Trung Quốc nhất quyết trấn át những người biểu tình ở Nội Mô
Posted: Tue May 31, 2011 9:08 am
VOA - World News
Hôm nay, giới hữu trách đã bố trí thêm cảnh sát tại các thành phố ở Nội Mông và công bố một lệnh giới nghiêm đối với học sinh, đồng thời cắt đứt các dịch vụ điện thoại.
Tại Bắc Kinh, các giới chức cho hay họ sẵn sàng đáp lại các yêu sách hợp lý của người biểu tình, nhưng cũng tuyên bố sẽ trấn áp mạnh tay những người gây rối.
Lời cảnh báo của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du được đưa ra sau nhiều ngày bất ổn xã hội và những lời hô hào đòi công lý của những người sắc tộc Mông Cổ.
Các cuộc biểu tình bùng ra sau cái chết của 2 người sắc tộc Mông Cổ hồi đầu tháng này trong những vụ xung đột với người Hán tộc Trung Quốc.
Bà Khương Du nói rằng nhà chức trách địa phương xử lý tình hình một cách mà bà mô tả là hết sức nghiêm túc. Bà nói các giới chức sẽ có phản ứng cấp thời với những yêu sách hợp pháp của người biểu tình nhưng sẽ vận dụng luật pháp để bảo vệ trật tự xã hội.
Bà Khương Du cũng quy trách cho các nhóm không nêu rõ tên ở nước ngoài là góp phần gây ra tình hình hiện nay.
Tuy các giới chức thường đổ lỗi cho người nước ngoài và những kẻ gây rối trong nước là kích động những vụ biểu tình như thế, các chuyên gia cho rằng cũng có những vấn đề kinh tế và xã hội đã góp phần vào tình hình bất ổn.
Nhà theo dõi tình hình Trung Quốc Joseph Cheung là Giáo sư môn Khoa học Chính trị tại trường Đại học Hong Kong.
Ông nói rằng các vấn đề ở Nội Mông, mà ông cho là một khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương hay xảy ra các biến động, phản ánh các bất mãn ngày càng tăng trong điều ông mô tả là xã hội chính mạch Trung Quốc.
Ông Cheung nhận định: “Sự cố này chắc chắn không phải là đơn lẻ. Nó phản ánh một tình hình hết sức nghiêm trọng mà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay, vẫn có rất nhiều người ở Trung Quốc có nhiều điều bất mãn và không hài lòng với hiện trạng, nhất là có liên quan đến khoảng cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, với tình hình khó khăn khi kiếm việc làm và với nhiều hình thức tham nhũng và bất công xã hội.”
Giáo sư Cheung nói tình hình căng thẳng đến mức bất kỳ một sự cố nhỏ nhoi nào cũng có tiềm năng dẫn đến các cuộc biểu tình ồ ạt ở quy mô lớn.
Sự cố dẫn đến các vụ biểu tình hiện thời dường như có liên quan đến tình hình bột phát về khai mỏ tại Mông Cổ, đã đem lại những lợi ích khổng lồ về kinh tế và khối người Hán tộc đổ xô đến vùng này.
Những người Mông Cổ ở địa phương đã chận một con đường để ngăn những người chở than lái xe qua các mảnh đất cho bò ăn cỏ của họ và một người chăn gia súc đã bị một xe tải cán chết.
Một cuộc giao tranh gây chết người đã bùng ra vài ngày sau tại công ty mỏ sau khi một nhóm người Mông Cổ đến khiếu nại. Một trong những người biểu tình được cho là bị một thợ mỏ Trung Quốc lái xe cần cẩu đâm chết.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng về tình hình căng thẳng sắc tộc đã có phản ứng mau chóng, và bắt giữ 2 người Trung Quốc rồi loan báo một phiên tòa xử tội sát nhân.
Bộ chính trị đầy thế lực của Trung Quốc đã họp hôm qua và nói rằng điều cấp thiết là chính phủ phải xoa dịu các căng thẳng xã hội và quảng bá sự công bằng.
