Úc: Sắc tộc không phải là yếu tố dẫn tới các vụ tấn công sin
Posted: Wed Aug 17, 2011 6:18 am
VOA - World News
Viện Tội phạm học Australia nghiên cứu hơn 420.000 sinh viên nước ngoài trong khoảng thời gian 9 năm, đồng thời xem xét các hồ sơ cảnh sát. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là nghiên cứu đầy đủ nhất của Australia về việc sinh viên trở thành nạn nhân của của tội phạm.
Cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng du khách từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Malaysia và Hoa Kỳ bị hành hung ở tỷ lệ thấp hơn nhiều so với người dân sở tại nói chung.
Tuy nhiên, các vụ cướp của nhắm vào sinh viên Ấn Độ cao hơn đáng kể so với mức trung bình quốc gia, và cao gấp đôi so với các nhóm sinh viên quốc tế khác.
Cuộc nghiên cứu xem xét một loạt các vụ tấn công vào thanh niên Ấn Độ tại Melbourne và Sydney trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới năm 2009, đã gây xích mích về ngoại giao giữa Canberra và New Delhi. Ấn Độ cáo buộc Australia không có đủ biện pháp để ngăn chặn những kẻ du côn phân biệt chủng tộc mà nước này cho rằng nhắm mục tiêu vào công dân nước mình.
Viện Tội phạm học đã bác bỏ yếu tố phân biệt chủng tộc là lý do chính dẫn tới các vụ tấn công. Cơ quan này tin rằng các công dân Ấn Độ bị nhắm mục tiêu vì khả năng nói tiếng Anh của họ cho phép họ tìm được các công việc làm theo ca tại các trạm xăng và nhà hàng, nơi họ thường sử dụng hệ thống giao thông công cộng vào lúc đêm khuya.
Ông Jason Payne là Giám đốc nghiên cứu tại Chương trình theo dõi tội phạm nghiêm trọng và bạo lực tại Viện Tội phạm học ở Canberra.
Ông Payne cho biết: “Nhiều vụ cướp chúng ta đã thấy góp phần vào sự kiện tiêu biểu dường như có liên hệ tới thực tế rằng các nạn nhân làm việc trong các ngành công nghiệp hoạt động về đêm, có nhiều khả năng ít được đảm bảo an ninh, nên thường dễ bị kẻ cướp nhắm mục tiêu mà không tính tới động cơ sắc tộc. Cũng có một tỷ lệ cao gấp đôi về những vụ cướp của nhắm vào các sinh viên từ Ấn Độ xảy ra tại các địa điểm như các trạm sửa chữa, các cửa hàng tạp hóa mở cửa khuya và tại các bến taxi hay xung quanh các điểm đỗ taxi.”
Tuy nhiên, những người chỉ trích tin rằng nghiên cứu đã làm ngơ trước tầm quan trọng của vấn đề thành kiến sắc tộc trong các vụ tấn công nhắm vào sinh viên nước ngoài.
Ông Jesse Marshall, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên quốc gia Australia tin rằng thành kiến ắt phải là một yếu tố trong một số vụ.
Ông Marshall nói: “Khi ta thấy số sinh viên quốc tế người Ấn Độ có khả năng bị hành hung cao gấp ba lần so với sinh viên quốc tế người Mỹ tại các điểm có phương tiện giao thông công cộng, thì làm sao mà ta có thể nói màu da của sinh viên không dính líu gì tới việc họ bị hành hung.”
Các vụ tấn công nhắm vào thanh niên Ấn Độ không chỉ làm tổn hại mối quan hệ giữa Australia và Ấn Độ, mà còn ảnh hưởng tới thanh danh của ngành công nghiệp giáo dục quốc tế trị giá 18 tỷ đôla của nước này.
Kể từ khi xảy ra một loạt các vụ tấn công vào sinh viên Ấn Độ, chính phủ và cảnh sát đã cố gắng hết sức cải thiện an ninh cho hàng chục ngàn các thanh niên nước ngoài tới Australia du học mỗi năm.
