Chủ tịch đảng cầm quyền Nam Triều Tiên thăm chớp nhoáng miền
Posted: Fri Sep 30, 2011 7:34 am
VOA - World News
Một số giới chức Nam Triều Tiên nói chuyến thăm kéo dài nửa ngày tới khu công nghiệp Kaesong của một chính trị gia chủ chốt mang ý nghĩa quan trọng.
Chủ tịch Đảng Quốc đại Hong Joon-pyo đã tới thăm khu nhà xưởng nằm ở phía bắc biên giới. Khu công nghiệp này là biểu tượng còn lại cuối cùng của mối bang giao liên Triều, đã trở nên băng giá sau khi Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak lên nắm quyền cách đây 3 năm.
Sau khi từ Bắc Triều Tiên trở về ngày hôm nay, chủ tịch Đảng Quốc đại Hong Joon-pyo đã nói chuyện với các phóng viên.
Ông Hong nói rằng khu công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ kinh tế và hợp tác hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Ông cho biết dù ông không gặp gỡ bất kỳ giới chức Bắc Triều Tiên nào, ông vẫn tin rằng Bình Nhưỡng hiểu rằng chính phủ Nam Triều Tiên đang đổ nhiều công sức vào dự án này.
Ông Hong nói rằng chuyến thăm giúp ông hiểu về các khó khăn mà các công ty Nam Triều Tiên vấp phải tại khu công nghiệp chung này.
Khu công nghiệp Kaesong hiện thuê gần 50.000 nhân công Bắc Triều Tiên làm việc cho 120 công ty Nam Triều Tiên. Họ sản xuất quần áo, đồng hồ, các vật dụng gia đình và sản phẩm khác. Dự án này được coi là một trong số ít các nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho miền Bắc nghèo khó.
Hai miền Triều Tiên hiện không có quan hệ ngoại giao. Căng thăng tăng cao kể từ hai cuộc tấn công gây tử vong nhắm vào miền Nam hồi năm ngoái mà Seoul đổ lỗi cho miền Bắc.
Bình Nhưỡng nhiều lần bác bỏ đã tiến hành vụ tấn công bằng ngư lôi nhắm vào một tàu hải quân Nam Triều Tiên. Chính quyền miền Bắc nói vụ thứ hai thực hiện bằng đạn pháo nhắm vào một hòn đảo nằm ở tiền phương là một hành động tự vệ nhằm đáp trả việc các lực lượng Nam Triều Tiên bắn vào khu vực lãnh hải tranh chấp trong một cuộc diễn tập quân sự.
Nhưng Nam Triều Tiên gần đây đã đề nghị cung cấp lương thực cứu trợ khẩn cấp cho miền Bắc. Nước này cũng cho phép các tổ chức tôn giáo tới thăm Bắc Triều Tiên.
Nhà sư Phật giáo Jung In-sung là một trong các thủ lĩnh tôn giáo tới Bắc Triều Tiên trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày kết thúc vào thứ Bảy tuần trước.
Ông Jung nói rằng ông muốn chứng kiến thêm các giới chức chính phủ, các chính trị gia và các nhân vật tôn giáo tiến hành các chuyến thăm tương tự.
Ông nói chúng sẽ mang lại lợi ích cho mối quan hệ liên Triều căng thẳng và nói rằng các giới chức cấp cao ông tiếp kiến ở Bình Nhưỡng dường như tán thành mối bang giao.
Ông Jung và 6 nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã gặp ông Kim Yong-nam, giới chức đứng đầu quốc hội Bắc Triều Tiên.
Các chuyến thăm diễn ra giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán sáu bên nhằm chấp dứt các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã bị ngưng trệ bấy lâu nay, có thể sớm tái tục.
Đặc sứ hai miền Triều Tiên tuần trước đã gặp nhau ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa hai bên trong vòng hai tháng.
Các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên, có sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga, đã không được tổ chức trong gần 3 năm qua.
