Chia rẽ đảng phái càng thấy rõ trước diễn văn về kinh tế của
Posted: Sun Sep 04, 2011 2:26 pm
VOA - World News
Bài diễn văn vào thứ Năm tuần tới trước lưỡng viện Quốc hội theo dự đoán sẽ định giới tuyến cho trận chiến chính trị cho khoảng thời gian từ nay cho đến hết năm, mà có lẽ cho suốt thời gian từ nay đến cuộc tổng tuyển cử năm 2012 nữa.
Những đảng viên cấp tiến trong đảng Dân Chủ của ông Obama nói rằng chính phủ cần phải đưa ra hành động mạnh dạn để hồi sinh nền kinh tế trì chậm.
Nữ dân biểu Maxine Waters của California lên tiếng trong chương trình Meet the Press trên đài truyền hình NBC như sau:
"Ông phải có một chương trình tạo việc làm. Tôi đang nói về chương trình cả ngàn tỉ đô la hay hơn. Chúng ta cần đưa người dân Mỹ trở lại làm việc. Tôi rất hy vọng rằng tổng thống sắp đưa ra một chương trình lớn và sẽ tranh đấu quyết liệt để thực hiện chương trình đó."
Chưa gì những nhà lập pháp đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ viện đã bác bỏ đường lối đó. Nữ dân biểu bang Minnesota và là người hy vọng được đề làm ứng cử viên tổng thống của đảng, bà Michele Bachman, đã chỉ trích kich liệt các chính sách kinh tế của Tổng thống Obama trong chương trình Face the Nation của đài truyền hình CBS. Bà nói:" Những giải pháp của ông chỉ nhắm đến tạo công việc trong chính phủ và chỉ là những vá víu tạm thời. Nó không vững chắc nếu không đưa ra được những sửa chữa có hiệu quả lâu dài. Tôi muốn thấy luật giảm thuế của Mỹ được duy trì vĩnh viễn."
Thượng nghị sỹ Jim DeMint đại diện bang South Carolina, có cùng chung quan điểm. Ông lên tiếng trong chương trình This Week của đài ABC rằng hành động, chứ không phải là lời nói suông, mới là điều hết sức cần tới vào lúc này, để nâng cao lòng tin vào khu vực kinh tế tư nhân và khích lệ các doanh nghiệp thuê mướn thêm công nhân. Ông nói: "Thẳng thắn mà nói, tôi đã chán nghe những bài diễn văn lắm rồi. Tôi không muốn bị cho là thiếu kính trọng đối với tổng thống nhưng điều mà tôi muốn thấy là văn bản rõ ràng.Tôi không nghĩ là tổng thống sẽ đưa ra những đề nghị thật sự tạo được công ăn việc làm. Tôi nghĩ những đề nghị của ông chỉ có mục đích củng cố nền tảng chính trị cho ông."
Tổng thống Obama chỉ mới nói xa xôi đến những biện pháp mà ông sẽ đề nghị vào thứ Năm. Tuần trước các ký giả đã liên tiếp tìm cách moi tin từ phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nhưng không thành công. Phát ngôn viên Jay Carney nói: "Các kinh tế gia sẽ xem xét những đề nghị này và sẽ cho biết, căn cứ vào lịch sử, căn cứ vào những gì chúng ta biết, rằng nó sẽ giúp kinh tế tăng trưởng thêm, và sẽ giúp tạo thêm công ăn việc làm."
Trong nhiều tháng liên tiếp, mức thất nghiệp tại Mỹ cứ dậm chân tại chỗ trên 9%. Kể từ thế chiến thứ hai tới nay, chưa một vị tổng thống Mỹ nào được tái đắc cử với một tỉ lệ thất nghiệp cao như vậy. Những yếu tố kìm hãm khả năng của chính phủ liên bang trong việc kích thích nền kinh tế là hàng ngàn tỉ đô la thâm hụt ngân sách và những bế tắc chính trị kinh niên tại chính trường Washington.
