Hoa Kỳ hoan nghênh liên minh đối lập Syria
Posted: Thu Sep 15, 2011 5:17 pm
VOA - World News
Chính quyền Tổng thống Obama, một tháng trước đây đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, đang hoan nghênh việc thành lập liên minh đối lập, một liên minh đã tuyên bố mục đích là lật đổ chính phủ Syria.
Kết thúc 4 ngày họp tại Istanbul, tổ chức gồm những người chống đối chính phủ Assad thuộc nhiều thành phần khác nhau, cho biết đã chọn Hội Đồng Quốc gia với 140 thành viên, chừng một nửa là những người hoạt động tranh đấu ở trong nước và sẽ không công bố tên tuổi.
Một phát ngôn viên cho nhóm này, ông Basma Kadmani, một người Syria sống lưu vong tại Pháp, nói rằng hội đồng muốn thấy chính phủ Assad sụp đổ trong vòng 6 tháng và thành lập một chính quyền chuyển tiếp.
Cuộc họp tại Istanbul đánh dấu 6 tháng ngày bắt đầu cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Tại một cuộc họp báo ở Hoa Kỳ, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mark Toner không so sánh nhóm này với Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc gia thay thế chính phủ của ông Gadhafi tại Libya. Nhưng ông Toner khẳng định là Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực thống nhất của phe đối lập Syria, ngay cả, theo lời ông, khi chính phủ Damascus tiếp tục truy lùng, đàn áp và giết hại những người chống đối.
Ông nói: "Chúng tôi hoan nghênhh những nỗ lực này. Chúng tôi trông đợi phe đối lập củng cố mạnh hơn khi họ đồng ý được về những điều như cơ cấu lãnh đạo thống nhất, xây dựng sự đồng thuận, và đưa ra một viễn kiến cho tương lai của Syria, kết hợp pháp quyền, chính phủ do nhân dân đồng ý bầu lên, và quyền bình đẳng, cũng như những cơ hội kinh tế cho tất cả các công dân Syria.”
Ông Toner cho biết Hoa Kỳ duy trì liên lạc với một loạt nhiều nhân vật đối lập của Syria trong nước cũng như ngoài nước, nhưng vai trò của Hoa Kỳ không phải là ra lệnh hay chỉ thị cho những hành động và chính sách của họ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã họp tại Washingotn với một phái đoàn người Mỹ gốc Syria và những người lưu vong chống đối chính phủ Syria. 2 tuần sau đó Tổng thống Barack Obama lên án Tổng thống Assad đã có hành động “tàn bạo dữ dội” nhắm vào những người biểu tình đòi dân chủ, nói rằng đã đến lúc ông nên từ chức.
Chính quyền Obama đã áp đặt lệnh chế tài nhắm vào hơn 30 giới chức chính phủ Syria, trong số này có cả Tổng thống Asad. Hoa Kỳ cấm nhập khẩu xăng dầu và khí đốt của Syria, và phong tỏa tất cả những tài sản của chính phủ Syria trong phạm vi tài phán của Hoa Kỳ.
Vào thứ Năm, Bộ Ngoại giao đã tăng cường những cảnh báo du hành đến Syria.
Nêu lên tình hình chính trị dao động tại đó, Bộ Ngoại giao khuyến nghị các công dân Mỹ tại Syria hãy rời khỏi nước này ngay tức khắc trong lúc vẫn còn những chuyến bay thương mại.
Bộ cũng khuyến nghị những người dân Mỹ khác hãy hoãn lại những chuyến đi đến nước này.
Trước đây trong năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho những ai không phải là nhân viên cơ bản của Đại sứ quán và gia đình họ phải rời khỏi Syria. Nhưng Ðại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford vẫn ở lại nhiệm sở.
Các giới chức tại Washington cho biết ông có rất ít tiếp xúc với các giới chức cao cấp của Syria, nhưng ông sẽ gặp gỡ những thành viên của xã hội dân sự, và khi nào có thể, với những nhà hoạt động tranh đấu đối lập.
