Hy Lạp có thể nhận được tiền cứu nguy
Posted: Wed Sep 28, 2011 6:49 am
VOA - World News
Thời gian đã gần cạn để Hy Lạp nhận thêm các ngân khoản cứu nguy nhằm ngăn tránh việc không trả được nợ. Nhưng người ta cũng trông đợi các chính phủ Châu Âu rút cục sẽ đáp lại những lời kêu gọi thực hiện các biện pháp lớn hơn và mạnh dạn hơn để giải quyết vụ khủng hoảng tài chính lây lan tại 17 quốc gia cùng sử dụng đồng euro.
Trong những ngày sắp tới, các giới chức của châu Aâu và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế sẽ đánh giá tiến bộ của Hy Lạp hướng tới việc thúc đẩy các biện pháp kiệm ước để đổi lấy thêm các ngân khoản. Các chuyên gia phân tích và thị trường cũng đang tập trung chú ý vào Đức, nền kinh tế lớn nhất thế giới, nơi ngày càng có nhiều sự chống đối về việc cứu nguy cho Hy Lạp và các nước khác bị rơi vào tình trạng nợ nần.
Nhưng có nhiều hy vọng là Quốc hội Đức sẽ tán thành việc mở rộng quỹ cứu nguy của Liên Hiệp Châu Âu trong một cuộc biểu quyết quan trọng vào ngày mai.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự ủng hộ của Đức, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã mở các cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Đức Angela Merkel hồi hôm qua. Ông Papandreou cũng kêu gọi giúp đỡ trong một bài phát biểu với các công nghiệp Đức.
Ông Papandreou nói: “Cuộc khủng hoảng này phải đoàn kết chúng ta lại để làm cho Châu Âu vững mạnh hơn, một Châu Âu tôn trọng các ước nguyện chung của người dân. Tôi tin tưởng rằng Hy Lạp sẽ trải qua sự chuyển biến nổi bật giống như ở Đức hồi đầu thập niên 1990. Điều chúng tôi đang làm chẳng khác nào sự tái sinh của một quốc gia.”
Tin tức cho thấy một kế hoạch lớn hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nần đang được phác thảo. Nhưng các giới chức Châu Âu đã dập tắt các kỳ vọng đó. Và một số các chính phủ trong khu vực sử dụng đồng euro vẫn chưa phê chuẩn một quyết định hồi tháng 7 nhằm mở rộng quỹ cứu nguy mà họ cần phải làm trong vòng vài tuần lễ.
Cho dù họ có làm như vậy thì các chuyên gia như ông Simon Tilford, thuộc Trung tâm Cải cách Châu Âu ở London, cho rằng quỹ mở rộng cũng sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề nợ nầu trong những nền kinh tế lớn hơn, như Italia chẳng hạn.
Ông Tilford nói: “Tôi nghĩ rằng, ở giai đoạn này, thì họ hãy còn ở đằng xa. Rõ ràng họ cần phải đồng ý với những gì họ đã đăng ký hồi tháng 7. Nhưng chưa có dấu hiệu gì cho thấy đã đến gần được chỗ ngăn cản vụ khủng hoảng trở nên sâu xa hơn và có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát."
Hoa Kỳ và các nước khác ngày càng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ nần của Châu Âu sẽ có những hậu quả sâu rộng. Tổng thống Barack Obama và chính quyền của ông đã hối thúc các nhà lãnh đạo Châu Âu có biện pháp cứng rắn hơn.
Tổng thống Obama nói: “Họ chưa hoàn toàn khôi phục được sau vụ khủng hoảng năm 2007 và chưa hề hoàn toàn ứng phó được với tất cả các thách thức mà hệ thống ngân hàng của họ phải đối diện. Tình trạng nay còn phức tạp hơn với những vì đã xảy ra tại Hy Lạp. Vì thế mà họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khiến thế giới lo ngại.”
Nhấn mạnh đến mối quan ngại quốc tế, bộ trưởng tài chính Nhật Bản đã đề nghị chính phủ có thể giúp trong việc cứu nguy Hy Lạp - nếu như các nhà lãnh đạo Châu Âu phác thảo một kế hoạch giúp trấn an các thị trường.