Viện Tội phạm học Australia nghiên cứu hơn 420.000 sinh viên nước ngoài trong khoảng thời gian 9 năm, đồng thời xem xét các hồ sơ cảnh sát. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là nghiên cứu đầy đủ nhất của Australia về việc sinh viên trở thành nạn nhân của của tội phạm.
Cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng du khách từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Malaysia và Hoa Kỳ bị hành hung ở tỷ lệ thấp hơn nhiều so với người dân sở tại nói chung.
Tuy nhiên, các vụ cướp của nhắm vào sinh viên Ấn Độ cao hơn đáng kể so với mức trung bình quốc gia, và cao gấp đôi so với các nhóm sinh viên quốc tế khác.
Cuộc nghiên cứu xem xét một loạt các vụ tấn công vào thanh niên Ấn Độ tại Melbourne và Sydney trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới năm 2009, đã gây xích mích về ngoại giao giữa Canberra và New Delhi. Ấn Độ cáo buộc Australia không có đủ biện pháp để ngăn chặn những kẻ du côn phân biệt chủng tộc mà nước này cho rằng nhắm mục tiêu vào công dân nước mình.
Viện Tội phạm học đã bác bỏ yếu tố phân biệt chủng tộc là lý do chính dẫn tới các vụ tấn công. Cơ quan này tin rằng các công dân Ấn Độ bị nhắm mục tiêu vì khả năng nói tiếng Anh của họ cho phép họ tìm được các công việc làm theo ca tại các trạm xăng và nhà hàng, nơi họ thường sử dụng hệ thống giao thông công cộng vào lúc đêm khuya.
Ông Jason Payne là Giám đốc nghiên cứu tại Chương trình theo dõi tội phạm nghiêm trọng và bạo lực tại Viện Tội phạm học ở Canberra.
Ông Payne cho biết: “Nhiều vụ cướp chúng ta đã thấy góp phần vào sự kiện tiêu biểu dường như có liên hệ tới thực tế rằng các nạn nhân làm việc trong các ngành công nghiệp hoạt động về đêm, có nhiều khả năng ít được đảm bảo an ninh, nên thường dễ bị kẻ cướp nhắm mục tiêu mà không tính tới động cơ sắc tộc. Cũng có một tỷ lệ cao gấp đôi về những vụ cướp của nhắm vào các sinh viên từ Ấn Độ xảy ra tại các địa điểm như các trạm sửa chữa, các cửa hàng tạp hóa mở cửa khuya và tại các bến taxi hay xung quanh các điểm đỗ taxi.”
Tuy nhiên, những người chỉ trích tin rằng nghiên cứu đã làm ngơ trước tầm quan trọng của vấn đề thành kiến sắc tộc trong các vụ tấn công nhắm vào sinh viên nước ngoài.
Ông Jesse Marshall, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên quốc gia Australia tin rằng thành kiến ắt phải là một yếu tố trong một số vụ.
Ông Marshall nói: “Khi ta thấy số sinh viên quốc tế người Ấn Độ có khả năng bị hành hung cao gấp ba lần so với sinh viên quốc tế người Mỹ tại các điểm có phương tiện giao thông công cộng, thì làm sao mà ta có thể nói màu da của sinh viên không dính líu gì tới việc họ bị hành hung.”
Các vụ tấn công nhắm vào thanh niên Ấn Độ không chỉ làm tổn hại mối quan hệ giữa Australia và Ấn Độ, mà còn ảnh hưởng tới thanh danh của ngành công nghiệp giáo dục quốc tế trị giá 18 tỷ đôla của nước này.
Kể từ khi xảy ra một loạt các vụ tấn công vào sinh viên Ấn Độ, chính phủ và cảnh sát đã cố gắng hết sức cải thiện an ninh cho hàng chục ngàn các thanh niên nước ngoài tới Australia du học mỗi năm.