TQ không hay biết việc các nhà buôn bán vũ khí gặp đại diện
Posted: Mon Sep 05, 2011 6:32 am
VOA - World News
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố Bắc Kinh không hay biết về các cuộc gặp gỡ hồi tháng 7 giữa các đại diện của ông Gadhafi và các doanh nghiệp Trung Quốc.
Bà Khương Du nói các cuộc gặp gỡ diễn ra mà không có sự hay biết của những người mà bà mô tả là các ban ngành chính phủ Trung Quốc. Bà nói thêm rằng các công ty của Trung Quốc đã không ký một hợp đồng thương mại nào cung cấp việc xuất khẩu các mặt hàng quân sự cho Libya.
Một nhật báo của Canada thoạt đầu loan tin về các cuộc gặp gỡ hồi hôm qua. Tờ Globe and Mail công bố các văn kiện bằng tiếng Ả Rập được phát hiện bên trong Libya dường như cho thấy các công ty Trung Quốc đã đề nghị bán số vũ khí trị giá 200 triệu đôla. Việc bán vũ khí như thế là vi phạm một lệnh chế tài mà Liên Hiệp Quốc đã áp đặt đối với Libya.
Nữ phát ngôn viên Libya nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã áp dụng điều bà mô tả là một thái độ “có trách nhiệm một cách dè dặt” đối với các vụ xuất khẩu các mặt hàng quân sự sang Libya, theo đúng lệnh cấm vận vũ khí mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ban hành.
Bà Khương Du nói Trung Quốc vẫn duy trì việc quản lý gắt gao tất cả các vụ xuất khẩu hàng quân sự. Bà nói các giới chức chịu trách nhiệm về xuất khẩu quân sự coi vấn đề này là rất nghiêm trọng, nhưng bà không cho biết liệu có mở cuộc điều tra nào về những vụ gặp gỡ này hay không.
Khi được hỏi liệu các diễn biến mới nhất có ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của Trung Quốc với Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) hiện đang kiểm soát phần lớn Libya hay không, bà Khương Du lập lại rằng Bắc Kinh đánh giá cao “tình trạng và vai trò quan trọng” của NTC và muốn tiếp xúc mật thiết với Hội đồng. Đồng thời, bà nói Trung Quốc ủng hộ vai trò lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc trong tiến trình tái thiết hậu chiến ở Libya.
Trung Quốc là nước duy nhất trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa chính thức công nhận NTC là những người lãnh đạo mới của Libya. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đôla vào khu vực dầu khí ở Libya nhưng chưa rõ liệu NTC có tuân thủ tất cả các hợp đồng do chính phủ Gadhafi đã ký hay không.
Trước đây trong năm, Trung Quốc và Nga đã không bỏ phiếu, nhưng không ngăn chặn một cuộc biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về một nghị quyết cho phép thực hiện các cuộc không kích do NATO lãnh đạo để bảo vệ thường dân Libya. Nhưng sau đó Trung Quốc đã kêu gọi một cuộc ngưng bắn và nói rằng hành động của NATO vượt quá nhiệm quyền của Liên Hiệp Quốc.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố Bắc Kinh không hay biết về các cuộc gặp gỡ hồi tháng 7 giữa các đại diện của ông Gadhafi và các doanh nghiệp Trung Quốc.
Bà Khương Du nói các cuộc gặp gỡ diễn ra mà không có sự hay biết của những người mà bà mô tả là các ban ngành chính phủ Trung Quốc. Bà nói thêm rằng các công ty của Trung Quốc đã không ký một hợp đồng thương mại nào cung cấp việc xuất khẩu các mặt hàng quân sự cho Libya.
Một nhật báo của Canada thoạt đầu loan tin về các cuộc gặp gỡ hồi hôm qua. Tờ Globe and Mail công bố các văn kiện bằng tiếng Ả Rập được phát hiện bên trong Libya dường như cho thấy các công ty Trung Quốc đã đề nghị bán số vũ khí trị giá 200 triệu đôla. Việc bán vũ khí như thế là vi phạm một lệnh chế tài mà Liên Hiệp Quốc đã áp đặt đối với Libya.
Nữ phát ngôn viên Libya nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã áp dụng điều bà mô tả là một thái độ “có trách nhiệm một cách dè dặt” đối với các vụ xuất khẩu các mặt hàng quân sự sang Libya, theo đúng lệnh cấm vận vũ khí mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ban hành.
Bà Khương Du nói Trung Quốc vẫn duy trì việc quản lý gắt gao tất cả các vụ xuất khẩu hàng quân sự. Bà nói các giới chức chịu trách nhiệm về xuất khẩu quân sự coi vấn đề này là rất nghiêm trọng, nhưng bà không cho biết liệu có mở cuộc điều tra nào về những vụ gặp gỡ này hay không.
Khi được hỏi liệu các diễn biến mới nhất có ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của Trung Quốc với Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia (NTC) hiện đang kiểm soát phần lớn Libya hay không, bà Khương Du lập lại rằng Bắc Kinh đánh giá cao “tình trạng và vai trò quan trọng” của NTC và muốn tiếp xúc mật thiết với Hội đồng. Đồng thời, bà nói Trung Quốc ủng hộ vai trò lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc trong tiến trình tái thiết hậu chiến ở Libya.
Trung Quốc là nước duy nhất trong 5 nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chưa chính thức công nhận NTC là những người lãnh đạo mới của Libya. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đôla vào khu vực dầu khí ở Libya nhưng chưa rõ liệu NTC có tuân thủ tất cả các hợp đồng do chính phủ Gadhafi đã ký hay không.
Trước đây trong năm, Trung Quốc và Nga đã không bỏ phiếu, nhưng không ngăn chặn một cuộc biểu quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về một nghị quyết cho phép thực hiện các cuộc không kích do NATO lãnh đạo để bảo vệ thường dân Libya. Nhưng sau đó Trung Quốc đã kêu gọi một cuộc ngưng bắn và nói rằng hành động của NATO vượt quá nhiệm quyền của Liên Hiệp Quốc.