Phòng thủ tên lửa là vấn đề chính trong chuyến đi Ba Lan của
Posted: Thu May 26, 2011 1:05 pm
VOA - World News
Đây là chuyến đi thăm Ba Lan đầu tiên của Tổng thống Obama và là chuyến đi được băn khoăn chờ đợi tại thủ đô Ba Lan, nơi mà những thay đổi gần đây trong chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ đưa đến những mối ngờ vực là Hoa Kỳ đang bớt chú trọng đến vùng này.
Tổng thống Barack Obama sẽ hội kiến với Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski và Thủ tướng Donald Tusk. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ dùng bữa tối với một số các nhà lãnh đạo khác của các nước Trung Âu gồm Tổng thống Đức, Hungary và các quốc gia vùng Baltic.
Đứng đầu trên nghị trình thảo luận sẽ là hợp tác kinh tế và thăng tiến dân chủ tại nước láng giềng Belarus và Trung Đông.
Tuy nhiên đối với Ba Lan sự hiện diện quân sự của Mỹ tại nước này sẽ là một trong những vấn đề khẩn cấp. Ông Michal Baranowski thuộc văn phòng tại Warsaw của Quỹ Marshall Đức giải thích tại sao.
Ông Baranowski nói: “Sự hiện diện của Tổng thống Obama sẽ là chỉ dấu của sự tiếp tục can dự của Mỹ tại châu Âu, và đặc biệt tại Ba Lan, củng cố sự bảo đảm về an ninh đối với Ba Lan. Do đó đảm bảo là Hoa Kỳ vẫn còn để ý đến phần này của châu Âu là một vấn đề chính yếu đối với người dân cũng như các chính trị gia Ba Lan.”
Cho đến năm 2009, Ba Lan và Cộng hòa Czech đã được chọn là nơi đặt lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên kế hoạch này bị hủy bỏ. Thay vào đó là nhiều dàn tên lửa ngăn chặn SM-3 di động sẽ được đặt tại Ba Lan cũng như có thể có sự luân chuyển những máy bay chiến đấu F-16.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Janusz Onyszkiewicz hiện làm việc tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế có trụ sở tại Warsaw, nói rằng điều này là một thất vọng cho chính phủ Ba Lan.
Ông Onyszkiewicz nói: “Có nhiều thất vọng bởi vì chúng tôi rất mong muốn có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Ba Lan. Tôi nghĩ điều đáng tiếc là chính phủ Ba Lan, xem toàn bộ vấn đề như là biểu tượng và uy tín quốc gia hơn là vấn đề chính trị thực tế.”
Bãi bỏ chương trình lá chắn tên lửa hình thành dưới thời Tổng thống Bush được dư luận rộng rãi tại Ba Lan xem như là cố gắng của Hoa Kỳ làm an lòng Nga trong khi phải làm ngơ trước ước vọng của Ba Lan.
Điều này cùng với sự tham gia của Ba Lan tại Iraq và Afghanistan mà không được quần chúng ủng hộ, khiến nhiều người dân Ba Lan cảm thấy là đồng minh với Hoa Kỳ chẳng có lợi gì cho họ.
Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Ba Lan đã thay đổi trong vài năm qua nhưng theo như giải thích của ông Michal Baranowski hiện làm việc tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế điều này có thể lại là chuyện tốt nhất.
Ông Baranowski nói: “Mối quan hệ cần phải thay đổi từ một quốc gia Ba Lan coi Hoa Kỳ ở một vị trí cao hơn họ, rất bất bình đẳng, và tư thế này đang thay đổi. Cái lối nhìn này trưởng thành hơn, căn cứ nhiều hơn vào những lợi ích hơn là cảm xúc và vượt lên trên các khía cạnh song phương.”
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói chuyến viếng thăm của Tổng thống Barack Obama có ý định là giúp tái xác nhận cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Âu và cho an ninh châu Âu. Dù rằng dân Ba Lan ít hào hứng hơn trước đây nhưng nhiều người vẫn hy vọng về lời cam kết như thế.
