Miến Điện: Bà Suu Kyi vẫn đang chờ đợi dân chủ
Posted: Tue Sep 13, 2011 1:22 pm
VOA - World News
Theo bà Aung San Suu Kyi, mặc dù đã có bầu cử năm 2010, Miến Điện vẫn chưa phải là một quốc gia dân chủ, và rằng bà muốn giúp quốc gia thiết lập những định chế dân chủ vững mạnh.
Chính phủ do phe quân nhân công khai cầm quyền cùng với chính sách cai trị cứng rắn đã được thay thế bằng chính quyền mà ngoài mặt do dân sự nắm giữ trong khuôn khổ của điều mà phe quân nhân mô tả là bản lộ đồ tiến tới dân chủ.
Nhưng cuộc bầu cử bị khắp nơi lên án là một trò bịp bợm đề ra để củng cố quyền lực của giới quân nhân cầm quyền và các cựu sỹ quan quân đội vẫn khống chế chính phủ mang tiếng là dân sự này.
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình tại Rangoon hôm thứ Ba, bà Suu Kyi nói với ban Miến ngữ của đài VOA rằng cần phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị để Miến Điện trở thành một quốc gia dân chủ.
Bà nói: "Tôi không cho là quí vị có thể tách biệt các thành phần riêng rẽ khác nhau trong tiến trình đi tới dân chủ. Chung cuộc, việc trả tự do cho các tù nhân là MỘT trong những mục tiêu để tìm cách dân chủ hóa quốc gia chúng ta. Vì vậy tôi không nghĩ là quí vị cần tách biệt, và rằng tôi nghĩ là quí vị không nên đặt chuyện tách biệt các tù nhân chính trị ra một bên làm điều kiện để mở thảo luận. Bằng cách đối thoại với nhau và bằng cách xem đâu là các dị biệt để giải quyết, điều đó có thể giúp chúng ta gia tốc việc trả tự do cho các tù nhân chính trị."
Các tổ chức nhân quyền nói rằng có hơn 2.000 tù nhân chính trị tại Miến Điện, và rằng chưa có thay đổi đáng kể nào kể từ khi có cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, cuộc bầu cử đầu tiên trong vòng 20 năm.
Mặc đầu Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh cho Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử lần trước năm 1990, phe quân nhân không chịu từ bỏ quyền bính.
Nhưng đã có một vài dấu hiệu lạc quan nho nhỏ ở nước này, như chấm dứt lệnh quản chế nhắm vào bà Aung San Suu Kyi chỉ mấy ngày sau bầu cử.
Gần đây nhất, chính phủ đã nới lỏng đôi chút quyền kiểm soát gắt gao đối với truyền thông và cho phép báo chí nước ngoài tiếp cận với Miến Điện.
Vào tháng Tám, Tổng thống Thein Sein, từng là một cựu tướng lãnh, đã hội kiến với bà Aung San Suu Kyi, và cả hai đều cho biết các cuộc thảo luận diễn ra trong bầu không khí thân thiện.
Ông còn ngỏ lời mời các chính trị gia lưu vong trở về Miến để giúp xây dựng quốc gia, mặc dù ít nhất một ký giả bất đồng chính kiến đã nghe theo đề nghị đó bị bắt giữ và thẩm vấn ngay khi trở về.
Bà Aung San Suu Kyi nói với ban Miến ngữ của đài VOA rằng nếu các chính trị gia lưu vong chọn trở về Miến Điện thì đấy là quyết định của cá nhân họ, nhưng bà lưu ý rằng các quyền tự do chính trị của họ sẽ không được rộng rãi như khi họ ở nước ngoài.
Bà nói: "Họ phải quyết định xem họ có muốn trở về hay không trong tình huống như vậy. Đối với những người muốn tham gia vào tiến trình chính trị của quốc gia,thì họ phải quyết định là họ có muốn tham gia vào tiến trình chính trị theo một lối trong đó có thể làm được ở đây, tại nước Miến, hay là theo lối mà họ đã được hành sử trong suốt những năm ở nước ngoài. Chắc chắn những điều kiện tại Miến Điện sẽ không giống như ở nước ngoài."
Mới mấy ngày trước, bà Aung San Suu Kyi đã hội kiến với đặc sứ Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Miến Điện, ông Derek Mitchell. Ông Mitchell cũng đã gặp gỡ các giới chức chính phủ Miến và thảo luận về những điều kiện cần thiết để Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận kinh tế.
Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương khác đã hạn chế giao thương với Miến điện vì thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này.
Bà Aung San Suu Kyi nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng chỉ nên hủy bỏ cấm vận một khi mà tình thế tại nước này có thay đổi. Bà cũng khuyến nghị các quốc gia tây phương viện trợ hãy chú trọng vào y tế và giáo dục, những lãnh vực mà theo bà vẫn còn rất thấp kém ở Miến Điện.
