Hoa Kỳ cáo buộc Pakistan xuất khẩu bạo lực sang Afghanistan
Posted: Fri Sep 23, 2011 10:32 am
VOA - World News
Tương lai của mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan đã nêu ra nhiều nghi vấn hơn vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị rút bớt sự hiện diện của binh sĩ ở Afghanistan.
Mối bang giao đã trở nên căng thẳng hơn sau vụ triệt hạ trùm khủng bố Osama bin Laden trên đất Pakistan hồi đầu năm nay, một lần nữa lại tụt dốc mạnh, với những lời cáo buộc của các giới chức cấp cao Hoa Kỳ cho rằng Pakistan đồng lõa trong các vụ tấn công hồi gần đây ở Afghanistan.
Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm qua, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen nói rằng ông lấy làm lo ngại về sự kiện mạng lưới Haqqani và các nhóm cực đoan khác được phép hoạt động ở Pakistan mà không bị trừng phạt gì.
Ông cho rằng cơ quan Tình báo Liên vụ của Pakistan, còn gọi tắt là ISI, đã hỗ trợ cho vụ đánh bom xe tải của các tay hoạt Haqqani nhắm vào một căn cứ của NATO vào ngày 10 tháng 9, gây thương tích cho 77 binh sĩ Hoa Kỳ, và vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Kabul hai ngày sau đó.
Đô đốc Mullen nói các liên hệ của mạng lưới Haqqani với chính phủ Pakistan rất sâu xa:
“Cụ thể là mạng lưới Haqqani hoạt động như là một cánh tay thực sự của cơ quan tình báo nội vụ Pakistan.”
Đô đốc Mullen cũng nói ông tin rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục hợp tác hợp tác với Islamabad. Ông đã họp nhiều lần với đối tác phía Pakistan. Nhưng ông cảnh báo rằng mối quan hệ đó cũng như tương lai của Pakistan có thể lâm nguy nếu nước này tiếp tục hỗ trợ cho các phần tử cực đoan:
Ðô đốc Mullen nói: “Qua việc xuất khẩu bạo lực, họ đã làm xói mòn an ninh nội địa cũng như vị thế của họ trong khu vực. Họ đã làm tổn hại tới uy tín của họ trong khu vực và đe dọa đến phúc lợi kinh tế. Chỉ có cách quyết tâm phá vỡ chính sách này mới có thể mở đường cho một tương lai tốt đẹp cho Pakistan.”
Ông Mullen ra điều trần cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, là người đã nói với các vị thượng nghị sĩ rằng sự hiện diện của những nơi ẩn náu an toàn ở Pakistan đã tạo cho các phần tử nổi dậy các lợi thế mà bọn chúng đã mất đi nếu không có những nơi này.
Bộ trưởng Panetta nói: “Chúng ta không thể cho phép các phần tử khủng bố có nơi ẩn náu an toàn mà từ đó chúng mở các cuộc tấn công và giết hại lực lượng của chúng ta. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra, và chúng ta cần phải gây áp lực buộc Pakistan phải thực thi phần vụ của mình để đối đầu với vấn đề đó.”
Chuyên gia phân tích Michael O'Hanlon thuộc Viện Brookings gọi các lời cáo buộc Pakistan là một diễn biến rất bất ngờ và là một dấu hiệu chứng tỏ sự bất bình của Hoa Kỳ đối với Pakistan đã lên đến cực điểm.
Ông O'Hanlon nói: “Tôi nghĩ rằng Pakistan sẽ chỉ cần thức tỉnh và đối mặt với thực tế rằng sự thể này không phù hợp với một mối bang giao đang có với Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ cung cấp 3 tỷ rưỡi đôla viện trợ hàng năm. Pakistan có thể cảm thấy họ được bảo vệ chống lại một phản ứng của Mỹ bởi vì chúng ta cần đến lãnh thổ của họ để đưa tiếp liệu, và ở một mức độ nào đó, điều này có lẽ cũng đúng. Đó là lý do vì sao mà mức độ viện trợ không bị cắt đứt, nhưng tôi cho rằng sự kiện đó cùng với nhiều thứ khác nữa đang gặp nguy cơ trước thẩm định thẳng thắn này.”
Chính phủ Pakistan bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng họ đang hỗ trợ các phần tử khủng bố, và nói rằng họ đang hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại các phần tử chủ chiến trong vùng. Bộ trưởng nội vụ Pakistan nói mạng lưới Haqqani không hoạt động ở Pakistan.
Một ngày sau khi đô đốc Mullen đưa ra những cáo giác vừa kể, Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani mô tả mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan là đang vấp phải nhiều khó khăn.
Hôm nay, bàn về Hoa Kỳ, ông Gilani tuyên bố rằng “họ không thể sống với chúng ta, mà họ cũng không thể sống mà không có chúng ta.”
Ông Gilani là giới chức mới nhất lên tiếng đả kích Hoa Kỳ sau khi Ðô đốc Mullen đưa ra các nhận định hồi hôm qua.
Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar nói Hoa Kỳ không có đủ điều kiện để tách rời Pakistan. Bà nói làm như thế sẽ “gây tổn hại” cho Hoa Kỳ. Các nhận định của bà Khar được phổ biến hôm nay tại Pakistan.
