Indonesia: Người Hồi giáo Ahmadiyah than phiền về nạn đàn áp
Posted: Tue Sep 13, 2011 11:13 am
VOA - World News
Các buổi lễ cầu nguyện tại đền thờ Al-Hidayah của người Hồi giáo Ahmadiyah ở Jakarta vẫn có hàng trăm người đến dự, nhưng bây giờ nhà chức trách đã phái một nhân viên cảnh sát canh gác ở cổng đền để đề phòng những vụ tấn công của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Tuy những tín đồ Ahmadiyah tự xem là tín đồ Hồi giáo, nhưng họ không được cộng đồng Hồi giáo chính mạch chấp nhận vì họ không tin Tiên Tri Mohammad là vị tiên tri cuối cùng. Hai trăm ngàn tín đồ Ahmadiyah ở Indonesia được phép thực hành tín ngưỡng của mình, nhưng kể từ năm 2008 họ bị cấm không được truyền đạo để thu nhận thành viên mới.
Một vụ tấn công hồi tháng hai của những phần tử Hồi giáo cực đoan tại thị trấn Cikesik ở đảo Java giết chết 3 tín đồ Ahmadiyah đã được một tín đồ Ahmadiyah thu hình. Đoạn video này cho thấy một đám đông khoảng 1,000 người, trong đó có một số người mang gậy gộc và dao rựa, đã ném đá rồi rượt đuổi và đánh đập những người Ahmadiyah cho tới chết. Những hành vi dã man đó đã bị thế giới lên án và chính phủ Indonesia cam kết mang thủ phạm ra trước ánh sáng công lý.
Ông Ahmad Masihuddin là một tín đồ Ahmadiyah từng bị han2h hung ở Cikesik. Ông nói rằng ông và hai người bạn đã tìm cách chạy trốn nhưng không kịp. Ông bị lột quần áo và bị đánh đập, còn hai người bạn ông bị đánh chết.
Ông Masihuddin cho biết ông bị bất tỉnh sau khi bị một hòn đá lớn ném trúng đầu. Đám đông đã lôi hai người bạn ông đi hướng khác; rồi sau đó họ bị giết chết nhưng ông không biết là bị đâm chém hay bị đánh đập.
Indonesia là nơi có truyền thống tôn giáo đa dạng và những người theo các tôn giáo khác nhau thường có thái độ khoan dung. Một cuộc thăm dò do Viện Tự do và Dân chủ Setara ở Jakarta thực hiện hồi gần đây cho thấy 80% người dân Indonesia không tán thành việc sử dụng bạo lực với các tín đồ Ahmadiyah.
Nhưng những vụ tấn công nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số đã gia tăng trong những năm vừa qua. Tổ chức Human Rights Watch cho biết trong năm ngoái có ít nhất 50 vụ bạo động nhắm vào tín đồ Ahmadiyah ở Indonesia.
Chính phủ đã không có phản ứng mạnh mẽ đối với những vụ bạo động. Trước đây trong năm nay, một tòa án đã tuyên án 6 tháng tù cho 12 người Hồi giáo cứng rắn dính líu tới vụ tấn công của đám đông gây rối. Một nhân vật lãnh đạo của người Ahmadiyah không chịu rời khỏi hiện trường và đã đánh một người cầm đầu đám đông cũng lãnh án 6 tháng tù.
Ông Masihuddin cho biết ông tức giận và thất vọng vì những bản án đó.
Ông Masihuddin nói rằng ngay cả những người không biết gì về luật pháp cũng cho rằng điều đó là không công bằng, kém văn minh, và không phù hợp với giáo lý đạo Hồi.
Một nạn nhân khác của vụ tấn công, ông Rizki, nói rằng những kẻ chủ mưu vụ bạo động là một nhóm nhỏ những thành phần cực đoan, nhưng chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã không bảo vệ những nhóm tôn giáo thiểu số.
Ông Rizki nói rằng Indonesia tuyên bố ủng hộ nhân quyền, tự do, và quyền lựa chọn tín ngưỡng, nhưng trên thực tế, điều đó không áp dụng cho các tín đồ Ahmadiyah.
Ông Azyumardi Azra, giáo sư sử học của Đại học Hồi giáo Quốc gia, nói rằng một số giới chức chính phủ và nhân viên cảnh sát không mấy hăng hái trong việc bảo vệ cho những nhóm thiểu số vì họ về phe những nhóm Hồi giáo cực đoan hoặc phải lệ thuộc vào sự hậu thuẫn chính trị của những nhóm này.
Ông Azra nói tất cả những vụ việc này đều bắt nguồn từ giới lãnh đạo, vì tôi nghĩ rằng họ chỉ thực hiện công tác chấp hành luật pháp ở một mức rất thấp. Vấn đề thật ra không nằm ở luật pháp.
Giáo sư Azra cho rằng các nhà lãnh đạo Hồi giáo và các giới chức chính phủ phải mạnh mẽ lên án những hành vi bạo động vì lý do tôn giáo và phải hành động chống lại những nhóm cực đoan để ngăn chận những tấn công có thể phương hại tới sự ổn định và nền dân chủ của Indonesia.