Một số giới chức Nam Triều Tiên nói chuyến thăm kéo dài nửa ngày tới khu công nghiệp Kaesong của một chính trị gia chủ chốt mang ý nghĩa quan trọng.
Chủ tịch Đảng Quốc đại Hong Joon-pyo đã tới thăm khu nhà xưởng nằm ở phía bắc biên giới. Khu công nghiệp này là biểu tượng còn lại cuối cùng của mối bang giao liên Triều, đã trở nên băng giá sau khi Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak lên nắm quyền cách đây 3 năm.
Sau khi từ Bắc Triều Tiên trở về ngày hôm nay, chủ tịch Đảng Quốc đại Hong Joon-pyo đã nói chuyện với các phóng viên.
Ông Hong nói rằng khu công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ kinh tế và hợp tác hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Ông cho biết dù ông không gặp gỡ bất kỳ giới chức Bắc Triều Tiên nào, ông vẫn tin rằng Bình Nhưỡng hiểu rằng chính phủ Nam Triều Tiên đang đổ nhiều công sức vào dự án này.
Ông Hong nói rằng chuyến thăm giúp ông hiểu về các khó khăn mà các công ty Nam Triều Tiên vấp phải tại khu công nghiệp chung này.
Khu công nghiệp Kaesong hiện thuê gần 50.000 nhân công Bắc Triều Tiên làm việc cho 120 công ty Nam Triều Tiên. Họ sản xuất quần áo, đồng hồ, các vật dụng gia đình và sản phẩm khác. Dự án này được coi là một trong số ít các nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho miền Bắc nghèo khó.
Hai miền Triều Tiên hiện không có quan hệ ngoại giao. Căng thăng tăng cao kể từ hai cuộc tấn công gây tử vong nhắm vào miền Nam hồi năm ngoái mà Seoul đổ lỗi cho miền Bắc.
Bình Nhưỡng nhiều lần bác bỏ đã tiến hành vụ tấn công bằng ngư lôi nhắm vào một tàu hải quân Nam Triều Tiên. Chính quyền miền Bắc nói vụ thứ hai thực hiện bằng đạn pháo nhắm vào một hòn đảo nằm ở tiền phương là một hành động tự vệ nhằm đáp trả việc các lực lượng Nam Triều Tiên bắn vào khu vực lãnh hải tranh chấp trong một cuộc diễn tập quân sự.
Nhưng Nam Triều Tiên gần đây đã đề nghị cung cấp lương thực cứu trợ khẩn cấp cho miền Bắc. Nước này cũng cho phép các tổ chức tôn giáo tới thăm Bắc Triều Tiên.
Nhà sư Phật giáo Jung In-sung là một trong các thủ lĩnh tôn giáo tới Bắc Triều Tiên trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày kết thúc vào thứ Bảy tuần trước.
Ông Jung nói rằng ông muốn chứng kiến thêm các giới chức chính phủ, các chính trị gia và các nhân vật tôn giáo tiến hành các chuyến thăm tương tự.
Ông nói chúng sẽ mang lại lợi ích cho mối quan hệ liên Triều căng thẳng và nói rằng các giới chức cấp cao ông tiếp kiến ở Bình Nhưỡng dường như tán thành mối bang giao.
Ông Jung và 6 nhà lãnh đạo tôn giáo khác đã gặp ông Kim Yong-nam, giới chức đứng đầu quốc hội Bắc Triều Tiên.
Các chuyến thăm diễn ra giữa lúc có nhiều dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán sáu bên nhằm chấp dứt các chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã bị ngưng trệ bấy lâu nay, có thể sớm tái tục.
Đặc sứ hai miền Triều Tiên tuần trước đã gặp nhau ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa hai bên trong vòng hai tháng.
Các cuộc đàm phán hạt nhân 6 bên, có sự tham gia của hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga, đã không được tổ chức trong gần 3 năm qua.