Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận nghị quyết mới về Syria
Posted: Thu Sep 29, 2011 7:09 am
VOA - World News
Từ nhiều tháng, Hội đồng Bảo an đã không thể đạt được một thỏa thuận về một nghị quyết mạnh mẽ có liên quan đến tình hình ở Syria, nơi chính phủ đã trấn át những người biểu tình chống đối. Liên Hiệp Quốc cho hay khoảng 2700 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi giữa tháng 3.
Vấn đề chế tài đã là điểm gai góc chính, vì Nga, Ấn Độ, và các nước khác trong Hội đồng chống lại việc áp đặt các biện pháp chế tài đối với Damascus.
Các cố gắng trước đó nhằm đạt được một nghị quyết đã chấm dứt hồi tháng 8 với một tuyên bố của chủ tịch hội đồng, nhưng không có sức mạnh như một nghị quyết.
Tuần này, 4 nước thành viên châu Âu trong Hội đồng là Anh, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha đã phổ biến một dự thảo nghị quyết được hiệu đính đe dọa chế tài chỉ trong trường hợp các cải cách và các biện pháp khác không được thực thi. Các nhà ngoại giao tỏ ý hy vọng sẽ đưa dự thảo nghị quyết này ra bỏ phiếu ngay vào ngày mai.
Đại sứ Pháp Gérard Araud nói với các phóng viên rằng văn bản mới của các nước châu Âu là một sự dung hòa lớn.
Ông Araud nói: “Chúng tôi thực sự muốn dung hòa. Văn bản mà chúng tôi đề xuất không có các biện pháp chế tài, mà theo quan điểm của chúng tôi là một bước rất quan trọng. Vì thế tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ đạt được một thỏa hiệp với tất cả các thành viên trong Hội đồng.”
Trước đó trong ngày hôm qua, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói với các phóng viên rằng dự thảo của châu Aâu là “một sự nối tiếp của chính sách thay đổi chế độ đã được tuyên bố công khai” của một số thành viên trong Hội đồng, và theo quan điểm của Moscow, thì bản dự thảo này khuyến khích “các thành phần phá hoại” trong phe đối lập ở Syria tiếp tục bạo động. Ông Churkin nói Nga đã đề xuất trước Hội đồng một bản dự thảo đã hiệu đính của bản nghị quyết trước đó của Nga.
Đến chiều tối, sau khi tất cả 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an đã họp để thảo luận 2 văn bản được đề xuất, ông Churkin tỏ ra lạc quan rằng có thể đạt được một thỏa hiệp, và nói rằng các bên ắt hẳn sẽ có thể tìm ra một quan điểm chung.
Ông Churkin nói: “Điểm chính yếu là không bỏ qua hai mục tiêu là ngăn chặn bạo lực ngay tức thời và dọn đường cho một tiến trình chính trị dẫn đến các cải cách và đưa đến một tình hình thỏa đáng cho dân chúng ở Syria.”
Đại sứ Syria Bashar Ja’afari ở bên ngoài Hội đồng Bảo an trong lúc diễn ra cuộc họp kín. Ông nói với các phóng viên rằng dự thảo của châu Aâu, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, có mục đích tránh né vấn đề xin được làm thành viên thực thụ của Liên Hiệp Quốc, mà Palestine đã đệ trình hồi tuần trước.
Ông Ja’afari nói: “Tập trung vào vấn đề Palestine không có lợi cho Hoa Kỳ và phía châu Âu; đó là lý do vì sao họ cần phải tập trung vào một vấn đề nào khác. Đây là một cách để đánh lạc hướng.”
Ông Ja’afari nói tình hình ở Syria đang cải thiện và rằng chính phủ đang nắm toàn quyền kiểm soát đất nước, ngoại trừ “một vài điểm nhỏ” ở thành phố Homs. Ông nói thêm rằng trong vài ngày nữa, một ủy ban mới sẽ được thành lập để duyệt lại hiến pháp, và cũng nói rằng chính phủ “đang đi đúng hướng.”
Đại sứ Syria nói chính phủ ông không cần sự can thiệp ở bên ngoài trong việc thực thi các cải cách, và muốn Hội đồng Bảo an khuyến khích các thành viên của phe đối lập tham gia một cuộc đối thoại toàn quốc thay vì chuyển đi các thông điệp tiêu cực rằng các hành động của họ được sự bảo vệ của quốc tế.
