Biển Ðông nằm trong nghị trình chuyến thăm TQ của Tổng thống
Posted: Wed Aug 24, 2011 7:02 am
VOA - World News
Đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cho biết biển Nam Trung Hoa sẽ là một trong số nhiều vấn đề được đem ra bàn thảo trong chuyến công du kéo dài 5 ngày của Tổng thống Benigno Aquino tới Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8.
Ông Lưu cho biết: "Chính vì vấn đề đó đã tồn tại nhiều thập kỷ, nên chúng ta không thể hy vọng nó sẽ được giải quyết ngay trong chuyến thăm này. Nhưng tôi nghĩ rằng chuyến thăm sẽ củng cố hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà lãnh đạo của hai chính phủ."
Tranh chấp tại biển Ðông đã trở thành một điểm gây căng thẳng giữa hai quốc gia trong phần lớn thời gian qua. Các giới chức Philippines cho biết đã xảy ra ít nhất 7 vụ va chạm với tàu Trung Quốc tại vùng biển mà Manila tuyên bố là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, mà theo quy định của Liên Hiệp Quốc, trải dài khoảng 370 km từ bờ biển của một quốc gia. Bắc Kinh tuyên bố không xâm phạm lãnh hải Philippines vì họ cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa, dựa trên một đòi hỏi chủ quyền đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Vùng biển này có các tuyến hàng hải quan trọng và được cho là có những trữ lượng khí đốt và dầu lửa rất lớn. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau tại biển Nam Trung Hoa.
Trong thời gian gần đây Philippines đã ra sức thúc đẩy cho việc giải quyết vụ tranh chấp này tại một tòa án LHQ. Trong khi đó, Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ muốn giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đàm phán song phương, không có sự tham gia của bên thứ ba. Trong các cuộc thảo luận, Philippines cho rằng các nước nên hợp tác và phối hợp thăm dò tại các vùng biển có tranh chấp.
Trong cuộc họp báo dành cho phóng viên địa phương và nước ngoài ở Manila ngày hôm nay, đại sứ Lưu cũng kêu gọi các bên cùng nhau hợp tác. Ông nói rằng Trung Quốc đã muốn thực hiện điều này từ năm 1985.
Ông Lưu nói: "Chúng tôi sẵn sàng tham gia thăm dò chung và khai thác chung với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tại tất cả các vùng biển tranh chấp. Dĩ nhiên là chúng tôi cần đạt được sự đồng thuận, và phải có thỏa thuận về địa điểm và cách thức tiến hành hợp tác."
Ông Lưu nói rằng Trung Quốc sẽ phải nghiên cứu thêm về ý kiến của Philippines về mối quan hệ đối tác.
Hồi đầu tuần này, tàu hải quân mới nhất và lớn nhất của Philippines thả neo ở Manila. Nhiệm vụ chủ yếu của tàu BSP Gergorio Del Pilar dài 115 mét sẽ là bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Philippines tại biển Ðông.
Trong bài phát biểu chào đón con tàu hạng Hamilton, 46 năm tuổi, từ Hoa Kỳ, ông Aquino nhấn mạnh với quyết tâm củng cố phòng thủ quân sự của nước này.
Tổng thống Philippines nói rằng con tàu hiện đại này là biểu tượng của khả năng mới của nước này nhằm phòng thủ, bảo vệ, và nếu cần thiết, chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của đất nước.
Các giới chức Philippines nói rằng chuyến thăm của tổng thống nước này tới Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào việc tăng cường thương mại, hợp tác kinh tế và du lịch giữa hai nước.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Christine Ortega hôm nay nói với các phóng viên rằng các giới chức Philippines không nghĩ là sẽ có một cuộc họp có tính chất đối đầu với Trung Quốc về vụ tranh chấp biển đảo. Nhưng bà nhấn mạnh rằng ông Aquino sẽ nêu ra vấn đề biển Tây Philippines, tức là biển Ðông theo cách gọi của chính phủ Philippines.