Bài diễn văn vào thứ Năm tuần tới trước lưỡng viện Quốc hội theo dự đoán sẽ định giới tuyến cho trận chiến chính trị cho khoảng thời gian từ nay cho đến hết năm, mà có lẽ cho suốt thời gian từ nay đến cuộc tổng tuyển cử năm 2012 nữa.
Những đảng viên cấp tiến trong đảng Dân Chủ của ông Obama nói rằng chính phủ cần phải đưa ra hành động mạnh dạn để hồi sinh nền kinh tế trì chậm.
Nữ dân biểu Maxine Waters của California lên tiếng trong chương trình Meet the Press trên đài truyền hình NBC như sau:
"Ông phải có một chương trình tạo việc làm. Tôi đang nói về chương trình cả ngàn tỉ đô la hay hơn. Chúng ta cần đưa người dân Mỹ trở lại làm việc. Tôi rất hy vọng rằng tổng thống sắp đưa ra một chương trình lớn và sẽ tranh đấu quyết liệt để thực hiện chương trình đó."
Chưa gì những nhà lập pháp đảng Cộng Hòa chiếm đa số tại Hạ viện đã bác bỏ đường lối đó. Nữ dân biểu bang Minnesota và là người hy vọng được đề làm ứng cử viên tổng thống của đảng, bà Michele Bachman, đã chỉ trích kich liệt các chính sách kinh tế của Tổng thống Obama trong chương trình Face the Nation của đài truyền hình CBS. Bà nói:" Những giải pháp của ông chỉ nhắm đến tạo công việc trong chính phủ và chỉ là những vá víu tạm thời. Nó không vững chắc nếu không đưa ra được những sửa chữa có hiệu quả lâu dài. Tôi muốn thấy luật giảm thuế của Mỹ được duy trì vĩnh viễn."
Thượng nghị sỹ Jim DeMint đại diện bang South Carolina, có cùng chung quan điểm. Ông lên tiếng trong chương trình This Week của đài ABC rằng hành động, chứ không phải là lời nói suông, mới là điều hết sức cần tới vào lúc này, để nâng cao lòng tin vào khu vực kinh tế tư nhân và khích lệ các doanh nghiệp thuê mướn thêm công nhân. Ông nói: "Thẳng thắn mà nói, tôi đã chán nghe những bài diễn văn lắm rồi. Tôi không muốn bị cho là thiếu kính trọng đối với tổng thống nhưng điều mà tôi muốn thấy là văn bản rõ ràng.Tôi không nghĩ là tổng thống sẽ đưa ra những đề nghị thật sự tạo được công ăn việc làm. Tôi nghĩ những đề nghị của ông chỉ có mục đích củng cố nền tảng chính trị cho ông."
Tổng thống Obama chỉ mới nói xa xôi đến những biện pháp mà ông sẽ đề nghị vào thứ Năm. Tuần trước các ký giả đã liên tiếp tìm cách moi tin từ phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nhưng không thành công. Phát ngôn viên Jay Carney nói: "Các kinh tế gia sẽ xem xét những đề nghị này và sẽ cho biết, căn cứ vào lịch sử, căn cứ vào những gì chúng ta biết, rằng nó sẽ giúp kinh tế tăng trưởng thêm, và sẽ giúp tạo thêm công ăn việc làm."
Trong nhiều tháng liên tiếp, mức thất nghiệp tại Mỹ cứ dậm chân tại chỗ trên 9%. Kể từ thế chiến thứ hai tới nay, chưa một vị tổng thống Mỹ nào được tái đắc cử với một tỉ lệ thất nghiệp cao như vậy. Những yếu tố kìm hãm khả năng của chính phủ liên bang trong việc kích thích nền kinh tế là hàng ngàn tỉ đô la thâm hụt ngân sách và những bế tắc chính trị kinh niên tại chính trường Washington.