Bà Suu Kyi thu hút các đám đông lớn trong chuyến du hành ngo
Posted: Mon Aug 15, 2011 9:08 am
VOA - World News
Dưới sự hộ tống của cảnh sát, đoàn xe 30 chiếc chở lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trong chuyến du hành chính trị đầu tiên ra ngoài thủ đô Rangoon kể từ khi bà được phóng thích hồi tháng 11 năm ngoái.
Trong những lời phát biểu với những đám đông nhiệt thành và những người chúc lành bà, bà Aung San Suu Kyi kêu gọi đoàn kết dân tộc. Bà nói bà hiểu các nhu cầu của dân chúng và đang tìm cách đáp lại. Bà cũng kêu gọi dân chúng ủng hộ đảng Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà, mà chính phủ quân nhân trước đã giải thể trước cuộc bầu cử năm ngoái.
Chuyến du hành hôm qua đến vùng Pegu diễn ra sau 2 vòng đàm phán với Bộ trưởng Lao động và Xã hội Aung Kyi.
Ông Naing Aung, tổng thư ký nhóm tranh đấu cho nhân quyền “Diễn đàn Dân chủ ở Miến Điện” có trụ sở ở Thái Lan, nói rằng các vụ đàm phán vừa qua và sự kiện các cơ quan truyền thông nhà nước tường thuật các vụ này có thể là dấu hiệu của một giai đoạn mới trong việc chính phủ thông tin liên lạc với phe đối lập.
Theo tiến sĩ Naing Aung, có sự thông cảm thực sự và một lộ đồ thực sự giữa bà Aung San Suu Kyi và chính phủ. Ông tỏ ý hy vọng sẽ có thêm các cuộc gặp gỡ công khai của bà Aung San Suu Kyi với nhân dân Miến Điện.
Kể từ khi chính phủ do phe dân sự lãnh đạo mới lên cầm quyền, các giới chức đã bị áp lực quốc tế đòi chứng tỏ tiến bộ trong các cải cách dân chủ. Nhưng chính phủ đã gửi đi những tín hiệu lẫn nộng cho bà Suu Kyi, và các cơ quan truyền thông nhà nước cảnh báo rằng các chuyến du hành của bà ra ngoài Rangoon có thể kích động bạo lực.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của bà với Bộ trưởng Aung Kyi đã được nhật báo chính thức Aùnh sáng Mới Myanmar tường thuật. Bài tường thuật nói 2 bên đã thảo luận 4 lãnh vực thỏa thuận gồm sự ổn định về hợp tác quốc gia và bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, va tránh xung đột.
Tiến sĩ Naing Aung nói dường như cả hai bên đều trông đợi các cuộc đàm phán thêm về những vấn đề cụ thể hơn bằng cách đề ra “các quy định căn bản cho các cuộc thương nghị.”
Bà Debbie Stothardt, một nữ phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Mạng lưới Thay thế ASEAN, nói rằng bà Suu Kyi đã tỏ ra thận trọng trong việc đối phó với chính phủ mới.
Bà Stothardt nói: “Một lập trường quan trọng của bà Aung San Suu Kyi là bà sẽ đáp lại với lời đối thoại hơn là những lời đe dọa. Trong các cuộc họp với ông Aung Kyi, bà tỏ ra hết sức hòa dịu và khá thực tiễn và biết điều. Tuy nhiên, bà từ chối không khuất phục trước những lời đe dọa có liên quan đến sự an toàn của bà. Bà từ chối không khuất phục trước những lời đe dọa nhắm vào sự an toàn cá nhân của bà nếu bà du hành ra khỏi Rangoon.”
Bà Stothard nói chính phủ đối mặt với áp lực phải duy trì một cuộc đối thoại với bà Suu Kyi. Hoa Kỳ đã hối thúc chính phủ đòi có tiến bộ “cụ thể’ trong các động tác hướng tới dân chủ.
Những người ủng hộ Suu Kyi cho hay nhà hoạt động 66 tuổi này sẽ thực hiện thêm các chuyến du hành trong tương lai để gặp gỡ nhân dân Miến Điện.