Thời gian đã gần cạn để Hy Lạp nhận thêm các ngân khoản cứu nguy nhằm ngăn tránh việc không trả được nợ. Nhưng người ta cũng trông đợi các chính phủ Châu Âu rút cục sẽ đáp lại những lời kêu gọi thực hiện các biện pháp lớn hơn và mạnh dạn hơn để giải quyết vụ khủng hoảng tài chính lây lan tại 17 quốc gia cùng sử dụng đồng euro.
Trong những ngày sắp tới, các giới chức của châu Aâu và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế sẽ đánh giá tiến bộ của Hy Lạp hướng tới việc thúc đẩy các biện pháp kiệm ước để đổi lấy thêm các ngân khoản. Các chuyên gia phân tích và thị trường cũng đang tập trung chú ý vào Đức, nền kinh tế lớn nhất thế giới, nơi ngày càng có nhiều sự chống đối về việc cứu nguy cho Hy Lạp và các nước khác bị rơi vào tình trạng nợ nần.
Nhưng có nhiều hy vọng là Quốc hội Đức sẽ tán thành việc mở rộng quỹ cứu nguy của Liên Hiệp Châu Âu trong một cuộc biểu quyết quan trọng vào ngày mai.
Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự ủng hộ của Đức, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã mở các cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Đức Angela Merkel hồi hôm qua. Ông Papandreou cũng kêu gọi giúp đỡ trong một bài phát biểu với các công nghiệp Đức.
Ông Papandreou nói: “Cuộc khủng hoảng này phải đoàn kết chúng ta lại để làm cho Châu Âu vững mạnh hơn, một Châu Âu tôn trọng các ước nguyện chung của người dân. Tôi tin tưởng rằng Hy Lạp sẽ trải qua sự chuyển biến nổi bật giống như ở Đức hồi đầu thập niên 1990. Điều chúng tôi đang làm chẳng khác nào sự tái sinh của một quốc gia.”
Tin tức cho thấy một kế hoạch lớn hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nần đang được phác thảo. Nhưng các giới chức Châu Âu đã dập tắt các kỳ vọng đó. Và một số các chính phủ trong khu vực sử dụng đồng euro vẫn chưa phê chuẩn một quyết định hồi tháng 7 nhằm mở rộng quỹ cứu nguy mà họ cần phải làm trong vòng vài tuần lễ.
Cho dù họ có làm như vậy thì các chuyên gia như ông Simon Tilford, thuộc Trung tâm Cải cách Châu Âu ở London, cho rằng quỹ mở rộng cũng sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề nợ nầu trong những nền kinh tế lớn hơn, như Italia chẳng hạn.
Ông Tilford nói: “Tôi nghĩ rằng, ở giai đoạn này, thì họ hãy còn ở đằng xa. Rõ ràng họ cần phải đồng ý với những gì họ đã đăng ký hồi tháng 7. Nhưng chưa có dấu hiệu gì cho thấy đã đến gần được chỗ ngăn cản vụ khủng hoảng trở nên sâu xa hơn và có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát."
Hoa Kỳ và các nước khác ngày càng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ nần của Châu Âu sẽ có những hậu quả sâu rộng. Tổng thống Barack Obama và chính quyền của ông đã hối thúc các nhà lãnh đạo Châu Âu có biện pháp cứng rắn hơn.
Tổng thống Obama nói: “Họ chưa hoàn toàn khôi phục được sau vụ khủng hoảng năm 2007 và chưa hề hoàn toàn ứng phó được với tất cả các thách thức mà hệ thống ngân hàng của họ phải đối diện. Tình trạng nay còn phức tạp hơn với những vì đã xảy ra tại Hy Lạp. Vì thế mà họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khiến thế giới lo ngại.”
Nhấn mạnh đến mối quan ngại quốc tế, bộ trưởng tài chính Nhật Bản đã đề nghị chính phủ có thể giúp trong việc cứu nguy Hy Lạp - nếu như các nhà lãnh đạo Châu Âu phác thảo một kế hoạch giúp trấn an các thị trường.