Nga, Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết về Syria
Posted: Wed Oct 05, 2011 7:03 am
VOA - World News
Hội đồng bao gồm 15 thành viên đã rơi vào thế bế tắc trong nhiều tháng về khả năng áp đặt biện pháp chế tài đối với chính phủ Assad vì việc chính quyền này đáp trả các cuộc biểu tình.
Bốn quốc gia châu Âu bảo trợ nghị quyết cho biết họ đã phải hết sức giảm nhẹ độ gay gắt của nội dung dự thảo nhằm đạt sự đồng thuận. Rốt cuộc, nghị quyết chỉ gợi ý một cách mơ hồ về khả năng áp đặt các biện pháp chế tài trong tương lai nếu Syria không tuân thủ. Đại sứ Anh Mark Lyall Grant cho hay đã tìm cách giải quyết các mối quan ngại của các thành viên khác trong hội đồng.
Ông Grant cho biết: “Chúng tôi đã gạt bỏ các biện pháp chế tài, nhưng vẫn không được một số ít chấp nhận. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên từ bỏ bạo lực và chủ nghĩa cực đoan, nhưng vẫn không được chấp thuận. Chúng tôi loại bỏ mọi ý tưởng rằng các biện pháp chế tài tự động sẽ được áp dụng trong vòng 30 ngày nếu chính quyền không tuân thủ; nhưng vẫn không được chấp thuận. Bằng việc đề cập tới điều 41 của hiến chương LHQ, chúng tôi nói rõ rằng bất kỳ biện pháp nào khác cũng sẽ không mang tính chất quân sự; nhưng vẫn không được chấp thuận.”
Ông Grant nói rằng nội dung nghị quyết được đưa ra biểu quyết không hàm chứa bất kỳ điều gì mà bất kỳ thành viên nào cảm thấy cần phải phản đối.
Đại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói cuộc bỏ phiếu cho người dân Syria thấy thành viên nào trong Hội đồng Bảo an ủng hộ lòng khao khát tự do và nhân quyền của họ, và thành viên nào không ủng hộ.
Bà Rice nói: “Trong thời kỳ nhiều đổi thay này, người dân Trung Đông giờ có thể thấy rõ quốc gia nào quyết định phớt lờ lời kêu gọi đòi dân chủ của họ, và thay vì thế lại hậu thuẫn cho những kẻ độc tài tàn bạo và tuyệt vọng. Những ai phản đối nghị quyết này và bao che cho chế độ tàn bạo sẽ phải trả lời cho dân chúng Syria, và thực ra là cho dân chúng ở khắp khu vực đang theo đuổi các khát vọng chung như thế.”
Sau cuộc biểu quyết, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói với các phóng viên rằng những lời cáo buộc của một số thành viên hội đồng cho rằng Moscow hậu thuẫn chế độ Bashar al-Assad vì đã cản trở nghị quyết, là không đúng.
Ông Churkin nói: “Chúng tôi hoàn toàn không ủng hộ chế độ Bashar al-Assad. Chúng tôi nói chuyện với chính quyền Damascus bằng giọng điệu rất mạnh mẽ, yêu cầu họ thực thi những điều cần làm nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi không bè cánh với bất kỳ ai ở Damascus. Chúng tôi đứng về phía người dân Syria bởi vì chúng tôi hiểu ước vọng của người dân Syria, và chúng tôi biết rằng không chỉ có những người tìm cách lật đổ chính phủ mà còn có những người, mà người ta cho là đa số, muốn chứng kiến một sự thay đổi hòa bình.”
Ông Churkin cũng lặp lại quan ngại rằng nếu được thông qua, nghị quyết do châu Âu bảo trợ có thể sẽ mở đường cho một sự can thiệp tương tự như ở Libya, nơi hội đồng đã cho phép tiến hành các cuộc không kích nhắm vào quân lực và các cơ sở quân sự của ông Gadhafi.
Trong khi đó, đại sứ Rice bác bỏ điều đó là một ‘mưu mẹo rẻ tiền của những ai muốn bán vũ khí cho chính quyền Syria hơn là sát cánh với người dân Syria’.
Đại sứ Churkin nói rằng cáo buộc của Đại sứ Hoa Kỳ không đúng sự thật, đồng thời nói rằng Nga đã chịu tổn thất về kinh tế trước cả khi lệnh cấm vận vũ khí và các biện pháp chế tài khác được áp dụng. Chính phủ Nga đã có quan hệ chặt chẽ với Damascus kể từ nhiều thập kỷ trước, từ thời còn tồn tại Liên bang Xô Viết.
Sự phủ quyết của Trung Quốc có phần chắc là một sự thể hiện tình đoàn kết với Nga vì hai quốc gia này thường hậu thuẫn nhau trong hội đồng. Lần cuối cùng hai bên cùng vận dụng quyền phủ quyết là vào tháng Bảy năm 2008, khi cả hai nước phản đối các biện pháp chế tài nhắm vào chính quyền Zimbabwe dưới sự lãnh đạo của ông Robert Mugabe.
Sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Syria Bashar Ja’afari cáo buộc các nước phương Tây nhắm mục tiêu vào chính phủ nước ông vì có quan điểm chính trị trái với phương Tây.
