Trung Quốc xúc tiến việc có mặt thường trực trong không gian
Posted: Wed Aug 31, 2011 7:57 am
VOA - World News
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc tường thuật rằng Thiên Cung 1, đang được chuẩn bị sẵn sàng để cất cánh từ cơ sở phóng Tửu Tuyền thuộc Nội Mông. Phi thuyền này đại diện cho thành tố đầu tiên trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm khai triển một trạm không gian có người, mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoạt động toàn diện trước năm 2020.
Giáo sư Trần Quýnh Lâm thuộc trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong tham gia vào việc phân tích chương trình mặt trăng của Trung Quốc. Ông giải thích mục tiêu của sứ mạng Thiên Cung đầu tiên này.
Giáo sư Lâm nói: “Đó là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm sự liên hệ giữa phi thuyền Thần Châu 8, sẽ được phóng đi có thể trong năm nay, và sẽ được liên kết với Thiên Cung 1 để thử nghiệm, nhưng sẽ không chở người theo.”
Các cơ quan truyền thông nhà nước tường thuật rằng chương trình không gian của Trung Quốc nhắm mục đích nâng cao “tiến bộ, sức mạnh và uy tín” của nước này.
Dưới quyền của quân đội, chương trình đã tiến nhanh bất kể các biện pháp cấm vận của Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đối với việc mua bán các kỹ thuật liên quan đến quốc phòng với Trung Quốc.
Phi thuyền Thần Châu phát xuất từ kỹ thuật Soyuz của Nga vào hồi cuối thập niên 1990. Tiếp theo là phi vụ có người lái đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2003, khiến Đại tá phi hành gia Dương Lợi Vĩ trở thành một anh hùng dân tộc. Giáo sư Ông Kiến Lâm của trường Đại học Bách khoa Hong Kong đang giúp khai triển các thiết bị mà Trung Quốc sẽ sử dụng trên mặt trăng vào năm tới. Ông gợi ý rằng trong khi chương trình không gian của Trung Quốc không tiến xa hơn so với các nước đã đi vào không gian, một toán các kỹ sư và khoa học gia ưu tú đang đạt được tiến bộ từng bước và rất có lợi.
Giáo sư Lâm: “Lý do chính là rõ ràng lương bổng ở Trung Quốc không cao lắm. Lý do kia là họ đang khai triển rất nhiều bộ phận riêng của mình vì vụ cấm vận các thiết bị kỹ thuật cao; sự kiện này thực sự giúp ích cho họ.”
Trong tình hình Trạm Không gian Quốc tế, được sự tài trợ của Nga, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Liên hiệp châu Âu, dự định ngưng hoạt động vào năm 2020, giáo sư Ông nêu ra rằng Trung Quốc nay mai có thể nổi lên thành quốc gia duy nhất có một chương trình không gian có người thường trực.
Khả năng về một lợi thế sách lược như thế trong không gian, liên kết với ngân sách quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc, đang gây quan ngại cho quốc tế. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố phúc trình thường niên về các khả năng quân sự của Trung Quốc. Bản phúc trình kết luận rằng Bắc Kinh đang khai triển “các kỹ thuật chiến tranh không gian sâu rộng.”
Phúc trình cũng nhận thấy có rất ít bằng chứng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy xét đầy đủ về ảnh hưởng toàn cầu của việc sử dụng “các khả năng sách lược này.” Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ “chống đối việc vũ khí hóa không gian,” Ấn Độ, Nhật Bản và Triều Tiên vẫn tiếp tục chơi trò đuổi bắt với các chương trình không gian bản xứ của họ.
Tuy nhiên, ông Trần tin rằng Trung Quốc chấp nhận sự hợp tác theo điều kiện của họ.
Ông Trần nói: “Tôi có ấn tượng rất mạnh về khả năng của những người tham gia vào công cuộc không gian ở Trung Quốc và tôi tin là họ muốn hợp tác một cách bình đẳng.”
Ít nhất Thiên Cung 1 cũng là vụ phóng phi thuyền lên không gian lần thứ tư mà Trung Quốc đã thực hiện kể từ giữa tháng 8. Tuy nhiên, tiến độ tham lam của lịch phóng phi thuyền nay đang được xem xét sau ngày 18 tháng 8, khi một phi thuyền thử nghiệm phóng đi từ Tửu Tuyền không vào được quỹ đạo lúc hỏa tiễn mang chở phi thuyền gặp trục trặc.
