Australia đình chỉ kế hoạch đưa người tỵ nạn ra nước ngoài
Posted: Sun Sep 04, 2011 2:26 pm
VOA - World News
Giới chức cầm đầu Bộ di trú Australia nói phán quyết của Tòa án Tối cao hồi tuần trước, nghiêm cấm việc trao đổi người tỵ nạn với Malaysia, có phần chắc sẽ buộc chính phủ Úc đình chỉ các kế hoạch tiến hành các thủ tục làm hồ sơ cho những người tìm cách xin tỵ nạn tại nhiều quốc gia khác.
Phát biểu tại Sydney hôm nay, Bộ trưởng Di trú Chris Bowen nói rằng Cố vấn Pháp luật hàng đầu của chính phủ Úc Stephen Gageler đã cứu xét phán quyết của tòa tối cao hôm 3 tháng 8 chống cái gọi là giải pháp Malaysia, sau đó đưa ra nhận định rằng ông không mấy tin tưởng về tính cách pháp lý của một dàn xếp tương tự với Papua New Guinea hoặc với đảo quốc Nauru.
Phán quyết của tòa án tối cao nói rằng không được đưa những người xin tỵ nạn đến các nước khác, những nước không ký kết công ước quốc tế nghiêm cấm tra tấn và các cách đối xử bất hợp pháp với người tỵ nạn.
Malaysia không ký công ước về người tỵ nạn, và giới phân tích của chính phủ nói rằng cả Papua New Guinea lẫn Nauru đều không thi hành đầy đủ công ước đó.
Tòa án tối cao đưa ra phán quyết sau khi chính phủ thiểu số của Đảng Lao động do Thủ tướng Julia Gillard lãnh đạo, đồng ý nhận 4000 người xin tỵ nạn, đang chờ được định cư ở Malaysia. Để đánh đổi, Kuala Lumpur đồng ý cầm giữ 800 người tìm cách tỵ nạn ở Úc, trong khi hồ sơ của họ được cứu xét.
Canberra đã hy vọng rằng một sự trao đổi như thế sẽ làm nản lòng những người xin tỵ nạn, đa số đến từ các nước Trung Á, có ý định mướn những kẻ buôn người để đưa họ tới Australia bằng đường biển.
Giới chức cầm đầu Bộ di trú Australia nói phán quyết của Tòa án Tối cao hồi tuần trước, nghiêm cấm việc trao đổi người tỵ nạn với Malaysia, có phần chắc sẽ buộc chính phủ Úc đình chỉ các kế hoạch tiến hành các thủ tục làm hồ sơ cho những người tìm cách xin tỵ nạn tại nhiều quốc gia khác.
Phát biểu tại Sydney hôm nay, Bộ trưởng Di trú Chris Bowen nói rằng Cố vấn Pháp luật hàng đầu của chính phủ Úc Stephen Gageler đã cứu xét phán quyết của tòa tối cao hôm 3 tháng 8 chống cái gọi là giải pháp Malaysia, sau đó đưa ra nhận định rằng ông không mấy tin tưởng về tính cách pháp lý của một dàn xếp tương tự với Papua New Guinea hoặc với đảo quốc Nauru.
Phán quyết của tòa án tối cao nói rằng không được đưa những người xin tỵ nạn đến các nước khác, những nước không ký kết công ước quốc tế nghiêm cấm tra tấn và các cách đối xử bất hợp pháp với người tỵ nạn.
Malaysia không ký công ước về người tỵ nạn, và giới phân tích của chính phủ nói rằng cả Papua New Guinea lẫn Nauru đều không thi hành đầy đủ công ước đó.
Tòa án tối cao đưa ra phán quyết sau khi chính phủ thiểu số của Đảng Lao động do Thủ tướng Julia Gillard lãnh đạo, đồng ý nhận 4000 người xin tỵ nạn, đang chờ được định cư ở Malaysia. Để đánh đổi, Kuala Lumpur đồng ý cầm giữ 800 người tìm cách tỵ nạn ở Úc, trong khi hồ sơ của họ được cứu xét.
Canberra đã hy vọng rằng một sự trao đổi như thế sẽ làm nản lòng những người xin tỵ nạn, đa số đến từ các nước Trung Á, có ý định mướn những kẻ buôn người để đưa họ tới Australia bằng đường biển.