Tương lai của mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan đã nêu ra nhiều nghi vấn hơn vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị rút bớt sự hiện diện của binh sĩ ở Afghanistan.
Mối bang giao đã trở nên căng thẳng hơn sau vụ triệt hạ trùm khủng bố Osama bin Laden trên đất Pakistan hồi đầu năm nay, một lần nữa lại tụt dốc mạnh, với những lời cáo buộc của các giới chức cấp cao Hoa Kỳ cho rằng Pakistan đồng lõa trong các vụ tấn công hồi gần đây ở Afghanistan.
Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm qua, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen nói rằng ông lấy làm lo ngại về sự kiện mạng lưới Haqqani và các nhóm cực đoan khác được phép hoạt động ở Pakistan mà không bị trừng phạt gì.
Ông cho rằng cơ quan Tình báo Liên vụ của Pakistan, còn gọi tắt là ISI, đã hỗ trợ cho vụ đánh bom xe tải của các tay hoạt Haqqani nhắm vào một căn cứ của NATO vào ngày 10 tháng 9, gây thương tích cho 77 binh sĩ Hoa Kỳ, và vụ tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Kabul hai ngày sau đó.
Đô đốc Mullen nói các liên hệ của mạng lưới Haqqani với chính phủ Pakistan rất sâu xa:
“Cụ thể là mạng lưới Haqqani hoạt động như là một cánh tay thực sự của cơ quan tình báo nội vụ Pakistan.”
Đô đốc Mullen cũng nói ông tin rằng Hoa Kỳ nên tiếp tục hợp tác hợp tác với Islamabad. Ông đã họp nhiều lần với đối tác phía Pakistan. Nhưng ông cảnh báo rằng mối quan hệ đó cũng như tương lai của Pakistan có thể lâm nguy nếu nước này tiếp tục hỗ trợ cho các phần tử cực đoan:
Ðô đốc Mullen nói: “Qua việc xuất khẩu bạo lực, họ đã làm xói mòn an ninh nội địa cũng như vị thế của họ trong khu vực. Họ đã làm tổn hại tới uy tín của họ trong khu vực và đe dọa đến phúc lợi kinh tế. Chỉ có cách quyết tâm phá vỡ chính sách này mới có thể mở đường cho một tương lai tốt đẹp cho Pakistan.”
Ông Mullen ra điều trần cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, là người đã nói với các vị thượng nghị sĩ rằng sự hiện diện của những nơi ẩn náu an toàn ở Pakistan đã tạo cho các phần tử nổi dậy các lợi thế mà bọn chúng đã mất đi nếu không có những nơi này.
Bộ trưởng Panetta nói: “Chúng ta không thể cho phép các phần tử khủng bố có nơi ẩn náu an toàn mà từ đó chúng mở các cuộc tấn công và giết hại lực lượng của chúng ta. Chúng ta không thể để điều đó xảy ra, và chúng ta cần phải gây áp lực buộc Pakistan phải thực thi phần vụ của mình để đối đầu với vấn đề đó.”
Chuyên gia phân tích Michael O'Hanlon thuộc Viện Brookings gọi các lời cáo buộc Pakistan là một diễn biến rất bất ngờ và là một dấu hiệu chứng tỏ sự bất bình của Hoa Kỳ đối với Pakistan đã lên đến cực điểm.
Ông O'Hanlon nói: “Tôi nghĩ rằng Pakistan sẽ chỉ cần thức tỉnh và đối mặt với thực tế rằng sự thể này không phù hợp với một mối bang giao đang có với Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ cung cấp 3 tỷ rưỡi đôla viện trợ hàng năm. Pakistan có thể cảm thấy họ được bảo vệ chống lại một phản ứng của Mỹ bởi vì chúng ta cần đến lãnh thổ của họ để đưa tiếp liệu, và ở một mức độ nào đó, điều này có lẽ cũng đúng. Đó là lý do vì sao mà mức độ viện trợ không bị cắt đứt, nhưng tôi cho rằng sự kiện đó cùng với nhiều thứ khác nữa đang gặp nguy cơ trước thẩm định thẳng thắn này.”
Chính phủ Pakistan bác bỏ các cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng họ đang hỗ trợ các phần tử khủng bố, và nói rằng họ đang hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại các phần tử chủ chiến trong vùng. Bộ trưởng nội vụ Pakistan nói mạng lưới Haqqani không hoạt động ở Pakistan.
Một ngày sau khi đô đốc Mullen đưa ra những cáo giác vừa kể, Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani mô tả mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Pakistan là đang vấp phải nhiều khó khăn.
Hôm nay, bàn về Hoa Kỳ, ông Gilani tuyên bố rằng “họ không thể sống với chúng ta, mà họ cũng không thể sống mà không có chúng ta.”
Ông Gilani là giới chức mới nhất lên tiếng đả kích Hoa Kỳ sau khi Ðô đốc Mullen đưa ra các nhận định hồi hôm qua.
Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar nói Hoa Kỳ không có đủ điều kiện để tách rời Pakistan. Bà nói làm như thế sẽ “gây tổn hại” cho Hoa Kỳ. Các nhận định của bà Khar được phổ biến hôm nay tại Pakistan.