Mỹ: Cuộc trấn áp giới bất đồng ở Syria là 'khủng khiếp' và '
Posted: Tue Aug 16, 2011 7:10 am
VOA - World News
Các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ không thể làm gì hơn nữa về mặt áp lực kinh tế đối với Syria, và rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào việc hối thúc các nước còn giao dịch thương mại hay bán vũ khí cho chính phủ Damascus hãy chấm dứt các quan hệ đó.
Nhận định vừa kể được đưa ra vào lúc trọng điểm vụ trấn áp ở Syria chuyển qua thành phố duyên hải Latakia, nơi cư dân và các tổ chức nhân quyền nói rằng lực lượng chính phủ đã pháo kích các khu phố phía nam và một trại tỵ nạn của người Palestine, buộc hàng ngàn người bỏ chạy.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay có những điểm bất nhất trong các bản tin nói rằng các tàu hải quân của Syria đã pháo kích nhiều nơi ở Latakia. Nhưng bà nói xe thiết giáp đang ở trong thành phố, 'nổ súng vào những người vô tội' và rõ ràng là Tổng thống Syria Bashar al-Assad không đáp lại những lời kêu gọi ngày càng nhiều đòi chấm dứt bạo lực.
Bà Nuland nói: “Đây là một tay không nghe thấy những lời đồng thanh lên án ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế, và đó là lý do vì sao chúng tôi đang cố gắng hết sức cùng với các đối tác trên khắp thế giới gia tăng áp lực cả về chính trị lẫn kinh tế. Nhưng chúng tôi có cùng mối quan ngại với khắp thế giới rằng đây là một người tàn sát những kẻ vô tội, và liên tục làm như thế.”
Bà Nuland nói bất kể tình trạng bạo động đã kéo dài 5 tháng nhắm vào người biểu tình, vẫn có những nước mua dầu khí của Syria và chưa từ bỏ việc bán vũ khí cho Syria. Bà nói Hoa Kỳ đang vận động để tăng cường các hạn chế đối với chính phủ ở Damascua nhằm bảo đảm rằng “thông điệp của cộng đồng quốc tế có hiệu quả.”
Các chính phủ Ả Rập đã miễn cưỡng chỉ trích Damascus. Nhưng Thủ tường Jordani Marouf al-Bakhit hôm thứ hai đã kêu gọi mau chóng chấm dứt các hoạt động quân sự của Syria và đề nghị có biện pháp cụ thể và khẩn cấp đối với vấn đề cải cách chính trị.
Trong một bức thư gửi cho Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil al-Arabi, Human Rights Watch hối thúc tổ chức toàn Ả Rập này mở một cuộc họp khẩn cấp về Syria và làm áp lực đòi chính phủ Damascus phải chấp nhận một ủy ban tìm hiểu sự thực do Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, các ký giả và quan sát viên độc lập.
Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở ở New York này nói rằng muốn tiếp tục đóng vai trò quan trọng, Liên đoàn Ả Rập cần phải tách rời khỏi lịch sử như một tập hợp “các nhà độc tài ủng hộ các tội ác của nhau,” và ủng hộ các quyền lợi của công dân các nước thành viên.
Giám đốc đặc trách Ủng hộ Toàn cầu của Human Rights Watch Peggy Hicks nói rằng tiếng nói tập thể của Liên đoàn Ả Rập và các thành viên của tổ chức này phải “đặc biệt mạnh” khi đòi với Tổng thống Assad phải chấm dứt vụ đàn áp và xét lại các chính sách của ông ta, nhất là những chính sách loại trừ các thanh sát viên bên ngoài.
Bà Hicks cho biết: “Điều rất đáng lo ngại là thậm chí ngay đối với một thông cáo của chủ tịch Hội đồng Bảo an, họ vẫn tiếp tục leo thang thay vì giảm bớt tình trạng lạm dụng quyền hành. Điều chúng ta thực sự cần đến là có các thanh sát viên ngay tại chỗ có khả năng đánh giá sự kiện này. Đương nhiên, phía Syria tiếp tục nói rằng một phần của hành động bị khiêu khích bởi người biểu tình hay các băng đảng có vũ trang. Nhưng sự thực là chính Syria đã đơn phương ngăn chặn toàn bộ sự tiếp cận của bất cứ ai có khả năng kiểm chứng các tuyên bố đó một cách độc lập.”
Tổ chức Human Rights Watch cho rằng mặc dầu Liên đoàn Ả Rập giữ thái độ chung là im lặng về vấn đề Syria, hiến chương của liên đoàn tán đồng các quy ước quốc tế và khẳng định quyền tự do hội họp và phát biểu cũng như được bảo vệ không bị tra tấn.
Tổ chức này nói “chiến dịch đàn áp liên tục” ở Syria đã khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 120 người chết kể từ khi tháng Ramadan bắt đầu cách đây 1 tuần.