Đại sứ Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cho biết biển Nam Trung Hoa sẽ là một trong số nhiều vấn đề được đem ra bàn thảo trong chuyến công du kéo dài 5 ngày của Tổng thống Benigno Aquino tới Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8.
Ông Lưu cho biết: "Chính vì vấn đề đó đã tồn tại nhiều thập kỷ, nên chúng ta không thể hy vọng nó sẽ được giải quyết ngay trong chuyến thăm này. Nhưng tôi nghĩ rằng chuyến thăm sẽ củng cố hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nhà lãnh đạo của hai chính phủ."
Tranh chấp tại biển Ðông đã trở thành một điểm gây căng thẳng giữa hai quốc gia trong phần lớn thời gian qua. Các giới chức Philippines cho biết đã xảy ra ít nhất 7 vụ va chạm với tàu Trung Quốc tại vùng biển mà Manila tuyên bố là thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình, mà theo quy định của Liên Hiệp Quốc, trải dài khoảng 370 km từ bờ biển của một quốc gia. Bắc Kinh tuyên bố không xâm phạm lãnh hải Philippines vì họ cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ biển Nam Trung Hoa, dựa trên một đòi hỏi chủ quyền đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Vùng biển này có các tuyến hàng hải quan trọng và được cho là có những trữ lượng khí đốt và dầu lửa rất lớn. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau tại biển Nam Trung Hoa.
Trong thời gian gần đây Philippines đã ra sức thúc đẩy cho việc giải quyết vụ tranh chấp này tại một tòa án LHQ. Trong khi đó, Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng họ muốn giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đàm phán song phương, không có sự tham gia của bên thứ ba. Trong các cuộc thảo luận, Philippines cho rằng các nước nên hợp tác và phối hợp thăm dò tại các vùng biển có tranh chấp.
Trong cuộc họp báo dành cho phóng viên địa phương và nước ngoài ở Manila ngày hôm nay, đại sứ Lưu cũng kêu gọi các bên cùng nhau hợp tác. Ông nói rằng Trung Quốc đã muốn thực hiện điều này từ năm 1985.
Ông Lưu nói: "Chúng tôi sẵn sàng tham gia thăm dò chung và khai thác chung với tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tại tất cả các vùng biển tranh chấp. Dĩ nhiên là chúng tôi cần đạt được sự đồng thuận, và phải có thỏa thuận về địa điểm và cách thức tiến hành hợp tác."
Ông Lưu nói rằng Trung Quốc sẽ phải nghiên cứu thêm về ý kiến của Philippines về mối quan hệ đối tác.
Hồi đầu tuần này, tàu hải quân mới nhất và lớn nhất của Philippines thả neo ở Manila. Nhiệm vụ chủ yếu của tàu BSP Gergorio Del Pilar dài 115 mét sẽ là bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Philippines tại biển Ðông.
Trong bài phát biểu chào đón con tàu hạng Hamilton, 46 năm tuổi, từ Hoa Kỳ, ông Aquino nhấn mạnh với quyết tâm củng cố phòng thủ quân sự của nước này.
Tổng thống Philippines nói rằng con tàu hiện đại này là biểu tượng của khả năng mới của nước này nhằm phòng thủ, bảo vệ, và nếu cần thiết, chiến đấu để bảo vệ quyền lợi của đất nước.
Các giới chức Philippines nói rằng chuyến thăm của tổng thống nước này tới Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào việc tăng cường thương mại, hợp tác kinh tế và du lịch giữa hai nước.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Christine Ortega hôm nay nói với các phóng viên rằng các giới chức Philippines không nghĩ là sẽ có một cuộc họp có tính chất đối đầu với Trung Quốc về vụ tranh chấp biển đảo. Nhưng bà nhấn mạnh rằng ông Aquino sẽ nêu ra vấn đề biển Tây Philippines, tức là biển Ðông theo cách gọi của chính phủ Philippines.