Page 1 of 1

Bắc Kinh hối thúc Libya bảo vệ các dự án đầu tư của Trung Qu

PostPosted: Tue Aug 23, 2011 7:09 am
by NewsReporter
VOA - World News

Giới chức Bộ Thương mại Trung Quốc Văn Trọng Lương tuyên bố Bắc Kinh đặc biệt quan tâm về sự an toàn của các vụ đầu tư của họ ở Libya.

Ông Văn nói sau khi Libya ổn định trở lại, Bắc Kinh hy vọng chính phủ mới sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư Trung Quốc ở đó. Ông nói Trung Quốc hy vọng tiếp tục đầu tư và hợp tác kinh tế với Libya trong tương lai.







Các Diễn Biến Quan Trọng Của Cuộc Nổi Dậy Libya

  • 15 tháng 2, 2011: Nổi dậy ở thành phố Benghazi được khơi nguồn từ cuộc cách mạng Mùa Xuân A-rập ở Tunisia và Ai Cập.

  • 26 tháng 2, 2011: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc áp đặt trừng phạt lên ông Moammar Gadhafi và gia đình, kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế điều tra cuộc đàn áp những người nổi dậy.

  • 19 tháng 3, 2011: Được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm; Hoa Kỳ, Anh và Pháp không kích Libya để chận đà tiến của lực lượng Gadhafi.

  • 26 tháng 3, 2011: Phe nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng Ajdabiya.

  • 30 tháng 3, 2011: Ngoại trưởng Moussa Koussa đào thoát sang Anh. Một số giới chức Libya cao cấp khác noi gương.

  • 30 tháng 4, 2011: Tên lửa của NATO giết chết người con út và 3 cháu nội của ông Gadhafi.

  • 7 tháng 6, 2011: Ông Gadhafi tuyên bố trên đài truyền hình sẽ không bao giờ đầu hàng.

  • 27 tháng 6, 2011: Tòa án Hình sự Quốc tế ra trát bắt giam ông Gadhafi, người con trai Seif al-Islam, và Giám đốc tình báo Abdullah al-Senussi, về tội ác chống nhân loại.

  • 15 tháng 7, 2011: Hoa Kỳ công nhận Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia là chính phủ hợp pháp của Libya.

  • 28 tháng 7, 2011: Cựu Bộ trưởng Nội vụ Abdel Fattah Younes, chạy sang phe nổi dậy hồi tháng 2 và làm tư lệnh quân sự cho phe này, bị giết chết.

  • 14 tháng 8, 2011: Phe nổi dậy tuyên bố chiếm được thị trấn chiến lược Zawiyah, nhưng tiếng súng dữ dội vẫn còn.

  • 20 tháng 8, 2011: Phe nổi dậy mở cuộc tấn công lần đầu tiên vào thủ đô Tripoli, có phối hợp với NATO.



Người phát ngôn của Trung Quốc đáp lại một câu hỏi về các nahn định do một giới chức tại một công ty dầu của Libya do phe nổi dậy điều hành, nói rằng Trung Quốc và Nga có thể mất các hợp đồng về dầu khí vì đã không hoàn toàn ủng hộ cuộc nổi dậy chống lại Moammar Gadhafi.

Moscow và Bắc Kinh đã không bỏ phiếu khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc biểu quyết hồi tháng 3 về một nghị quyết cho phép thực hiện các cuộc oanh kích chống lại lực lượng Gadhafi để bảo vệ thường dân ở Libya. Các giới chức Trung Quốc sau đó đã than phiền rằng các vụ oanh kích vượt quá nhiệm quyền của Liên Hiệp Quốc và kêu gọi một cuộc ngưng bắn.
Nhưng Bắc Kinh cũng đã tiếp xúc với phe nổi dậy Libya qua việc tiếp các nhà lãnh đạo của họ và gửi đặc sứ tới dự các cuộc đàm phán.

Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng Trung Quốc tham gia 50 dự án tại Libya, phần lớn là xây dựng cầu đường và hạ tầng cơ sở, trị giá gần 20 tỷ đôla. Libya cung cấp khoảng 3 phần trăm số dầu thô mà Trung Quốc nhập khẩu trong năm ngoái.

Kể từ khi bắt đầu tình trạng hỗn loạn ở Tripoli trong tuần này, chính phủ Trung Quốc chỉ nói rằng họ tôn trọng ý nguyện của nhân dân Libya và sẵn sàng đóng một vai trò thực tế vào công cuộc tái thiết của Libya trong tương lai. Một bài xã luận trên nhật báo Global Times hôm nay nhấn mạnh đến lập trường đó, và nói rằng một bài học rút ra được từ tình hình ở Libya là “không bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của nhân dân.”

Cùng lúc đó, công ty sản xuất dầu khí lớn nhất của Trung Quốc là Công ty Khoan dầu Trường Thành, đã đóng cửa 6 dự án lớn ở Libya, Syria, Niger và Algeria vì tình trạng bất ổn chính trị.

Những người sử dụng Internet ở Trung Quốc đã thảo luận về các diễn biến đang xảy ra tại Libya trong ngày hôm nay. Một người viết rằng một câu chuyện lạ lùng và hấp dẫn thu hút sự chú ý của công chúng, một người khác nói rằng Libya sẽ trở thành một con bù nhìn của Mỹ. Một người sử dụng Internet đã bàn về các mối quan ngại kinh tế về vụ nổi dậy, và nói rằng tình hình ở Libya có phần chắc sẽ dẫn đến giá dầu cao hơn trong nội địa Trung Quốc.