Các giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Hoa Kỳ không thể làm gì hơn nữa về mặt áp lực kinh tế đối với Syria, và rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tập trung vào việc hối thúc các nước còn giao dịch thương mại hay bán vũ khí cho chính phủ Damascus hãy chấm dứt các quan hệ đó.
Nhận định vừa kể được đưa ra vào lúc trọng điểm vụ trấn áp ở Syria chuyển qua thành phố duyên hải Latakia, nơi cư dân và các tổ chức nhân quyền nói rằng lực lượng chính phủ đã pháo kích các khu phố phía nam và một trại tỵ nạn của người Palestine, buộc hàng ngàn người bỏ chạy.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay có những điểm bất nhất trong các bản tin nói rằng các tàu hải quân của Syria đã pháo kích nhiều nơi ở Latakia. Nhưng bà nói xe thiết giáp đang ở trong thành phố, 'nổ súng vào những người vô tội' và rõ ràng là Tổng thống Syria Bashar al-Assad không đáp lại những lời kêu gọi ngày càng nhiều đòi chấm dứt bạo lực.
Bà Nuland nói: “Đây là một tay không nghe thấy những lời đồng thanh lên án ngày càng nhiều của cộng đồng quốc tế, và đó là lý do vì sao chúng tôi đang cố gắng hết sức cùng với các đối tác trên khắp thế giới gia tăng áp lực cả về chính trị lẫn kinh tế. Nhưng chúng tôi có cùng mối quan ngại với khắp thế giới rằng đây là một người tàn sát những kẻ vô tội, và liên tục làm như thế.”
Bà Nuland nói bất kể tình trạng bạo động đã kéo dài 5 tháng nhắm vào người biểu tình, vẫn có những nước mua dầu khí của Syria và chưa từ bỏ việc bán vũ khí cho Syria. Bà nói Hoa Kỳ đang vận động để tăng cường các hạn chế đối với chính phủ ở Damascua nhằm bảo đảm rằng “thông điệp của cộng đồng quốc tế có hiệu quả.”
Các chính phủ Ả Rập đã miễn cưỡng chỉ trích Damascus. Nhưng Thủ tường Jordani Marouf al-Bakhit hôm thứ hai đã kêu gọi mau chóng chấm dứt các hoạt động quân sự của Syria và đề nghị có biện pháp cụ thể và khẩn cấp đối với vấn đề cải cách chính trị.
Trong một bức thư gửi cho Tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil al-Arabi, Human Rights Watch hối thúc tổ chức toàn Ả Rập này mở một cuộc họp khẩn cấp về Syria và làm áp lực đòi chính phủ Damascus phải chấp nhận một ủy ban tìm hiểu sự thực do Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm, các ký giả và quan sát viên độc lập.
Tổ chức theo dõi nhân quyền có trụ sở ở New York này nói rằng muốn tiếp tục đóng vai trò quan trọng, Liên đoàn Ả Rập cần phải tách rời khỏi lịch sử như một tập hợp “các nhà độc tài ủng hộ các tội ác của nhau,” và ủng hộ các quyền lợi của công dân các nước thành viên.
Giám đốc đặc trách Ủng hộ Toàn cầu của Human Rights Watch Peggy Hicks nói rằng tiếng nói tập thể của Liên đoàn Ả Rập và các thành viên của tổ chức này phải “đặc biệt mạnh” khi đòi với Tổng thống Assad phải chấm dứt vụ đàn áp và xét lại các chính sách của ông ta, nhất là những chính sách loại trừ các thanh sát viên bên ngoài.
Bà Hicks cho biết: “Điều rất đáng lo ngại là thậm chí ngay đối với một thông cáo của chủ tịch Hội đồng Bảo an, họ vẫn tiếp tục leo thang thay vì giảm bớt tình trạng lạm dụng quyền hành. Điều chúng ta thực sự cần đến là có các thanh sát viên ngay tại chỗ có khả năng đánh giá sự kiện này. Đương nhiên, phía Syria tiếp tục nói rằng một phần của hành động bị khiêu khích bởi người biểu tình hay các băng đảng có vũ trang. Nhưng sự thực là chính Syria đã đơn phương ngăn chặn toàn bộ sự tiếp cận của bất cứ ai có khả năng kiểm chứng các tuyên bố đó một cách độc lập.”
Tổ chức Human Rights Watch cho rằng mặc dầu Liên đoàn Ả Rập giữ thái độ chung là im lặng về vấn đề Syria, hiến chương của liên đoàn tán đồng các quy ước quốc tế và khẳng định quyền tự do hội họp và phát biểu cũng như được bảo vệ không bị tra tấn.
Tổ chức này nói “chiến dịch đàn áp liên tục” ở Syria đã khiến khoảng 2.000 người thiệt mạng, trong đó có hơn 120 người chết kể từ khi tháng Ramadan bắt đầu cách đây 1 tuần.