan trọng của Trung Quốc. Nga là một nước cung ứng đáng kể, nhưng Nga vẫn chỉ cung ứng một số lượng năng lượng bằng Iran và cũng chỉ bằng số lượng cung ứng của Angola."
Bà Jakobson cho biết nếu các tuyến hàng hải đến Trung Quốc bị gặp trở ngại, Nga sẽ giành lại được ưu thế cạnh tranh, nhưng chuyện này chưa xảy ra. Bà nói:
"Ngày nay Nga chỉ là nước cung ứng dầu thô lớn hàng thứ 5 của Trung Quốc. Lý do là vì Trung Quốc đã rất thành công trong việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng dầu thô của mình."
Giáo sư Lieven cho rằng Trung Quốc đã mạnh tới nỗi Nga sẽ không dám tham gia vào một liên minh với Nato hay với Hoa Kỳ. Thay vào đó, theo dự kiến của ông, Nga sẽ duy trì sự tự chủ đối với Trung Quốc bằng cách né tránh những vụ xung đột không cần thiết với Washington. Giáo sư Lieven nói:
"Sẽ có sự giảm thiểu của những hành động quấy rối vô bổ của Nga, có thể là ở vùng Baltique, hay trong các mối quan hệ với Venezuela. Những hành động đại loại như vậy."
Bà Jakobson đã sang Australia làm việc sau hơn 20 năm cư ngụ ở Bắc Kinh. Bà cho biết bà cảm thấy kinh ngạc trước việc nhiều người Trung Quốc có thái độ khinh thường nước Nga.
Bà nhắc lại một cuộc phỏng vấn mà bà thực hiện hồi đầu năm nay với một giáo sư chính trị học người Trung Quốc. Ông ấy miễn cưỡng thừa nhận là Trung Quốc có lẽ không ưa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng ít ra thì Trung Quốc còn có thể học hỏi từ hai nước này. Còn Nga, Trung Quốc không học gì được cả. Bà Jakobson nói:
"Còn nước Nga thì sao? Chúng tôi có thể học gì từ nước Nga? Thái độ khinh mạn gần như hỗn xược này đang trên đà gia tăng ở Trung Quốc và đây là một dấu hiệu đáng chú ý về sự thay đổi trong nhận thức của phía Trung Quốc đối với Nga."
Các nhà quan sát cho rằng trong lúc phác họa lộ đồ hoạt động chính trị của mình cho 10 năm tới, Thủ tướng Putin có phần chắn sẽ xem sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc là một thách thức lớn đối của nước Nga.
Trung Quốc mới đây đã qua mặt nước Đức để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Nga. Lượng mậu dịch song phương năm nay đã tăng 45% và có thể tăng gấp ba vào cuối thập niên này để lên tới mức 200 tỉ đô la. Vì vậy Thủ tướng Putin đã đi thăm Bắc Kinh để tăng cường mối quan hệ song phương quan trọng nhất của nước ông.
Hôm thứ ba, nhà lãnh đạo Nga đã phát biểu tại Bắc Kinh về sự gia tăng của các hoạt động thương mại và đầu tư. Ông cũng nói nhiều tới các cơ hội liên doanh trong lãnh vực công nghệ cao như không gian, y học, chế tạo phi cơ và công nghệ sinh học. Nhưng vào lúc kết thúc của chuyến công du hai ngày, thương vụ lớn nhất mà đôi bên ký kết là dự án 1,5 tỉ đô la để Trung Quốc xây một nhà máy luyện nhôm ở Siberia.
Ngày càng có nhiều người Nga lo ngại là nước họ sẽ trở thành một nguồn cung ứng dầu lửa, khí đốt, khoáng sản, gỗ và các nguyên vật liệu khác cho Trung Quốc, giống như vai trò của Canada đối với Hoa Kỳ.
Giáo sư Anatol Lieven của trường King's College ở London đang nghiên cứu về tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc đối với Nga. Ông cho biết như sau:
"Vị thế của Nga nói chung đối với Trung Quốc sẽ bị giảm xuống thành một nước Canada của Mỹ. Đó là một viễn tượng mà giới tính anh Nga tuyệt đối không thể chấp nhận."
Trong thập niên đầu sau khi Liên Sô sụp đổ, một phần quan trọng của hoạt động xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc là những sản phẩm công nghệ cao, phần lớn là chiến đấu cơ phản lực và các hệ thống phi đạn. Nhưng phía Nga thường xuyên than phiền là Trung Quốc đã sao chép các loại chiến đấu cơ Sukhoi và những công nghệ quân sự tiên tiến của mình.
Tuần trước, cơ quan hậu thân của KGB của Nga đã bắt giam một người Trung Quốc tại Moskova vì nghi người này tìm cách mua hồ sơ thiết kế của hệ thống phi đạn tầm xa S-300 của Nga.