Đây là chuyến đi thăm Ba Lan đầu tiên của Tổng thống Obama và là chuyến đi được băn khoăn chờ đợi tại thủ đô Ba Lan, nơi mà những thay đổi gần đây trong chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ đưa đến những mối ngờ vực là Hoa Kỳ đang bớt chú trọng đến vùng này.
Tổng thống Barack Obama sẽ hội kiến với Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski và Thủ tướng Donald Tusk. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ dùng bữa tối với một số các nhà lãnh đạo khác của các nước Trung Âu gồm Tổng thống Đức, Hungary và các quốc gia vùng Baltic.
Đứng đầu trên nghị trình thảo luận sẽ là hợp tác kinh tế và thăng tiến dân chủ tại nước láng giềng Belarus và Trung Đông.
Tuy nhiên đối với Ba Lan sự hiện diện quân sự của Mỹ tại nước này sẽ là một trong những vấn đề khẩn cấp. Ông Michal Baranowski thuộc văn phòng tại Warsaw của Quỹ Marshall Đức giải thích tại sao.
Ông Baranowski nói: “Sự hiện diện của Tổng thống Obama sẽ là chỉ dấu của sự tiếp tục can dự của Mỹ tại châu Âu, và đặc biệt tại Ba Lan, củng cố sự bảo đảm về an ninh đối với Ba Lan. Do đó đảm bảo là Hoa Kỳ vẫn còn để ý đến phần này của châu Âu là một vấn đề chính yếu đối với người dân cũng như các chính trị gia Ba Lan.”
Cho đến năm 2009, Ba Lan và Cộng hòa Czech đã được chọn là nơi đặt lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ. Tuy nhiên kế hoạch này bị hủy bỏ. Thay vào đó là nhiều dàn tên lửa ngăn chặn SM-3 di động sẽ được đặt tại Ba Lan cũng như có thể có sự luân chuyển những máy bay chiến đấu F-16.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Janusz Onyszkiewicz hiện làm việc tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế có trụ sở tại Warsaw, nói rằng điều này là một thất vọng cho chính phủ Ba Lan.
Ông Onyszkiewicz nói: “Có nhiều thất vọng bởi vì chúng tôi rất mong muốn có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Ba Lan. Tôi nghĩ điều đáng tiếc là chính phủ Ba Lan, xem toàn bộ vấn đề như là biểu tượng và uy tín quốc gia hơn là vấn đề chính trị thực tế.”
Bãi bỏ chương trình lá chắn tên lửa hình thành dưới thời Tổng thống Bush được dư luận rộng rãi tại Ba Lan xem như là cố gắng của Hoa Kỳ làm an lòng Nga trong khi phải làm ngơ trước ước vọng của Ba Lan.
Điều này cùng với sự tham gia của Ba Lan tại Iraq và Afghanistan mà không được quần chúng ủng hộ, khiến nhiều người dân Ba Lan cảm thấy là đồng minh với Hoa Kỳ chẳng có lợi gì cho họ.
Mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Ba Lan đã thay đổi trong vài năm qua nhưng theo như giải thích của ông Michal Baranowski hiện làm việc tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế điều này có thể lại là chuyện tốt nhất.
Ông Baranowski nói: “Mối quan hệ cần phải thay đổi từ một quốc gia Ba Lan coi Hoa Kỳ ở một vị trí cao hơn họ, rất bất bình đẳng, và tư thế này đang thay đổi. Cái lối nhìn này trưởng thành hơn, căn cứ nhiều hơn vào những lợi ích hơn là cảm xúc và vượt lên trên các khía cạnh song phương.”
Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói chuyến viếng thăm của Tổng thống Barack Obama có ý định là giúp tái xác nhận cam kết của Hoa Kỳ đối với châu Âu và cho an ninh châu Âu. Dù rằng dân Ba Lan ít hào hứng hơn trước đây nhưng nhiều người vẫn hy vọng về lời cam kết như thế.