Bất đồng giữa TT Mỹ và Nga về vấn đề phòng thủ phi đạn
Posted: Thu May 26, 2011 5:27 pm
VOA - World News
Bất kể mối quan hệ cá nhân thân mật, Tổng thống Obama và tổng thống Nga Medvedev vẫn còn những mối nghi ngại kéo dài trong vấn đề phòng thủ phi đạn của Hoa Kỳ.
Hai tổng thống đã hội kiến với nhau ngay khi ông Obama đặt chân đến Deauville, và những dị biệt đã xuất hiện hầu như ngay tức thì.
Hoa Kỳ dự tính đặt các phi đạn nghênh cản tại Ðông và Trung Âu theo từng giai đoạn cho tới năm 2020 trong khuôn khổ của lá chắn phòng thủ phi đạn được đề nghị cho châu Âu.
Nga lo ngại là hệ thống phòng thủ phi đạn này có thể đặt ra một nguy cơ cho các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong tương lai, mặc dù đã được chính quyền của Tổng thống Obama bảo đảm rằng Hoa Kỳ không hề muốn có một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Ông Medvedev nói rằng Nga và Hoa Kỳ có thể luôn luôn bất đồng về một số vấn đề.
Ông nói:"Điều đó không có nghĩa là chúng tôi có chung các quan điểm về tất cả mọi vấn đề. Đó là chuyện không thể có."
Ông Medvedenv nói rằng vấn đề phòng thủ phi đạn sẽ để cho các chính trị gia tương lai giải quyết, nhưng bây giờ ông và ông Obama có thể đặt một nền tảng.
Trong khi đó Tổng thống Obama nói rằng nhân vật tương nhiệm bên phía nước Nga đã đồng ý tiếp tục thảo luận về vấn đề này.
Ông nói: ”Và chúng tôi cam kết cùng nhau làm việc để tìm ra một đường lối và một mô hình phù hợp với nhu cầu an ninh của cả hai nước.”
Một ưu tiên khác cho ông Obama là làm việc với các quốc gia công nghiệp khác tại hội nghị này để viện trợ kinh tế giúp Ai Cập, Tunisia và bất cứ quốc gia Trung Đông nào đón nhận dân chủ.
Theo dự kiến, Tổng thống Obama cũng thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về hoạt động quân sự của NATO tại Libya, với mục đích bảo vệ thường dân tránh khỏi các vụ tấn công của binh sỹ của ông Moammar Gadhafi.
Bất kể mối quan hệ cá nhân thân mật, Tổng thống Obama và tổng thống Nga Medvedev vẫn còn những mối nghi ngại kéo dài trong vấn đề phòng thủ phi đạn của Hoa Kỳ.
Hai tổng thống đã hội kiến với nhau ngay khi ông Obama đặt chân đến Deauville, và những dị biệt đã xuất hiện hầu như ngay tức thì.
Hoa Kỳ dự tính đặt các phi đạn nghênh cản tại Ðông và Trung Âu theo từng giai đoạn cho tới năm 2020 trong khuôn khổ của lá chắn phòng thủ phi đạn được đề nghị cho châu Âu.
Nga lo ngại là hệ thống phòng thủ phi đạn này có thể đặt ra một nguy cơ cho các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong tương lai, mặc dù đã được chính quyền của Tổng thống Obama bảo đảm rằng Hoa Kỳ không hề muốn có một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Ông Medvedev nói rằng Nga và Hoa Kỳ có thể luôn luôn bất đồng về một số vấn đề.
Ông nói:"Điều đó không có nghĩa là chúng tôi có chung các quan điểm về tất cả mọi vấn đề. Đó là chuyện không thể có."
Ông Medvedenv nói rằng vấn đề phòng thủ phi đạn sẽ để cho các chính trị gia tương lai giải quyết, nhưng bây giờ ông và ông Obama có thể đặt một nền tảng.
Trong khi đó Tổng thống Obama nói rằng nhân vật tương nhiệm bên phía nước Nga đã đồng ý tiếp tục thảo luận về vấn đề này.
Ông nói: ”Và chúng tôi cam kết cùng nhau làm việc để tìm ra một đường lối và một mô hình phù hợp với nhu cầu an ninh của cả hai nước.”
Một ưu tiên khác cho ông Obama là làm việc với các quốc gia công nghiệp khác tại hội nghị này để viện trợ kinh tế giúp Ai Cập, Tunisia và bất cứ quốc gia Trung Đông nào đón nhận dân chủ.
Theo dự kiến, Tổng thống Obama cũng thảo luận với các nhà lãnh đạo khác về hoạt động quân sự của NATO tại Libya, với mục đích bảo vệ thường dân tránh khỏi các vụ tấn công của binh sỹ của ông Moammar Gadhafi.