Chính quyền Tổng thống Obama, một tháng trước đây đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức, đang hoan nghênh việc thành lập liên minh đối lập, một liên minh đã tuyên bố mục đích là lật đổ chính phủ Syria.
Kết thúc 4 ngày họp tại Istanbul, tổ chức gồm những người chống đối chính phủ Assad thuộc nhiều thành phần khác nhau, cho biết đã chọn Hội Đồng Quốc gia với 140 thành viên, chừng một nửa là những người hoạt động tranh đấu ở trong nước và sẽ không công bố tên tuổi.
Một phát ngôn viên cho nhóm này, ông Basma Kadmani, một người Syria sống lưu vong tại Pháp, nói rằng hội đồng muốn thấy chính phủ Assad sụp đổ trong vòng 6 tháng và thành lập một chính quyền chuyển tiếp.
Cuộc họp tại Istanbul đánh dấu 6 tháng ngày bắt đầu cuộc nổi dậy chống chính phủ Syria.
Tại một cuộc họp báo ở Hoa Kỳ, phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mark Toner không so sánh nhóm này với Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc gia thay thế chính phủ của ông Gadhafi tại Libya. Nhưng ông Toner khẳng định là Hoa Kỳ hoan nghênh nỗ lực thống nhất của phe đối lập Syria, ngay cả, theo lời ông, khi chính phủ Damascus tiếp tục truy lùng, đàn áp và giết hại những người chống đối.
Ông nói: "Chúng tôi hoan nghênhh những nỗ lực này. Chúng tôi trông đợi phe đối lập củng cố mạnh hơn khi họ đồng ý được về những điều như cơ cấu lãnh đạo thống nhất, xây dựng sự đồng thuận, và đưa ra một viễn kiến cho tương lai của Syria, kết hợp pháp quyền, chính phủ do nhân dân đồng ý bầu lên, và quyền bình đẳng, cũng như những cơ hội kinh tế cho tất cả các công dân Syria.”
Ông Toner cho biết Hoa Kỳ duy trì liên lạc với một loạt nhiều nhân vật đối lập của Syria trong nước cũng như ngoài nước, nhưng vai trò của Hoa Kỳ không phải là ra lệnh hay chỉ thị cho những hành động và chính sách của họ.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã họp tại Washingotn với một phái đoàn người Mỹ gốc Syria và những người lưu vong chống đối chính phủ Syria. 2 tuần sau đó Tổng thống Barack Obama lên án Tổng thống Assad đã có hành động “tàn bạo dữ dội” nhắm vào những người biểu tình đòi dân chủ, nói rằng đã đến lúc ông nên từ chức.
Chính quyền Obama đã áp đặt lệnh chế tài nhắm vào hơn 30 giới chức chính phủ Syria, trong số này có cả Tổng thống Asad. Hoa Kỳ cấm nhập khẩu xăng dầu và khí đốt của Syria, và phong tỏa tất cả những tài sản của chính phủ Syria trong phạm vi tài phán của Hoa Kỳ.
Vào thứ Năm, Bộ Ngoại giao đã tăng cường những cảnh báo du hành đến Syria.
Nêu lên tình hình chính trị dao động tại đó, Bộ Ngoại giao khuyến nghị các công dân Mỹ tại Syria hãy rời khỏi nước này ngay tức khắc trong lúc vẫn còn những chuyến bay thương mại.
Bộ cũng khuyến nghị những người dân Mỹ khác hãy hoãn lại những chuyến đi đến nước này.
Trước đây trong năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra lệnh cho những ai không phải là nhân viên cơ bản của Đại sứ quán và gia đình họ phải rời khỏi Syria. Nhưng Ðại sứ Mỹ tại Syria, ông Robert Ford vẫn ở lại nhiệm sở.
Các giới chức tại Washington cho biết ông có rất ít tiếp xúc với các giới chức cao cấp của Syria, nhưng ông sẽ gặp gỡ những thành viên của xã hội dân sự, và khi nào có thể, với những nhà hoạt động tranh đấu đối lập.