Châu Âu thúc đẩy việc chế tài Syria tại Hội đồng Bảo an LHQ
Posted: Fri Aug 19, 2011 8:30 am
VOA - World News
Phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, ông Philip Parham nói đã có không có tiến bộ đáng tin cậy của Damascus nhằm chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người biểu tình đòi dân chủ, và đã đến lúc phải gia tăng áp lực quốc tế để đem lại hiệu quả.
Ông nói: “Cũng tại Hội đồng này, chúng tôi tin rằng đã đến lúc phải thực thi thêm các biện pháp để tăng cường áp lực đối với những kẻ chịu trách nhiệm về bạo lực chống lại công dân Syria. Do đó chúng tôi sẽ bàn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an bao gồm các biện pháp để làm áp lực với những kẻ chịu trách nhiệm, và chúng tôi sẽ thảo luận nghị quyết đó với các đồng sự ở hội đồng trong những ngày sắp tới.”
Đại sứ Parham không đi vào chi tiết các biện pháp trừng phạt, và nói ông không muốn đoán trước các cuộc thảo luận giữa 15 nước thành viên. Nhưng ông nêu ra các biện pháp chế tài mà Liên Hiệp châu Âu đã áp đặt, bao gồm việc phong tỏa tài sản, cấm du hành và cấm vận vũ khí, và nói rằng đó là loại biện pháp gây khó khăn hơn cho chế độ tiếp tục dùng bạo lực.
Sau khi hôm qua kêu gọi Tổng thống Assad từ chức và loan báo các biện pháp chế tài mới có mục tiêu, trong đó có cả khu vực dầu hỏa của Syria, Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự ủng hộ các nước châu Âu.
Phó đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, bà Rosemary DiCarlo nói:
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi ủng hộ việc áp đặt thêm các biện pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết. Hơn bao giờ hết, Hội đồng Bảo An phải gia tăng áp lực đối với chế độ Assad.”
Nhưng có thể sẽ là một tiến trình khó khăn và kéo dài để thuyết phục các thành viên trong hội đồng như Nga và Trung Quốc không phủ quyết một nghị quyết như vậy.
Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã đáp máy bay từ Geneve đến Liên Hiệp Quốc để phát biểu trước cuộc họp kín.
Bà nói với các phóng viên sau đó rằng bà đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa tình hình Syria ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế, và nêu ra điểm hội đồng là cơ quan duy nhất có quyền làm như thế.
Bà Pillay nói: “Tôi cũng đề nghị đưa vấn đề ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế bởi vì tất cả các bằng chứng thu thập được trong một báo cáo của Ủy ban đều hỗ trợ cho kết luận rằng có những hành động vi phạm nhân quyền lan tràn và có hệ thống ở mức độ ngang với các tội ác đối với nhân loại.”
Nhưng bà nói bà không “đặt nhiều hy vọng” vào chuyện Hội đồng Bảo an sẽ hành động theo đề nghị của bà.
Báo cáo mà bà đề cập đến là của một phái bộ tìm hiểu sự thực và được công bố hôm qua.
Báo cáo viện dẫn những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan và có hệ thống nhắm vào giới hoạt động ở Syria. Báo cáo ghi nhận bằng chứng của trên 350 vụ hành quyết bừa bãi; việc sử dụng tra tấn; việc sử dụng xe tăng, vũ khí hạng nặng và máy bay trực thăng để trấn át dân chúng nổi loạn; và sự hiện diện của những nấm mồ tập thể, tất cả đều đưa đến kết luận là đi đến mức độ các tội ác chống lại nhân loại.
Phái bộ không được phép vào Syria nhưng đã phỏng vấn 180 người ở 4 quốc gia, trong đó có Syria, về những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng trong 5 tháng vừa qua.
Người đứng đầu về các vấn đề Nhân đạo của Liên Hiệp quốc, bà Valerie Amos cũng tường trình trước Hội đồng.
Sau đó bà nói rằng Damascus đã đồng ý cho phép một phái bộ nhân quyền thứ Bảy này vào Syria trong khoảng từ 3 đến 4 ngày.
Bà nói Liên Hiệp Quốc có những bảo đảm rằng sẽ được quyền tiếp xúc đầy đủ và phái bộ sẽ tập trung vào những khu vực đã có báo cáo về bạo lực để phái đoàn có thể tận mắt chứng kiến những sự kiện đang diễn ra.
Chính phủ của Tổng thống Assad đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ đang giết hại những người biểu tình ôn hòa, và nói rằng họ đang chống lại các băng đảng có vũ khí và các chiến binh nước ngoài muốn lật đổ chính phủ.
Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đại sứ Syria Bashar Ja'afari cho biết các chiến dịch của lực lượng an ninh Syria đã ngưng lại.
Ông nói: "Đúng vậy. Đó đã là một sự kiện trên thực địa. Các cuộc hành quân của quân đội và cảnh sát đã ngưng ở Syria.”
Đại sứ Syria cho biêt thêm rằng Tổng thống Assad đã công bố 20 biện pháp cải cách từ hồi tháng 3 nhưng rằng “một số người” không có thiện chí thông cảm hay thừa nhận các biện pháp này.
Các tổ chức nhân quyền và giới tranh đấu nói rằng có ít nhất 1.800 thường dân đã bị sát hại kể từ khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ bắt đầu ở Syria hồi giữa tháng 3.