Dưới sự hộ tống của cảnh sát, đoàn xe 30 chiếc chở lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi trong chuyến du hành chính trị đầu tiên ra ngoài thủ đô Rangoon kể từ khi bà được phóng thích hồi tháng 11 năm ngoái.
Trong những lời phát biểu với những đám đông nhiệt thành và những người chúc lành bà, bà Aung San Suu Kyi kêu gọi đoàn kết dân tộc. Bà nói bà hiểu các nhu cầu của dân chúng và đang tìm cách đáp lại. Bà cũng kêu gọi dân chúng ủng hộ đảng Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà, mà chính phủ quân nhân trước đã giải thể trước cuộc bầu cử năm ngoái.
Chuyến du hành hôm qua đến vùng Pegu diễn ra sau 2 vòng đàm phán với Bộ trưởng Lao động và Xã hội Aung Kyi.
Ông Naing Aung, tổng thư ký nhóm tranh đấu cho nhân quyền “Diễn đàn Dân chủ ở Miến Điện” có trụ sở ở Thái Lan, nói rằng các vụ đàm phán vừa qua và sự kiện các cơ quan truyền thông nhà nước tường thuật các vụ này có thể là dấu hiệu của một giai đoạn mới trong việc chính phủ thông tin liên lạc với phe đối lập.
Theo tiến sĩ Naing Aung, có sự thông cảm thực sự và một lộ đồ thực sự giữa bà Aung San Suu Kyi và chính phủ. Ông tỏ ý hy vọng sẽ có thêm các cuộc gặp gỡ công khai của bà Aung San Suu Kyi với nhân dân Miến Điện.
Kể từ khi chính phủ do phe dân sự lãnh đạo mới lên cầm quyền, các giới chức đã bị áp lực quốc tế đòi chứng tỏ tiến bộ trong các cải cách dân chủ. Nhưng chính phủ đã gửi đi những tín hiệu lẫn nộng cho bà Suu Kyi, và các cơ quan truyền thông nhà nước cảnh báo rằng các chuyến du hành của bà ra ngoài Rangoon có thể kích động bạo lực.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của bà với Bộ trưởng Aung Kyi đã được nhật báo chính thức Aùnh sáng Mới Myanmar tường thuật. Bài tường thuật nói 2 bên đã thảo luận 4 lãnh vực thỏa thuận gồm sự ổn định về hợp tác quốc gia và bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, va tránh xung đột.
Tiến sĩ Naing Aung nói dường như cả hai bên đều trông đợi các cuộc đàm phán thêm về những vấn đề cụ thể hơn bằng cách đề ra “các quy định căn bản cho các cuộc thương nghị.”
Bà Debbie Stothardt, một nữ phát ngôn viên của tổ chức nhân quyền Mạng lưới Thay thế ASEAN, nói rằng bà Suu Kyi đã tỏ ra thận trọng trong việc đối phó với chính phủ mới.
Bà Stothardt nói: “Một lập trường quan trọng của bà Aung San Suu Kyi là bà sẽ đáp lại với lời đối thoại hơn là những lời đe dọa. Trong các cuộc họp với ông Aung Kyi, bà tỏ ra hết sức hòa dịu và khá thực tiễn và biết điều. Tuy nhiên, bà từ chối không khuất phục trước những lời đe dọa có liên quan đến sự an toàn của bà. Bà từ chối không khuất phục trước những lời đe dọa nhắm vào sự an toàn cá nhân của bà nếu bà du hành ra khỏi Rangoon.”
Bà Stothard nói chính phủ đối mặt với áp lực phải duy trì một cuộc đối thoại với bà Suu Kyi. Hoa Kỳ đã hối thúc chính phủ đòi có tiến bộ “cụ thể’ trong các động tác hướng tới dân chủ.
Những người ủng hộ Suu Kyi cho hay nhà hoạt động 66 tuổi này sẽ thực hiện thêm các chuyến du hành trong tương lai để gặp gỡ nhân dân Miến Điện.