Theo bà Aung San Suu Kyi, mặc dù đã có bầu cử năm 2010, Miến Điện vẫn chưa phải là một quốc gia dân chủ, và rằng bà muốn giúp quốc gia thiết lập những định chế dân chủ vững mạnh.
Chính phủ do phe quân nhân công khai cầm quyền cùng với chính sách cai trị cứng rắn đã được thay thế bằng chính quyền mà ngoài mặt do dân sự nắm giữ trong khuôn khổ của điều mà phe quân nhân mô tả là bản lộ đồ tiến tới dân chủ.
Nhưng cuộc bầu cử bị khắp nơi lên án là một trò bịp bợm đề ra để củng cố quyền lực của giới quân nhân cầm quyền và các cựu sỹ quan quân đội vẫn khống chế chính phủ mang tiếng là dân sự này.
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình tại Rangoon hôm thứ Ba, bà Suu Kyi nói với ban Miến ngữ của đài VOA rằng cần phải trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị để Miến Điện trở thành một quốc gia dân chủ.
Bà nói: "Tôi không cho là quí vị có thể tách biệt các thành phần riêng rẽ khác nhau trong tiến trình đi tới dân chủ. Chung cuộc, việc trả tự do cho các tù nhân là MỘT trong những mục tiêu để tìm cách dân chủ hóa quốc gia chúng ta. Vì vậy tôi không nghĩ là quí vị cần tách biệt, và rằng tôi nghĩ là quí vị không nên đặt chuyện tách biệt các tù nhân chính trị ra một bên làm điều kiện để mở thảo luận. Bằng cách đối thoại với nhau và bằng cách xem đâu là các dị biệt để giải quyết, điều đó có thể giúp chúng ta gia tốc việc trả tự do cho các tù nhân chính trị."
Các tổ chức nhân quyền nói rằng có hơn 2.000 tù nhân chính trị tại Miến Điện, và rằng chưa có thay đổi đáng kể nào kể từ khi có cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, cuộc bầu cử đầu tiên trong vòng 20 năm.
Mặc đầu Liên Minh Toàn Quốc Đấu Tranh cho Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc bầu cử lần trước năm 1990, phe quân nhân không chịu từ bỏ quyền bính.
Nhưng đã có một vài dấu hiệu lạc quan nho nhỏ ở nước này, như chấm dứt lệnh quản chế nhắm vào bà Aung San Suu Kyi chỉ mấy ngày sau bầu cử.
Gần đây nhất, chính phủ đã nới lỏng đôi chút quyền kiểm soát gắt gao đối với truyền thông và cho phép báo chí nước ngoài tiếp cận với Miến Điện.
Vào tháng Tám, Tổng thống Thein Sein, từng là một cựu tướng lãnh, đã hội kiến với bà Aung San Suu Kyi, và cả hai đều cho biết các cuộc thảo luận diễn ra trong bầu không khí thân thiện.
Ông còn ngỏ lời mời các chính trị gia lưu vong trở về Miến để giúp xây dựng quốc gia, mặc dù ít nhất một ký giả bất đồng chính kiến đã nghe theo đề nghị đó bị bắt giữ và thẩm vấn ngay khi trở về.
Bà Aung San Suu Kyi nói với ban Miến ngữ của đài VOA rằng nếu các chính trị gia lưu vong chọn trở về Miến Điện thì đấy là quyết định của cá nhân họ, nhưng bà lưu ý rằng các quyền tự do chính trị của họ sẽ không được rộng rãi như khi họ ở nước ngoài.
Bà nói: "Họ phải quyết định xem họ có muốn trở về hay không trong tình huống như vậy. Đối với những người muốn tham gia vào tiến trình chính trị của quốc gia,thì họ phải quyết định là họ có muốn tham gia vào tiến trình chính trị theo một lối trong đó có thể làm được ở đây, tại nước Miến, hay là theo lối mà họ đã được hành sử trong suốt những năm ở nước ngoài. Chắc chắn những điều kiện tại Miến Điện sẽ không giống như ở nước ngoài."
Mới mấy ngày trước, bà Aung San Suu Kyi đã hội kiến với đặc sứ Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Miến Điện, ông Derek Mitchell. Ông Mitchell cũng đã gặp gỡ các giới chức chính phủ Miến và thảo luận về những điều kiện cần thiết để Hoa Kỳ hủy bỏ lệnh cấm vận kinh tế.
Hoa Kỳ và các quốc gia tây phương khác đã hạn chế giao thương với Miến điện vì thành tích nhân quyền tồi tệ của nước này.
Bà Aung San Suu Kyi nói với ban Miến ngữ đài VOA rằng chỉ nên hủy bỏ cấm vận một khi mà tình thế tại nước này có thay đổi. Bà cũng khuyến nghị các quốc gia tây phương viện trợ hãy chú trọng vào y tế và giáo dục, những lãnh vực mà theo bà vẫn còn rất thấp kém ở Miến Điện.