Phó đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc, ông Philip Parham nói đã có không có tiến bộ đáng tin cậy của Damascus nhằm chấm dứt cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người biểu tình đòi dân chủ, và đã đến lúc phải gia tăng áp lực quốc tế để đem lại hiệu quả.
Ông nói: “Cũng tại Hội đồng này, chúng tôi tin rằng đã đến lúc phải thực thi thêm các biện pháp để tăng cường áp lực đối với những kẻ chịu trách nhiệm về bạo lực chống lại công dân Syria. Do đó chúng tôi sẽ bàn thảo một nghị quyết của Hội đồng Bảo an bao gồm các biện pháp để làm áp lực với những kẻ chịu trách nhiệm, và chúng tôi sẽ thảo luận nghị quyết đó với các đồng sự ở hội đồng trong những ngày sắp tới.”
Đại sứ Parham không đi vào chi tiết các biện pháp trừng phạt, và nói ông không muốn đoán trước các cuộc thảo luận giữa 15 nước thành viên. Nhưng ông nêu ra các biện pháp chế tài mà Liên Hiệp châu Âu đã áp đặt, bao gồm việc phong tỏa tài sản, cấm du hành và cấm vận vũ khí, và nói rằng đó là loại biện pháp gây khó khăn hơn cho chế độ tiếp tục dùng bạo lực.
Sau khi hôm qua kêu gọi Tổng thống Assad từ chức và loan báo các biện pháp chế tài mới có mục tiêu, trong đó có cả khu vực dầu hỏa của Syria, Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự ủng hộ các nước châu Âu.
Phó đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, bà Rosemary DiCarlo nói:
“Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi ủng hộ việc áp đặt thêm các biện pháp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết. Hơn bao giờ hết, Hội đồng Bảo An phải gia tăng áp lực đối với chế độ Assad.”
Nhưng có thể sẽ là một tiến trình khó khăn và kéo dài để thuyết phục các thành viên trong hội đồng như Nga và Trung Quốc không phủ quyết một nghị quyết như vậy.
Cao Ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã đáp máy bay từ Geneve đến Liên Hiệp Quốc để phát biểu trước cuộc họp kín.
Bà nói với các phóng viên sau đó rằng bà đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa tình hình Syria ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế, và nêu ra điểm hội đồng là cơ quan duy nhất có quyền làm như thế.
Bà Pillay nói: “Tôi cũng đề nghị đưa vấn đề ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế bởi vì tất cả các bằng chứng thu thập được trong một báo cáo của Ủy ban đều hỗ trợ cho kết luận rằng có những hành động vi phạm nhân quyền lan tràn và có hệ thống ở mức độ ngang với các tội ác đối với nhân loại.”
Nhưng bà nói bà không “đặt nhiều hy vọng” vào chuyện Hội đồng Bảo an sẽ hành động theo đề nghị của bà.
Báo cáo mà bà đề cập đến là của một phái bộ tìm hiểu sự thực và được công bố hôm qua.
Báo cáo viện dẫn những vụ vi phạm nhân quyền tràn lan và có hệ thống nhắm vào giới hoạt động ở Syria. Báo cáo ghi nhận bằng chứng của trên 350 vụ hành quyết bừa bãi; việc sử dụng tra tấn; việc sử dụng xe tăng, vũ khí hạng nặng và máy bay trực thăng để trấn át dân chúng nổi loạn; và sự hiện diện của những nấm mồ tập thể, tất cả đều đưa đến kết luận là đi đến mức độ các tội ác chống lại nhân loại.
Phái bộ không được phép vào Syria nhưng đã phỏng vấn 180 người ở 4 quốc gia, trong đó có Syria, về những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng trong 5 tháng vừa qua.
Người đứng đầu về các vấn đề Nhân đạo của Liên Hiệp quốc, bà Valerie Amos cũng tường trình trước Hội đồng.
Sau đó bà nói rằng Damascus đã đồng ý cho phép một phái bộ nhân quyền thứ Bảy này vào Syria trong khoảng từ 3 đến 4 ngày.
Bà nói Liên Hiệp Quốc có những bảo đảm rằng sẽ được quyền tiếp xúc đầy đủ và phái bộ sẽ tập trung vào những khu vực đã có báo cáo về bạo lực để phái đoàn có thể tận mắt chứng kiến những sự kiện đang diễn ra.
Chính phủ của Tổng thống Assad đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng họ đang giết hại những người biểu tình ôn hòa, và nói rằng họ đang chống lại các băng đảng có vũ khí và các chiến binh nước ngoài muốn lật đổ chính phủ.
Tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đại sứ Syria Bashar Ja'afari cho biết các chiến dịch của lực lượng an ninh Syria đã ngưng lại.
Ông nói: "Đúng vậy. Đó đã là một sự kiện trên thực địa. Các cuộc hành quân của quân đội và cảnh sát đã ngưng ở Syria.”
Đại sứ Syria cho biêt thêm rằng Tổng thống Assad đã công bố 20 biện pháp cải cách từ hồi tháng 3 nhưng rằng “một số người” không có thiện chí thông cảm hay thừa nhận các biện pháp này.
Các tổ chức nhân quyền và giới tranh đấu nói rằng có ít nhất 1.800 thường dân đã bị sát hại kể từ khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ bắt đầu ở Syria hồi giữa tháng 3.