LHQ cho biết khoảng 2.700 người Syria đã thiệt mạng trong gần 7 tháng diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Hội đồng bao gồm 15 thành viên đã rơi vào thế bế tắc trong nhiều tháng về khả năng áp đặt biện pháp chế tài đối với chính phủ Assad vì việc chính quyền này đáp trả các cuộc biểu tình.
Bốn quốc gia châu Âu bảo trợ nghị quyết cho biết họ đã phải hết sức giảm nhẹ độ gay gắt của nội dung dự thảo nhằm đạt sự đồng thuận. Rốt cuộc, nghị quyết chỉ gợi ý một cách mơ hồ về khả năng áp đặt các biện pháp chế tài trong tương lai nếu Syria không tuân thủ. Đại sứ Anh Mark Lyall Grant cho hay đã tìm cách giải quyết các mối quan ngại của các thành viên khác trong hội đồng.
Ông Grant cho biết: “Chúng tôi đã gạt bỏ các biện pháp chế tài, nhưng vẫn không được một số ít chấp nhận. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên từ bỏ bạo lực và chủ nghĩa cực đoan, nhưng vẫn không được chấp thuận. Chúng tôi loại bỏ mọi ý tưởng rằng các biện pháp chế tài tự động sẽ được áp dụng trong vòng 30 ngày nếu chính quyền không tuân thủ; nhưng vẫn không được chấp thuận. Bằng việc đề cập tới điều 41 của hiến chương LHQ, chúng tôi nói rõ rằng bất kỳ biện pháp nào khác cũng sẽ không mang tính chất quân sự; nhưng vẫn không được chấp thuận.”
Ông Grant nói rằng nội dung nghị quyết được đưa ra biểu quyết không hàm chứa bất kỳ điều gì mà bất kỳ thành viên nào cảm thấy cần phải phản đối.
Đại sứ Hoa Kỳ Susan Rice nói cuộc bỏ phiếu cho người dân Syria thấy thành viên nào trong Hội đồng Bảo an ủng hộ lòng khao khát tự do và nhân quyền của họ, và thành viên nào không ủng hộ.
Bà Rice nói: “Trong thời kỳ nhiều đổi thay này, người dân Trung Đông giờ có thể thấy rõ quốc gia nào quyết định phớt lờ lời kêu gọi đòi dân chủ của họ, và thay vì thế lại hậu thuẫn cho những kẻ độc tài tàn bạo và tuyệt vọng. Những ai phản đối nghị quyết này và bao che cho chế độ tàn bạo sẽ phải trả lời cho dân chúng Syria, và thực ra là cho dân chúng ở khắp khu vực đang theo đuổi các khát vọng chung như thế.”
Sau cuộc biểu quyết, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói với các phóng viên rằng những lời cáo buộc của một số thành viên hội đồng cho rằng Moscow hậu thuẫn chế độ Bashar al-Assad vì đã cản trở nghị quyết, là không đúng.
Ông Churkin nói: “Chúng tôi hoàn toàn không ủng hộ chế độ Bashar al-Assad. Chúng tôi nói chuyện với chính quyền Damascus bằng giọng điệu rất mạnh mẽ, yêu cầu họ thực thi những điều cần làm nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Chúng tôi tin chắc rằng chúng tôi không bè cánh với bất kỳ ai ở Damascus. Chúng tôi đứng về phía người dân Syria bởi vì chúng tôi hiểu ước vọng của người dân Syria, và chúng tôi biết rằng không chỉ có những người tìm cách lật đổ chính phủ mà còn có những người, mà người ta cho là đa số, muốn chứng kiến một sự thay đổi hòa bình.”
Ông Churkin cũng lặp lại quan ngại rằng nếu được thông qua, nghị quyết do châu Âu bảo trợ có thể sẽ mở đường cho một sự can thiệp tương tự như ở Libya, nơi hội đồng đã cho phép tiến hành các cuộc không kích nhắm vào quân lực và các cơ sở quân sự của ông Gadhafi.
Trong khi đó, đại sứ Rice bác bỏ điều đó là một ‘mưu mẹo rẻ tiền của những ai muốn bán vũ khí cho chính quyền Syria hơn là sát cánh với người dân Syria’.
Đại sứ Churkin nói rằng cáo buộc của Đại sứ Hoa Kỳ không đúng sự thật, đồng thời nói rằng Nga đã chịu tổn thất về kinh tế trước cả khi lệnh cấm vận vũ khí và các biện pháp chế tài khác được áp dụng. Chính phủ Nga đã có quan hệ chặt chẽ với Damascus kể từ nhiều thập kỷ trước, từ thời còn tồn tại Liên bang Xô Viết.
Sự phủ quyết của Trung Quốc có phần chắc là một sự thể hiện tình đoàn kết với Nga vì hai quốc gia này thường hậu thuẫn nhau trong hội đồng. Lần cuối cùng hai bên cùng vận dụng quyền phủ quyết là vào tháng Bảy năm 2008, khi cả hai nước phản đối các biện pháp chế tài nhắm vào chính quyền Zimbabwe dưới sự lãnh đạo của ông Robert Mugabe.
Sau cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Syria Bashar Ja’afari cáo buộc các nước phương Tây nhắm mục tiêu vào chính phủ nước ông vì có quan điểm chính trị trái với phương Tây.
LHQ cho biết khoảng 2.700 người Syria đã thiệt mạng trong gần 7 tháng diễn ra các cuộc biểu tình chống chính phủ.