Từ nhiều tháng, Hội đồng Bảo an đã không thể đạt được một thỏa thuận về một nghị quyết mạnh mẽ có liên quan đến tình hình ở Syria, nơi chính phủ đã trấn át những người biểu tình chống đối. Liên Hiệp Quốc cho hay khoảng 2700 người đã thiệt mạng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu hồi giữa tháng 3.
Vấn đề chế tài đã là điểm gai góc chính, vì Nga, Ấn Độ, và các nước khác trong Hội đồng chống lại việc áp đặt các biện pháp chế tài đối với Damascus.
Các cố gắng trước đó nhằm đạt được một nghị quyết đã chấm dứt hồi tháng 8 với một tuyên bố của chủ tịch hội đồng, nhưng không có sức mạnh như một nghị quyết.
Tuần này, 4 nước thành viên châu Âu trong Hội đồng là Anh, Pháp, Đức và Bồ Đào Nha đã phổ biến một dự thảo nghị quyết được hiệu đính đe dọa chế tài chỉ trong trường hợp các cải cách và các biện pháp khác không được thực thi. Các nhà ngoại giao tỏ ý hy vọng sẽ đưa dự thảo nghị quyết này ra bỏ phiếu ngay vào ngày mai.
Đại sứ Pháp Gérard Araud nói với các phóng viên rằng văn bản mới của các nước châu Âu là một sự dung hòa lớn.
Ông Araud nói: “Chúng tôi thực sự muốn dung hòa. Văn bản mà chúng tôi đề xuất không có các biện pháp chế tài, mà theo quan điểm của chúng tôi là một bước rất quan trọng. Vì thế tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ đạt được một thỏa hiệp với tất cả các thành viên trong Hội đồng.”
Trước đó trong ngày hôm qua, Đại sứ Nga Vitaly Churkin nói với các phóng viên rằng dự thảo của châu Aâu là “một sự nối tiếp của chính sách thay đổi chế độ đã được tuyên bố công khai” của một số thành viên trong Hội đồng, và theo quan điểm của Moscow, thì bản dự thảo này khuyến khích “các thành phần phá hoại” trong phe đối lập ở Syria tiếp tục bạo động. Ông Churkin nói Nga đã đề xuất trước Hội đồng một bản dự thảo đã hiệu đính của bản nghị quyết trước đó của Nga.
Đến chiều tối, sau khi tất cả 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an đã họp để thảo luận 2 văn bản được đề xuất, ông Churkin tỏ ra lạc quan rằng có thể đạt được một thỏa hiệp, và nói rằng các bên ắt hẳn sẽ có thể tìm ra một quan điểm chung.
Ông Churkin nói: “Điểm chính yếu là không bỏ qua hai mục tiêu là ngăn chặn bạo lực ngay tức thời và dọn đường cho một tiến trình chính trị dẫn đến các cải cách và đưa đến một tình hình thỏa đáng cho dân chúng ở Syria.”
Đại sứ Syria Bashar Ja’afari ở bên ngoài Hội đồng Bảo an trong lúc diễn ra cuộc họp kín. Ông nói với các phóng viên rằng dự thảo của châu Aâu, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, có mục đích tránh né vấn đề xin được làm thành viên thực thụ của Liên Hiệp Quốc, mà Palestine đã đệ trình hồi tuần trước.
Ông Ja’afari nói: “Tập trung vào vấn đề Palestine không có lợi cho Hoa Kỳ và phía châu Âu; đó là lý do vì sao họ cần phải tập trung vào một vấn đề nào khác. Đây là một cách để đánh lạc hướng.”
Ông Ja’afari nói tình hình ở Syria đang cải thiện và rằng chính phủ đang nắm toàn quyền kiểm soát đất nước, ngoại trừ “một vài điểm nhỏ” ở thành phố Homs. Ông nói thêm rằng trong vài ngày nữa, một ủy ban mới sẽ được thành lập để duyệt lại hiến pháp, và cũng nói rằng chính phủ “đang đi đúng hướng.”
Đại sứ Syria nói chính phủ ông không cần sự can thiệp ở bên ngoài trong việc thực thi các cải cách, và muốn Hội đồng Bảo an khuyến khích các thành viên của phe đối lập tham gia một cuộc đối thoại toàn quốc thay vì chuyển đi các thông điệp tiêu cực rằng các hành động của họ được sự bảo vệ của quốc tế.