Các cơ quan truyền thông Trung Quốc tường thuật rằng Thiên Cung 1, đang được chuẩn bị sẵn sàng để cất cánh từ cơ sở phóng Tửu Tuyền thuộc Nội Mông. Phi thuyền này đại diện cho thành tố đầu tiên trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm khai triển một trạm không gian có người, mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoạt động toàn diện trước năm 2020.
Giáo sư Trần Quýnh Lâm thuộc trường đại học Khoa học Kỹ thuật Hong Kong tham gia vào việc phân tích chương trình mặt trăng của Trung Quốc. Ông giải thích mục tiêu của sứ mạng Thiên Cung đầu tiên này.
Giáo sư Lâm nói: “Đó là một phòng thí nghiệm để thử nghiệm sự liên hệ giữa phi thuyền Thần Châu 8, sẽ được phóng đi có thể trong năm nay, và sẽ được liên kết với Thiên Cung 1 để thử nghiệm, nhưng sẽ không chở người theo.”
Các cơ quan truyền thông nhà nước tường thuật rằng chương trình không gian của Trung Quốc nhắm mục đích nâng cao “tiến bộ, sức mạnh và uy tín” của nước này.
Dưới quyền của quân đội, chương trình đã tiến nhanh bất kể các biện pháp cấm vận của Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ đối với việc mua bán các kỹ thuật liên quan đến quốc phòng với Trung Quốc.
Phi thuyền Thần Châu phát xuất từ kỹ thuật Soyuz của Nga vào hồi cuối thập niên 1990. Tiếp theo là phi vụ có người lái đầu tiên của Trung Quốc vào năm 2003, khiến Đại tá phi hành gia Dương Lợi Vĩ trở thành một anh hùng dân tộc. Giáo sư Ông Kiến Lâm của trường Đại học Bách khoa Hong Kong đang giúp khai triển các thiết bị mà Trung Quốc sẽ sử dụng trên mặt trăng vào năm tới. Ông gợi ý rằng trong khi chương trình không gian của Trung Quốc không tiến xa hơn so với các nước đã đi vào không gian, một toán các kỹ sư và khoa học gia ưu tú đang đạt được tiến bộ từng bước và rất có lợi.
Giáo sư Lâm: “Lý do chính là rõ ràng lương bổng ở Trung Quốc không cao lắm. Lý do kia là họ đang khai triển rất nhiều bộ phận riêng của mình vì vụ cấm vận các thiết bị kỹ thuật cao; sự kiện này thực sự giúp ích cho họ.”
Trong tình hình Trạm Không gian Quốc tế, được sự tài trợ của Nga, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Liên hiệp châu Âu, dự định ngưng hoạt động vào năm 2020, giáo sư Ông nêu ra rằng Trung Quốc nay mai có thể nổi lên thành quốc gia duy nhất có một chương trình không gian có người thường trực.
Khả năng về một lợi thế sách lược như thế trong không gian, liên kết với ngân sách quốc phòng ngày càng tăng của Trung Quốc, đang gây quan ngại cho quốc tế. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố phúc trình thường niên về các khả năng quân sự của Trung Quốc. Bản phúc trình kết luận rằng Bắc Kinh đang khai triển “các kỹ thuật chiến tranh không gian sâu rộng.”
Phúc trình cũng nhận thấy có rất ít bằng chứng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy xét đầy đủ về ảnh hưởng toàn cầu của việc sử dụng “các khả năng sách lược này.” Mặc dù Bắc Kinh nhấn mạnh rằng họ “chống đối việc vũ khí hóa không gian,” Ấn Độ, Nhật Bản và Triều Tiên vẫn tiếp tục chơi trò đuổi bắt với các chương trình không gian bản xứ của họ.
Tuy nhiên, ông Trần tin rằng Trung Quốc chấp nhận sự hợp tác theo điều kiện của họ.
Ông Trần nói: “Tôi có ấn tượng rất mạnh về khả năng của những người tham gia vào công cuộc không gian ở Trung Quốc và tôi tin là họ muốn hợp tác một cách bình đẳng.”
Ít nhất Thiên Cung 1 cũng là vụ phóng phi thuyền lên không gian lần thứ tư mà Trung Quốc đã thực hiện kể từ giữa tháng 8. Tuy nhiên, tiến độ tham lam của lịch phóng phi thuyền nay đang được xem xét sau ngày 18 tháng 8, khi một phi thuyền thử nghiệm phóng đi từ Tửu Tuyền không vào được quỹ đạo lúc hỏa tiễn mang chở phi thuyền gặp trục trặc.