Các buổi lễ cầu nguyện tại đền thờ Al-Hidayah của người Hồi giáo Ahmadiyah ở Jakarta vẫn có hàng trăm người đến dự, nhưng bây giờ nhà chức trách đã phái một nhân viên cảnh sát canh gác ở cổng đền để đề phòng những vụ tấn công của các tổ chức Hồi giáo cực đoan.
Tuy những tín đồ Ahmadiyah tự xem là tín đồ Hồi giáo, nhưng họ không được cộng đồng Hồi giáo chính mạch chấp nhận vì họ không tin Tiên Tri Mohammad là vị tiên tri cuối cùng. Hai trăm ngàn tín đồ Ahmadiyah ở Indonesia được phép thực hành tín ngưỡng của mình, nhưng kể từ năm 2008 họ bị cấm không được truyền đạo để thu nhận thành viên mới.
Một vụ tấn công hồi tháng hai của những phần tử Hồi giáo cực đoan tại thị trấn Cikesik ở đảo Java giết chết 3 tín đồ Ahmadiyah đã được một tín đồ Ahmadiyah thu hình. Đoạn video này cho thấy một đám đông khoảng 1,000 người, trong đó có một số người mang gậy gộc và dao rựa, đã ném đá rồi rượt đuổi và đánh đập những người Ahmadiyah cho tới chết. Những hành vi dã man đó đã bị thế giới lên án và chính phủ Indonesia cam kết mang thủ phạm ra trước ánh sáng công lý.
Ông Ahmad Masihuddin là một tín đồ Ahmadiyah từng bị han2h hung ở Cikesik. Ông nói rằng ông và hai người bạn đã tìm cách chạy trốn nhưng không kịp. Ông bị lột quần áo và bị đánh đập, còn hai người bạn ông bị đánh chết.
Ông Masihuddin cho biết ông bị bất tỉnh sau khi bị một hòn đá lớn ném trúng đầu. Đám đông đã lôi hai người bạn ông đi hướng khác; rồi sau đó họ bị giết chết nhưng ông không biết là bị đâm chém hay bị đánh đập.
Indonesia là nơi có truyền thống tôn giáo đa dạng và những người theo các tôn giáo khác nhau thường có thái độ khoan dung. Một cuộc thăm dò do Viện Tự do và Dân chủ Setara ở Jakarta thực hiện hồi gần đây cho thấy 80% người dân Indonesia không tán thành việc sử dụng bạo lực với các tín đồ Ahmadiyah.
Nhưng những vụ tấn công nhắm vào các nhóm tôn giáo thiểu số đã gia tăng trong những năm vừa qua. Tổ chức Human Rights Watch cho biết trong năm ngoái có ít nhất 50 vụ bạo động nhắm vào tín đồ Ahmadiyah ở Indonesia.
Chính phủ đã không có phản ứng mạnh mẽ đối với những vụ bạo động. Trước đây trong năm nay, một tòa án đã tuyên án 6 tháng tù cho 12 người Hồi giáo cứng rắn dính líu tới vụ tấn công của đám đông gây rối. Một nhân vật lãnh đạo của người Ahmadiyah không chịu rời khỏi hiện trường và đã đánh một người cầm đầu đám đông cũng lãnh án 6 tháng tù.
Ông Masihuddin cho biết ông tức giận và thất vọng vì những bản án đó.
Ông Masihuddin nói rằng ngay cả những người không biết gì về luật pháp cũng cho rằng điều đó là không công bằng, kém văn minh, và không phù hợp với giáo lý đạo Hồi.
Một nạn nhân khác của vụ tấn công, ông Rizki, nói rằng những kẻ chủ mưu vụ bạo động là một nhóm nhỏ những thành phần cực đoan, nhưng chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã không bảo vệ những nhóm tôn giáo thiểu số.
Ông Rizki nói rằng Indonesia tuyên bố ủng hộ nhân quyền, tự do, và quyền lựa chọn tín ngưỡng, nhưng trên thực tế, điều đó không áp dụng cho các tín đồ Ahmadiyah.
Ông Azyumardi Azra, giáo sư sử học của Đại học Hồi giáo Quốc gia, nói rằng một số giới chức chính phủ và nhân viên cảnh sát không mấy hăng hái trong việc bảo vệ cho những nhóm thiểu số vì họ về phe những nhóm Hồi giáo cực đoan hoặc phải lệ thuộc vào sự hậu thuẫn chính trị của những nhóm này.
Ông Azra nói tất cả những vụ việc này đều bắt nguồn từ giới lãnh đạo, vì tôi nghĩ rằng họ chỉ thực hiện công tác chấp hành luật pháp ở một mức rất thấp. Vấn đề thật ra không nằm ở luật pháp.
Giáo sư Azra cho rằng các nhà lãnh đạo Hồi giáo và các giới chức chính phủ phải mạnh mẽ lên án những hành vi bạo động vì lý do tôn giáo và phải hành động chống lại những nhóm cực đoan để ngăn chận những tấn công có thể phương hại tới sự ổn định và nền dân chủ của Indonesia.