Thủ tướng Ấn Ðộ sẵn sàng tranh luận hợp lý về dự luật chống
Posted: Mon Aug 22, 2011 12:39 pm
VOA - World News
Vào lúc cuộc tuyệt thực chống tham nhũng của ông Anna Hazare bước sang ngày thứ 7, hàng chục ngàn người đã biểu lộ sự đồng lòng với ông tại một công viên thuộc New Delhi, nơi diễn ra cuộc phản kháng của ông.
Các bác sĩ cho biết ông bị mất 5 kilô, nhưng vẫn khỏe mạnh.
Trong dịp cuối tuần vừa rồi, số người đông chưa từng thấy đã tụ tập khắp nước để ủng hộ cuộc phản kháng của ông Hazare. Mọi người đội những cái nón ghi các hàng chữ chói chang: “Tôi là Anna Hazare”, và vẫy cờ tiến vào Mumbai, Bangalore, Chennai và nhiều thành phố khác.
Ông Hazare muốn chính phủ rút lại một dự luật chống tham nhũng đã đệ trình tại quốc hội, thay vào đó là một dự luật đã được các nhà hoạt động xã hội dân sự phác thảo vào ngày 30 tháng 8.
Dưới áp lực ngày càng gia tăng của các cuộc phản kháng, Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố dự luật gọi là Lokpal, là một “dự thảo chưa hoàn tất” và còn có thể thay đổi. Ông nói ai không đồng ý với dự luật này có thể phản đối qua quốc hội.
Ngoài ra, ông Singh còn nói nếu có một cơ quan theo dõi tham nhũng là hữu ích, nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề. Ông nói tham nhũng không thể được loại bỏ một sớm một chiều, và nhiều người không hiểu rõ tính phức tạp của việc tận diệt tham nhũng.
Nhưng các nhà tranh đấu xã hội dân sự, được khích lệ về sự ủng hộ to lớn trong tuần qua, không hề tỏ ý chịu lùi bước trong đòi hỏi phải có một đạo luật chống tham nhũng mạnh mẽ.
Họ kiên quyết đòi thủ tướng, ngành lập pháp và các giới chức thuộc tầng lớp thấp hơn, cũng không được hưởng đặc quyền miễn trừ đối với luật trên, như ý định của chính phủ.
Một trong những nhà tranh đấu hàng đầu về xã hội dân sự, ông Arvind Kejriwal, lý giải trước một cử tọa đông đảo vì sao dự luật của chính phủ sẽ không loại trừ được những vụ tham nhũng lặt vặt, thường đụng chạm đến dân thường.
Ông nói khi người dân tới một cơ quan chính phủ, họ thường phải lo để khỏi mất thời giờ. Theo ông, những công việc như cấp phát thẻ khẩu phần, lãnh tiền hưu, làm giấy khai sinh, v.v.., phải được thực hiện trong một thời gian nhất định, bằng không, các giới chức liên quan phải bị trừng phạt.
Chính phủ Ấn không muốn cho các tổ chức dân sự theo dõi toàn thể công chức, viện lý do điều đó phải cần tới một cơ chế to lớn và mới mẻ.
Chính phủ cũng chỉ ra rằng, tại các nước phương Tây, thủ tướng và thẩm phám được hưởng quyền miễn tố để họ khỏi trở thành mục tiêu trong các vụ kiện do các đối thủ chính trị.
Cả hai bên đều tuyên bố sẵn sàng thương thảo, nhưng chưa hề có động thái nào cho thấy các cuộc thương thảo chính thức sắp bắt đầu.
Vào lúc cuộc tuyệt thực chống tham nhũng của ông Anna Hazare bước sang ngày thứ 7, hàng chục ngàn người đã biểu lộ sự đồng lòng với ông tại một công viên thuộc New Delhi, nơi diễn ra cuộc phản kháng của ông.
Các bác sĩ cho biết ông bị mất 5 kilô, nhưng vẫn khỏe mạnh.
Trong dịp cuối tuần vừa rồi, số người đông chưa từng thấy đã tụ tập khắp nước để ủng hộ cuộc phản kháng của ông Hazare. Mọi người đội những cái nón ghi các hàng chữ chói chang: “Tôi là Anna Hazare”, và vẫy cờ tiến vào Mumbai, Bangalore, Chennai và nhiều thành phố khác.
Ông Hazare muốn chính phủ rút lại một dự luật chống tham nhũng đã đệ trình tại quốc hội, thay vào đó là một dự luật đã được các nhà hoạt động xã hội dân sự phác thảo vào ngày 30 tháng 8.
Dưới áp lực ngày càng gia tăng của các cuộc phản kháng, Thủ tướng Manmohan Singh tuyên bố dự luật gọi là Lokpal, là một “dự thảo chưa hoàn tất” và còn có thể thay đổi. Ông nói ai không đồng ý với dự luật này có thể phản đối qua quốc hội.
Ngoài ra, ông Singh còn nói nếu có một cơ quan theo dõi tham nhũng là hữu ích, nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề. Ông nói tham nhũng không thể được loại bỏ một sớm một chiều, và nhiều người không hiểu rõ tính phức tạp của việc tận diệt tham nhũng.
Nhưng các nhà tranh đấu xã hội dân sự, được khích lệ về sự ủng hộ to lớn trong tuần qua, không hề tỏ ý chịu lùi bước trong đòi hỏi phải có một đạo luật chống tham nhũng mạnh mẽ.
Họ kiên quyết đòi thủ tướng, ngành lập pháp và các giới chức thuộc tầng lớp thấp hơn, cũng không được hưởng đặc quyền miễn trừ đối với luật trên, như ý định của chính phủ.
Một trong những nhà tranh đấu hàng đầu về xã hội dân sự, ông Arvind Kejriwal, lý giải trước một cử tọa đông đảo vì sao dự luật của chính phủ sẽ không loại trừ được những vụ tham nhũng lặt vặt, thường đụng chạm đến dân thường.
Ông nói khi người dân tới một cơ quan chính phủ, họ thường phải lo để khỏi mất thời giờ. Theo ông, những công việc như cấp phát thẻ khẩu phần, lãnh tiền hưu, làm giấy khai sinh, v.v.., phải được thực hiện trong một thời gian nhất định, bằng không, các giới chức liên quan phải bị trừng phạt.
Chính phủ Ấn không muốn cho các tổ chức dân sự theo dõi toàn thể công chức, viện lý do điều đó phải cần tới một cơ chế to lớn và mới mẻ.
Chính phủ cũng chỉ ra rằng, tại các nước phương Tây, thủ tướng và thẩm phám được hưởng quyền miễn tố để họ khỏi trở thành mục tiêu trong các vụ kiện do các đối thủ chính trị.
Cả hai bên đều tuyên bố sẵn sàng thương thảo, nhưng chưa hề có động thái nào cho thấy các cuộc thương thảo chính thức sắp bắt đầu.