Hôm nay, giới hữu trách đã bố trí thêm cảnh sát tại các thành phố ở Nội Mông và công bố một lệnh giới nghiêm đối với học sinh, đồng thời cắt đứt các dịch vụ điện thoại.
Tại Bắc Kinh, các giới chức cho hay họ sẵn sàng đáp lại các yêu sách hợp lý của người biểu tình, nhưng cũng tuyên bố sẽ trấn áp mạnh tay những người gây rối.
Lời cảnh báo của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Khương Du được đưa ra sau nhiều ngày bất ổn xã hội và những lời hô hào đòi công lý của những người sắc tộc Mông Cổ.
Các cuộc biểu tình bùng ra sau cái chết của 2 người sắc tộc Mông Cổ hồi đầu tháng này trong những vụ xung đột với người Hán tộc Trung Quốc.
Bà Khương Du nói rằng nhà chức trách địa phương xử lý tình hình một cách mà bà mô tả là hết sức nghiêm túc. Bà nói các giới chức sẽ có phản ứng cấp thời với những yêu sách hợp pháp của người biểu tình nhưng sẽ vận dụng luật pháp để bảo vệ trật tự xã hội.
Bà Khương Du cũng quy trách cho các nhóm không nêu rõ tên ở nước ngoài là góp phần gây ra tình hình hiện nay.
Tuy các giới chức thường đổ lỗi cho người nước ngoài và những kẻ gây rối trong nước là kích động những vụ biểu tình như thế, các chuyên gia cho rằng cũng có những vấn đề kinh tế và xã hội đã góp phần vào tình hình bất ổn.
Nhà theo dõi tình hình Trung Quốc Joseph Cheung là Giáo sư môn Khoa học Chính trị tại trường Đại học Hong Kong.
Ông nói rằng các vấn đề ở Nội Mông, mà ông cho là một khu vực sắc tộc nhạy cảm tương tự như Tây Tạng và Tân Cương hay xảy ra các biến động, phản ánh các bất mãn ngày càng tăng trong điều ông mô tả là xã hội chính mạch Trung Quốc.
Ông Cheung nhận định: “Sự cố này chắc chắn không phải là đơn lẻ. Nó phản ánh một tình hình hết sức nghiêm trọng mà trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nhanh chóng hiện nay, vẫn có rất nhiều người ở Trung Quốc có nhiều điều bất mãn và không hài lòng với hiện trạng, nhất là có liên quan đến khoảng cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn, với tình hình khó khăn khi kiếm việc làm và với nhiều hình thức tham nhũng và bất công xã hội.”
Giáo sư Cheung nói tình hình căng thẳng đến mức bất kỳ một sự cố nhỏ nhoi nào cũng có tiềm năng dẫn đến các cuộc biểu tình ồ ạt ở quy mô lớn.
Sự cố dẫn đến các vụ biểu tình hiện thời dường như có liên quan đến tình hình bột phát về khai mỏ tại Mông Cổ, đã đem lại những lợi ích khổng lồ về kinh tế và khối người Hán tộc đổ xô đến vùng này.
Những người Mông Cổ ở địa phương đã chận một con đường để ngăn những người chở than lái xe qua các mảnh đất cho bò ăn cỏ của họ và một người chăn gia súc đã bị một xe tải cán chết.
Một cuộc giao tranh gây chết người đã bùng ra vài ngày sau tại công ty mỏ sau khi một nhóm người Mông Cổ đến khiếu nại. Một trong những người biểu tình được cho là bị một thợ mỏ Trung Quốc lái xe cần cẩu đâm chết.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng về tình hình căng thẳng sắc tộc đã có phản ứng mau chóng, và bắt giữ 2 người Trung Quốc rồi loan báo một phiên tòa xử tội sát nhân.
Bộ chính trị đầy thế lực của Trung Quốc đã họp hôm qua và nói rằng điều cấp thiết là chính phủ phải xoa dịu các căng thẳng xã hội và quảng bá sự công bằng.