Các nước ven Ấn Độ Dương thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng t
Posted: Wed Oct 12, 2011 7:00 am
VOA - World News
Cuộc thao dượt hôm nay đánh dấu một tiến bộ đáng kể về khả năng của các quốc gia vùng Ấn Độ Dương trong việc phát hiện và ứng phó với động đất và sóng thần. Ông Stuart Weinstein, phó giám đốc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái bình dương của Hoa Kỳ ở Hawaii, nói rằng các trung tâm cảnh báo tham gia cuộc thao dượt ở Indonesia, Ấn Độ và Australia mới được thành lập sau khi xảy ra trận sóng thần kinh hoàng giết chết hơn 200,000 người ở 12 quốc gia hồi năm 2004.
Ông Weinstein nói: "Khi trận đại địa chấn Sumatra xảy ra năm 2004 khu vực Ấn Độ Dương không có khả năng để ứng phó với nguy cơ sóng thần. Trên cơ bản khu vực này khi đó không có trung tâm cảnh báo nào cả và đó là một trong những lý do làm cho số thương vong lên cao như vậy.
Ông Weinstein cho biết từ đó tới nay những mạng lưới mới của các trạm địa chấn đặt trên đất liền, những thiết bị thăm dò dưới biển sâu và các trung tâm cảnh báo đã được thiết lập trên khắp khu vực."
Cuộc thao dượt - được thực hiện với sự hỗ trợ của Ủy ban Liên Chính phủ về Đại dương học của tổ chức UNESCO, mô phỏng trận sóng thần năm 2004. Hoạt động này bắt đầu với một cơn địa chấn giả tưởng xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra, làm phát sinh một cơn sóng thần ảo băng qua Ấn Độ Dương trong vòng 12 giờ đồng hồ. Cuộc thao dượt bao gồm những hoạt động di tản của các cộng đồng ven biển ở nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và Malaysia.
Lần này, các thông báo về sóng thần được truyền qua các trung tâm cảnh báo địa phương trong khu vực để kiểm tra xem hệ thống mới hoạt động có hiệu quả tới mức nào.
Hệ thống Cảnh báo Sóng thần Ấn Độ Dương thay thế một hệ thống tạm vốn được Hoa Kỳ và Nhật Bản thiết lập không bao lâu sau trậnm sóng thần 2004.
Ông Weinstein cho biết hệ thống mới có thể cung cấp những thông tin chính xác hơn về thời gian mà sóng thần sẽ ập vào một nơi nào đó và về vấn đề là sóng biển sẽ cao thấp ra sao tùy theo tình trạng của những vùng khác nhau trên đường đi của sóng thần.
Ông Weinstein nói tiếp: "Các nước sẽ nhìn vào những sản phẩm này và họ sẽ nghiên cứu và tìm giải đáp cho các câu hỏi như 'Phải chăng chúng ta đang có một mối nguy lớn. Phải chăng sóng thần sẽ cao hơn 3 mét?' Nếu cao hơn 3 mét thì chắc chắn là quí vị phải lo di tản dân chúng."
Các giới chức UNESCO cho biết phải mất nhiều tuần lễ để có được kết quả đánh giá đầy đủ về cuộc thao dượt hôm nay. Nếu thành công, Hệ thống Cảnh báo Sóng thần Ấn Độ Dương sẽ nhận lãnh vai trò chính trong công tác cảnh báo sóng thần của khu vực này.
Cuộc thao dượt hôm nay đánh dấu một tiến bộ đáng kể về khả năng của các quốc gia vùng Ấn Độ Dương trong việc phát hiện và ứng phó với động đất và sóng thần. Ông Stuart Weinstein, phó giám đốc Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái bình dương của Hoa Kỳ ở Hawaii, nói rằng các trung tâm cảnh báo tham gia cuộc thao dượt ở Indonesia, Ấn Độ và Australia mới được thành lập sau khi xảy ra trận sóng thần kinh hoàng giết chết hơn 200,000 người ở 12 quốc gia hồi năm 2004.
Ông Weinstein nói: "Khi trận đại địa chấn Sumatra xảy ra năm 2004 khu vực Ấn Độ Dương không có khả năng để ứng phó với nguy cơ sóng thần. Trên cơ bản khu vực này khi đó không có trung tâm cảnh báo nào cả và đó là một trong những lý do làm cho số thương vong lên cao như vậy.
Ông Weinstein cho biết từ đó tới nay những mạng lưới mới của các trạm địa chấn đặt trên đất liền, những thiết bị thăm dò dưới biển sâu và các trung tâm cảnh báo đã được thiết lập trên khắp khu vực."
Cuộc thao dượt - được thực hiện với sự hỗ trợ của Ủy ban Liên Chính phủ về Đại dương học của tổ chức UNESCO, mô phỏng trận sóng thần năm 2004. Hoạt động này bắt đầu với một cơn địa chấn giả tưởng xảy ra ở ngoài khơi đảo Sumatra, làm phát sinh một cơn sóng thần ảo băng qua Ấn Độ Dương trong vòng 12 giờ đồng hồ. Cuộc thao dượt bao gồm những hoạt động di tản của các cộng đồng ven biển ở nhiều nước, trong đó có Ấn Độ và Malaysia.
Lần này, các thông báo về sóng thần được truyền qua các trung tâm cảnh báo địa phương trong khu vực để kiểm tra xem hệ thống mới hoạt động có hiệu quả tới mức nào.
Hệ thống Cảnh báo Sóng thần Ấn Độ Dương thay thế một hệ thống tạm vốn được Hoa Kỳ và Nhật Bản thiết lập không bao lâu sau trậnm sóng thần 2004.
Ông Weinstein cho biết hệ thống mới có thể cung cấp những thông tin chính xác hơn về thời gian mà sóng thần sẽ ập vào một nơi nào đó và về vấn đề là sóng biển sẽ cao thấp ra sao tùy theo tình trạng của những vùng khác nhau trên đường đi của sóng thần.
Ông Weinstein nói tiếp: "Các nước sẽ nhìn vào những sản phẩm này và họ sẽ nghiên cứu và tìm giải đáp cho các câu hỏi như 'Phải chăng chúng ta đang có một mối nguy lớn. Phải chăng sóng thần sẽ cao hơn 3 mét?' Nếu cao hơn 3 mét thì chắc chắn là quí vị phải lo di tản dân chúng."
Các giới chức UNESCO cho biết phải mất nhiều tuần lễ để có được kết quả đánh giá đầy đủ về cuộc thao dượt hôm nay. Nếu thành công, Hệ thống Cảnh báo Sóng thần Ấn Độ Dương sẽ nhận lãnh vai trò chính trong công tác cảnh báo sóng thần của khu vực này.