Nhu cầu về ngà của Trung Quốc đe dọa đàn voi Kenya
Posted: Wed Oct 12, 2011 1:28 pm
VOA - World News
Buôn bán tại khu chợ mỹ nghệ ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có phần chậm chạp. Nhưng một nhà buôn, ông Harrison Onyango, cho biết đối với một mặt hàng bị cấm thì vẫn luôn luôn có yêu cầu:
“Chúng tôi thường gặp các du khách, đặc biệt là người Hoa, quan tâm rất nhiều đến ngà. Nhưng thường thì chúng tôi nói thẳng với họ là chúng tôi không buôn bán ngà vì đó là điều bất hợp pháp. Nhưng họ vẫn ráng năn nỉ và nói, ‘làm ơn bán cho tôi bất cứ loại ngà nào, tôi sẽ mua bằng bất kỳ giá nào.’ Nhưng hình phạt cho hoạt động bán ngà voi tại Kenya, nơi việc buôn bán mặt hàng này bị cấm hoàn toàn, không đáng cho người ta liều lĩnh.”
Thế nhưng chuyện mua bán ngà vẫn xảy ra. Tiến sĩ Esmond Martin, thực hiện một cuộc điều tra về việc buôn lậu này cho Gia Đình Voi, một nhóm bảo tồn động vật của Anh, cho biết ngà được chuyển lậu ra khỏi nước dưới dạng thô. Sau đó ngà được đưa tới những cơ xưởng tại Trung Quốc để trạm khắc rồi mới công khai bán ra.
Vào năm 2008, tại hội nghị quốc tế về buôn bán động vật hoang dã, CITES, Trung Quốc đã được cho phép nhập ngà voi, sau khi chấp nhận thi hành cơ chế chứng nhận, qua đó, mỗi món hàng làm bằng ngà hợp pháp sẽ được gắn một thẻ nhận dạng chính thức.
Tiến sĩ Martin cho biết, vì việc cấm đoán được giải tỏa bớt, yêu cầu về ngà lại gia tăng tại Trung Quốc, và ông đã thấy nhiều loại hàng bằng ngà bất hợp pháp xuất hiện trên thị trường.
Theo những cuộc tìm hiểu riêng của ông, tiến sĩ Martin thấy số hàng bằng ngà được bán ra tại Trung Quốc gia tăng 50% kể từ năm 2004, và đa số không hề mang thẻ nhận dạng chính thức.
Kết quả trực tiếp là voi châu Phi ngày càng bị đe dọa hơn, như lời ông Martin:
“Trong những tháng gần đây, hoạt động săn trộm voi đã gia tăng tại nhiều nơi thuộc bắc Kenya, và do nhiều lý do gây ra, nhưng phần đông mọi người đều nghĩ là vì mức cầu về ngà tại Trung Quốc làm tăng giá ngà, và đơn giản là phần lớn số ngà buôn lậu đều đi sang Trung Quốc.”
Một phát ngôn nhân của tòa đại sứ Trung Quốc tại Nairobi từ chối nhận định về đề tài này.
Kenya được hưởng mức đầu tư lớn từ Trung Quốc trong những năm gần đây, vì Bắc Kinh nhìn về châu Phi để tìm kiếm khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc đã chi nhiều triệu đôla để phục hồi xa lộ ra vào thủ đô Kenya, cùng làm nhiều dự án trong đó có một bệnh viện mới.
Kenya đã bị thất thoát hơn 80% đàn voi trước khi có hội nghị CITES và một lệnh cấm được áp dụng vào năm 1989. Nhưng ông Onyango nói rằng từ lúc có lệnh cấm, số voi đã tăng lên hơn gấp đôi.
Nhưng ông cũng lo ngại, nới lỏng lệnh cấm buôn bán ngà voi, và với yêu cầu về ngà gia tăng tại Trung Quốc, sẽ lại dẫn đến hoạt động giết voi lậu thêm nữa.
Buôn bán tại khu chợ mỹ nghệ ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có phần chậm chạp. Nhưng một nhà buôn, ông Harrison Onyango, cho biết đối với một mặt hàng bị cấm thì vẫn luôn luôn có yêu cầu:
“Chúng tôi thường gặp các du khách, đặc biệt là người Hoa, quan tâm rất nhiều đến ngà. Nhưng thường thì chúng tôi nói thẳng với họ là chúng tôi không buôn bán ngà vì đó là điều bất hợp pháp. Nhưng họ vẫn ráng năn nỉ và nói, ‘làm ơn bán cho tôi bất cứ loại ngà nào, tôi sẽ mua bằng bất kỳ giá nào.’ Nhưng hình phạt cho hoạt động bán ngà voi tại Kenya, nơi việc buôn bán mặt hàng này bị cấm hoàn toàn, không đáng cho người ta liều lĩnh.”
Thế nhưng chuyện mua bán ngà vẫn xảy ra. Tiến sĩ Esmond Martin, thực hiện một cuộc điều tra về việc buôn lậu này cho Gia Đình Voi, một nhóm bảo tồn động vật của Anh, cho biết ngà được chuyển lậu ra khỏi nước dưới dạng thô. Sau đó ngà được đưa tới những cơ xưởng tại Trung Quốc để trạm khắc rồi mới công khai bán ra.
Vào năm 2008, tại hội nghị quốc tế về buôn bán động vật hoang dã, CITES, Trung Quốc đã được cho phép nhập ngà voi, sau khi chấp nhận thi hành cơ chế chứng nhận, qua đó, mỗi món hàng làm bằng ngà hợp pháp sẽ được gắn một thẻ nhận dạng chính thức.
Tiến sĩ Martin cho biết, vì việc cấm đoán được giải tỏa bớt, yêu cầu về ngà lại gia tăng tại Trung Quốc, và ông đã thấy nhiều loại hàng bằng ngà bất hợp pháp xuất hiện trên thị trường.
Theo những cuộc tìm hiểu riêng của ông, tiến sĩ Martin thấy số hàng bằng ngà được bán ra tại Trung Quốc gia tăng 50% kể từ năm 2004, và đa số không hề mang thẻ nhận dạng chính thức.
Kết quả trực tiếp là voi châu Phi ngày càng bị đe dọa hơn, như lời ông Martin:
“Trong những tháng gần đây, hoạt động săn trộm voi đã gia tăng tại nhiều nơi thuộc bắc Kenya, và do nhiều lý do gây ra, nhưng phần đông mọi người đều nghĩ là vì mức cầu về ngà tại Trung Quốc làm tăng giá ngà, và đơn giản là phần lớn số ngà buôn lậu đều đi sang Trung Quốc.”
Một phát ngôn nhân của tòa đại sứ Trung Quốc tại Nairobi từ chối nhận định về đề tài này.
Kenya được hưởng mức đầu tư lớn từ Trung Quốc trong những năm gần đây, vì Bắc Kinh nhìn về châu Phi để tìm kiếm khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc đã chi nhiều triệu đôla để phục hồi xa lộ ra vào thủ đô Kenya, cùng làm nhiều dự án trong đó có một bệnh viện mới.
Kenya đã bị thất thoát hơn 80% đàn voi trước khi có hội nghị CITES và một lệnh cấm được áp dụng vào năm 1989. Nhưng ông Onyango nói rằng từ lúc có lệnh cấm, số voi đã tăng lên hơn gấp đôi.
Nhưng ông cũng lo ngại, nới lỏng lệnh cấm buôn bán ngà voi, và với yêu cầu về ngà gia tăng tại Trung Quốc, sẽ lại dẫn đến hoạt động giết voi lậu thêm nữa.