Tù nhân Bắc Triều Tiên sống sót điều trần trước Ủy ban Quốc
Posted: Wed Sep 21, 2011 7:02 am
VOA - World News
Chủ tịch tiểu ban Ngoại vụ Hạ viện về châu Phi, Sức khỏe toàn cầu và Nhân quyền, dân biểu Chris Smith của đảng Cộng hòa, đã chào mừng hai phụ nữ đến để rọi một tia sáng vào số phận của các tù nhân chính trị ở Bắc Triều Tiên.
Dân biểu Smith cho biết bà Kim Young Soon và bà Kim Hye Sook, cả hai đều sống sót sau những nỗi gian truân cực kỳ ở các trại tù lao cải của Bắc Triều Tiên, đã từ Nam Triều Tiên đến tận đây để chia sẻ kinh nghiệm với tiểu ban của ông.
Dân biểu Smith nói cuộc điều trần của hai người tù sống sót này có giá trị đặc biệt bởi lẽ Bắc Triều Tiên khép kín đối với thế giới bên ngoài đến mức nước này thường tránh né được mọi sự xem xét.
Bà Kim Hye Sook nói với tiểu ban về việc lực lượng an ninh Bắc Triều Tiên đã đến nhà bà như thế nào vào năm 1975, lúc bà mới có 13 tuổi, lôi kéo bà và gia đình vào một trại tù, nơi bà đã trải qua suốt 28 năm sau đó.
Bà Kim Hye Sook nói bà không biết làm thế nào để bắt đầu mô tả có tới bao nhiêu người đã đau khổ và chết vì đói khát trong trại tù, và có bao nhiêu người đã bị giết hại vô cớ vì không tuân theo lời nhà cầm quyền hay không chứng tỏ sự hối cải và đã bị xử bắn.
Bà Kim Hye Sook còn cho biết một trong các quy định của trại tù là các tù nhân không được phép biết lý do vì sao họ bị bỏ tù. Bà nói tất cả những người trưởng thành đều bị buộc làm việc trong các mỏ than từ sáng sớm đến chiều tối, và phải lo lấy phần lương thực, đôi khi chỉ là một thứ cháo nấu bằng cỏ hay vỏ cây. Bà nói bà đã phải chịu đói từ ngày đến trại và thèm khát một bát cơm trắng. Bà đã mắc bệnh phổi trong các mỏ than và mất chồng và anh trong trại tù. Khi bà được thả và đi qua Trung Quốc bà nói bà trở thành nạn nhân của bọn buôn người và mua bán tính dục, và đã bị bán nhiều lần. Nay bà đang sinh sống ở Nam Triều Tiên.
Nhân chứng thứ hai, bà Kim Young Soon, cũng đưa ra một bản điều trần đầy xúc động về những năm bà đã trải qua trong trại tù.
Bà Kim Young Soon tóm tắt là bà chỉ muốn nói rằng các trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên là một nơi mà các tù nhân ăn bất cứ thứ gì bay được, bò được hay mọc ngoài đồng ruộng.
Bà Kim Young Soon là một vũ công trẻ khi bà nói rằng bà bị bắt vào trại tù vì đã biết về các tình nhân của lãnh tụ Kim Jong Il. Trong số 8 người thân trong gia đình lúc ban đầu, chỉ còn có 2 người sống sót, kể cả chính bà. Bà Kim Young Soon nay sống ở Nam Triều Tiên và là Phó chủ tịch của Ủy ban vận động cho việc Dân chủ hóa Bắc Triều Tiên.
Một nhân chứng khác tại cuộc điều trần là bà Suzanne Scholte thuộc Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Bà nói các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush của Hoa Kỳ đã phạm phải sai lầm là tập trung vào chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà không dành đủ sự chú tâm vào tình trạng nhân quyền ở đất nước cộng sản này. Bà kêu gọi Tổng thống Barack Obama hãy lên tiếng nói về các vụ vi phậm nhân quyền của Bình Nhưỡng.
Bà Scholte cho rằng ta phải nói rằng “Chúng tôi sẽ dành cho Bắc Triều Tiên số viện trợ mà họ cần đến để dân chúng khỏi bị đói khát, nhưng chúng tôi muốn biết rõ số viện trợ được tiêu thụ ra sao.” Theo bà, chúng ta phải nói về sự kiện chúng ta muốn giúp đỡ dân chúng, muốn cải thiện các điều kiện ở Bắc Triều Tiên. Chúng ta muốn thấy Hội chữ thập đỏ Quốc tế có thể vào thăm các trại tù chính trị.
Bà Scholte nói các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thao túng rất hữu hiệu các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của họ. Bà kêu gọi Hoa Kỳ và các nước khác tiếp xúc trực tiếp với người dân Bắc Triều Tiên qua các chương trình phát thanh và công khai nói về các vụ vi phạm nhân quyền và các trại tù ở Bắc Triều Tiên.