Bà Linda Jakobson, người đứng đầu một cuộc nghiên cứu mới về quan hệ Nga-Trung của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, nói:
"Những vụ mua bán vũ khí đã giảm mạnh trong 5 năm qua. Lý do là vì Trung Quốc đã mua hầu hết những thứ mà Nga có thể bán hoặc muốn bán. Một bộ phận khác trong quan hệ Nga-Trung là mua bán năng lượng. Nhưng trong lãnh vực này Nga cũng bị mất ưu thế."
Nga và Trung Quốc đã điều đình trong 16 năm về dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt từ Siberia tới Trung Quốc. Trong lúc phía Nga kèn cựa về giá cả, Trung Quốc đã xây một đường ống dẫn khí đốt tới nước họ từ Turkmenistan ở Trung Á.
Hôm thứ 3, một công ty kiểm toán của Anh xếp hạng một giếng khí đốt ở Turkmenistan là giếng lớn thứ nhì thế giới. Turkmenistan, vốn là một thuộc địa Nga, đang dự trù bán cho Trung Quốc 60 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, gần bằng khối lượng mà Nga đã điều đình với Trung Quốc từ thập niên 1990.
Bà Linda Jakobson, Giám đốc Chương trình Đông Á của Học viện Lowy ở Sydney, cho biết như sau:
"Triển vọng của việc có được một mối quan hệ đối tác quan trọng về khí đốt đã xuất hiện cách nay 16 năm khi họ bắt đầu thương lượng để xây dựng hai đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Nhưng đồng thời Trung Quốc cũng đã thực hiện những nỗ lực rất lớn để đa dạng hóa nguồn cung ứng khí đốt cũng như dầu lửa."
Nga là nước sản xuất dầu lửa lớn nhất thế giới và lâu nay họ vẫn cho rằng họ có thể nắm chắc thị trường Trung Quốc trong tay. Nhưng trong lúc phía Nga không ngớt kèn cựa về vấn đề giá cả, Trung Quốc đã tìm mua ở những nước khác.
Giáo sư Anatol Lieven cho biết:
"Nga vẫn chưa trở thành một nguồn cung ứng năng lượng quan trọng của Trung Quốc. Nga là một nước cung ứng đáng kể, nhưng Nga vẫn chỉ cung ứng một số lượng năng lượng bằng Iran và cũng chỉ bằng số lượng cung ứng của Angola."
Bà Jakobson cho biết nếu các tuyến hàng hải đến Trung Quốc bị gặp trở ngại, Nga sẽ giành lại được ưu thế cạnh tranh, nhưng chuyện này chưa xảy ra. Bà nói:
"Ngày nay Nga chỉ là nước cung ứng dầu thô lớn hàng thứ 5 của Trung Quốc. Lý do là vì Trung Quốc đã rất thành công trong việc đa dạng hóa các nguồn cung ứng dầu thô của mình."
Giáo sư Lieven cho rằng Trung Quốc đã mạnh tới nỗi Nga sẽ không dám tham gia vào một liên minh với Nato hay với Hoa Kỳ. Thay vào đó, theo dự kiến của ông, Nga sẽ duy trì sự tự chủ đối với Trung Quốc bằng cách né tránh những vụ xung đột không cần thiết với Washington. Giáo sư Lieven nói:
"Sẽ có sự giảm thiểu của những hành động quấy rối vô bổ của Nga, có thể là ở vùng Baltique, hay trong các mối quan hệ với Venezuela. Những hành động đại loại như vậy."
Bà Jakobson đã sang Australia làm việc sau hơn 20 năm cư ngụ ở Bắc Kinh. Bà cho biết bà cảm thấy kinh ngạc trước việc nhiều người Trung Quốc có thái độ khinh thường nước Nga.
Bà nhắc lại một cuộc phỏng vấn mà bà thực hiện hồi đầu năm nay với một giáo sư chính trị học người Trung Quốc. Ông ấy miễn cưỡng thừa nhận là Trung Quốc có lẽ không ưa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhưng ít ra thì Trung Quốc còn có thể học hỏi từ hai nước này. Còn Nga, Trung Quốc không học gì được cả. Bà Jakobson nói:
"Còn nước Nga thì sao? Chúng tôi có thể học gì từ nước Nga? Thái độ khinh mạn gần như hỗn xược này đang trên đà gia tăng ở Trung Quốc và đây là một dấu hiệu đáng chú ý về sự thay đổi trong nhận thức của phía Trung Quốc đối với Nga."
Các nhà quan sát cho rằng trong lúc phác họa lộ đồ hoạt động chính trị của mình cho 10 năm tới, Thủ tướng Putin có phần chắn sẽ xem sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc là một thách thức lớn đối của nước Nga.