Chủ tịch tiểu ban Ngoại vụ Hạ viện về châu Phi, Sức khỏe toàn cầu và Nhân quyền, dân biểu Chris Smith của đảng Cộng hòa, đã chào mừng hai phụ nữ đến để rọi một tia sáng vào số phận của các tù nhân chính trị ở Bắc Triều Tiên.
Dân biểu Smith cho biết bà Kim Young Soon và bà Kim Hye Sook, cả hai đều sống sót sau những nỗi gian truân cực kỳ ở các trại tù lao cải của Bắc Triều Tiên, đã từ Nam Triều Tiên đến tận đây để chia sẻ kinh nghiệm với tiểu ban của ông.
Dân biểu Smith nói cuộc điều trần của hai người tù sống sót này có giá trị đặc biệt bởi lẽ Bắc Triều Tiên khép kín đối với thế giới bên ngoài đến mức nước này thường tránh né được mọi sự xem xét.
Bà Kim Hye Sook nói với tiểu ban về việc lực lượng an ninh Bắc Triều Tiên đã đến nhà bà như thế nào vào năm 1975, lúc bà mới có 13 tuổi, lôi kéo bà và gia đình vào một trại tù, nơi bà đã trải qua suốt 28 năm sau đó.
Bà Kim Hye Sook nói bà không biết làm thế nào để bắt đầu mô tả có tới bao nhiêu người đã đau khổ và chết vì đói khát trong trại tù, và có bao nhiêu người đã bị giết hại vô cớ vì không tuân theo lời nhà cầm quyền hay không chứng tỏ sự hối cải và đã bị xử bắn.
Bà Kim Hye Sook còn cho biết một trong các quy định của trại tù là các tù nhân không được phép biết lý do vì sao họ bị bỏ tù. Bà nói tất cả những người trưởng thành đều bị buộc làm việc trong các mỏ than từ sáng sớm đến chiều tối, và phải lo lấy phần lương thực, đôi khi chỉ là một thứ cháo nấu bằng cỏ hay vỏ cây. Bà nói bà đã phải chịu đói từ ngày đến trại và thèm khát một bát cơm trắng. Bà đã mắc bệnh phổi trong các mỏ than và mất chồng và anh trong trại tù. Khi bà được thả và đi qua Trung Quốc bà nói bà trở thành nạn nhân của bọn buôn người và mua bán tính dục, và đã bị bán nhiều lần. Nay bà đang sinh sống ở Nam Triều Tiên.
Nhân chứng thứ hai, bà Kim Young Soon, cũng đưa ra một bản điều trần đầy xúc động về những năm bà đã trải qua trong trại tù.
Bà Kim Young Soon tóm tắt là bà chỉ muốn nói rằng các trại tù chính trị ở Bắc Triều Tiên là một nơi mà các tù nhân ăn bất cứ thứ gì bay được, bò được hay mọc ngoài đồng ruộng.
Bà Kim Young Soon là một vũ công trẻ khi bà nói rằng bà bị bắt vào trại tù vì đã biết về các tình nhân của lãnh tụ Kim Jong Il. Trong số 8 người thân trong gia đình lúc ban đầu, chỉ còn có 2 người sống sót, kể cả chính bà. Bà Kim Young Soon nay sống ở Nam Triều Tiên và là Phó chủ tịch của Ủy ban vận động cho việc Dân chủ hóa Bắc Triều Tiên.
Một nhân chứng khác tại cuộc điều trần là bà Suzanne Scholte thuộc Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Bà nói các cựu Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush của Hoa Kỳ đã phạm phải sai lầm là tập trung vào chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà không dành đủ sự chú tâm vào tình trạng nhân quyền ở đất nước cộng sản này. Bà kêu gọi Tổng thống Barack Obama hãy lên tiếng nói về các vụ vi phậm nhân quyền của Bình Nhưỡng.
Bà Scholte cho rằng ta phải nói rằng “Chúng tôi sẽ dành cho Bắc Triều Tiên số viện trợ mà họ cần đến để dân chúng khỏi bị đói khát, nhưng chúng tôi muốn biết rõ số viện trợ được tiêu thụ ra sao.” Theo bà, chúng ta phải nói về sự kiện chúng ta muốn giúp đỡ dân chúng, muốn cải thiện các điều kiện ở Bắc Triều Tiên. Chúng ta muốn thấy Hội chữ thập đỏ Quốc tế có thể vào thăm các trại tù chính trị.
Bà Scholte nói các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã thao túng rất hữu hiệu các cuộc đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân của họ. Bà kêu gọi Hoa Kỳ và các nước khác tiếp xúc trực tiếp với người dân Bắc Triều Tiên qua các chương trình phát thanh và công khai nói về các vụ vi phạm nhân quyền và các trại tù ở Bắc Triều Tiên.