Kỷ niệm 50 năm ngày xây bức tường Berlin
Posted: Fri Aug 12, 2011 6:41 pm
VOA - World News
Trong một thời gian dài, bức tường không những chia cách Đông và Tây Berlin, mà còn là biểu tượng của hai thế giới: một thế giới tự do và một thế giới sau “Bức màn Sắt”.
Nhưng làm thế nào bức tường xuất hiện?
Berlin bị chia đôi sau Thế chiến Thứ hai. Vào năm 1949, Đông Berlin-khu vực do Sô Viết chiếm đóng-trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức vừa mới thành lập. Tây Berlin do Hoa Kỳ, Anh và Pháp kiểm soát.
Điều thông thường lúc bấy giờ là người dân Berlin sống tại miền Đông nhưng làm việc ở miền Tây và ngược lại. Mỗi ngày có nửa triệu người tự do đi từ vùng xã hội chủ nghĩa sang vùng tư bản chủ nghĩa và trở về lại.
Tất cả sinh hoạt này chấm dứt vào ngày 13 tháng 8 năm 1961. Trong một đêm, biên giới giữa hai phần Berlin bị đóng lại.
Sáng hôm sau hàng ngàn người không thể di chuyển trong thành phố. Đường bị chặn bằng hàng rào dây kẽm gai, đường phố bị đào xới, quân đội có mặt ngoài đường. Tuy nhiên điều khác biệt ngạc nhiên nhất là một bức tường dài chia cắt phần bên này và bên kia Berlin.
Tại sao việc này xảy ra?...
… Đó là vì Tây Berlin làm cho Liên bang Xô Viết và Đông Đức nhức đầu. Con người và tài nguyên rời bỏ phía cộng sản thông qua biên giới không bị cản trở; ý thức hệ thị trường tự do xâm nhập từ Tây sang Đông.
Đối với Đông Đức, đây là một yếu tố làm mất ổn định sâu sắc. Sau khi tham khảo với Moscow, chính phủ Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới.
Thoạt đầu, dân chúng tụ tập đông đảo cả hai bên đường chia cách. Tuy nhiên bất cứ âm mưu nào vượt qua biên giới đều bị quân đội và cảnh sát Đông Đức chặn đứng. Phương Tây bất bình. Căng thẳng trong thành phố dâng cao. Hậu quả đã xảy ra “Cuộc khủng hoảng Berlin,” một trong những cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ.
Vào ngày 28 tháng 10, xe Jeep, xe ủi đất và chiến xa của quân đội Hoa Kỳ bắt đầu di chuyển từ khu vực phía Tây đến cổng Brandenburg, dự trù phá hủy những rào cản. Tuy nhiên chiến xa của Xô Viết trờ tới. Cuộc khủng hoảng ở mức cao điểm. Suốt đêm, các chiến xa nằm đối diện nhau. Vào buổi sáng, các xe cơ giới rút lui, và ngay tức thì cuộc khủng hoảng chấm dứt. Nhưng rõ ràng là bức tường vẫn còn đó.
Bức tường Berlin trở thành biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Đầu tiên chỉ gồm có hàng rào kẽm gai. Đường phân cách nằm xuyên qua các quảng trường, cầu cống, đường phố, kể cả những tòa nhà.
Năm 1962, một bức tường song song được dựng lên-cùng với “vùng chán ghét”—sau đó được biết dưới danh hiệu “là giải đất tử thần”—đầy rẫy những giao thông hào, mìn bẫy và những công sự phòng thủ khác.
Vào năm 1975, một bức tường mới được xây lên, sử dụng 45 ngàn khối xi măng.
Bức tường đứng vững suốt 20.315 ngày. Hàng trăm người chết khi từ Đông Berlin cố vượt bức tường để sang phía Tây.
Vào năm 1987, cũng tại Berlin, thế giới được nghe một bài diễn văn nổi tiếng khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan kêu gọi nhà lãnh đạo Sô Viết Mikhail Gorbachev.
Tổng thống Reagon nói: “Ngài Gorbachev, hãy mở cổng này.”
Vào năm 1989, bức tường sụp đổ khi chính phủ Đông Đức thình lình mở lại biên giới.
Trong một thời gian dài, bức tường không những chia cách Đông và Tây Berlin, mà còn là biểu tượng của hai thế giới: một thế giới tự do và một thế giới sau “Bức màn Sắt”.
Nhưng làm thế nào bức tường xuất hiện?
Berlin bị chia đôi sau Thế chiến Thứ hai. Vào năm 1949, Đông Berlin-khu vực do Sô Viết chiếm đóng-trở thành thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức vừa mới thành lập. Tây Berlin do Hoa Kỳ, Anh và Pháp kiểm soát.
Điều thông thường lúc bấy giờ là người dân Berlin sống tại miền Đông nhưng làm việc ở miền Tây và ngược lại. Mỗi ngày có nửa triệu người tự do đi từ vùng xã hội chủ nghĩa sang vùng tư bản chủ nghĩa và trở về lại.
Tất cả sinh hoạt này chấm dứt vào ngày 13 tháng 8 năm 1961. Trong một đêm, biên giới giữa hai phần Berlin bị đóng lại.
Sáng hôm sau hàng ngàn người không thể di chuyển trong thành phố. Đường bị chặn bằng hàng rào dây kẽm gai, đường phố bị đào xới, quân đội có mặt ngoài đường. Tuy nhiên điều khác biệt ngạc nhiên nhất là một bức tường dài chia cắt phần bên này và bên kia Berlin.
Tại sao việc này xảy ra?...
… Đó là vì Tây Berlin làm cho Liên bang Xô Viết và Đông Đức nhức đầu. Con người và tài nguyên rời bỏ phía cộng sản thông qua biên giới không bị cản trở; ý thức hệ thị trường tự do xâm nhập từ Tây sang Đông.
Đối với Đông Đức, đây là một yếu tố làm mất ổn định sâu sắc. Sau khi tham khảo với Moscow, chính phủ Đông Đức quyết định đóng cửa biên giới.
Thoạt đầu, dân chúng tụ tập đông đảo cả hai bên đường chia cách. Tuy nhiên bất cứ âm mưu nào vượt qua biên giới đều bị quân đội và cảnh sát Đông Đức chặn đứng. Phương Tây bất bình. Căng thẳng trong thành phố dâng cao. Hậu quả đã xảy ra “Cuộc khủng hoảng Berlin,” một trong những cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ.
Vào ngày 28 tháng 10, xe Jeep, xe ủi đất và chiến xa của quân đội Hoa Kỳ bắt đầu di chuyển từ khu vực phía Tây đến cổng Brandenburg, dự trù phá hủy những rào cản. Tuy nhiên chiến xa của Xô Viết trờ tới. Cuộc khủng hoảng ở mức cao điểm. Suốt đêm, các chiến xa nằm đối diện nhau. Vào buổi sáng, các xe cơ giới rút lui, và ngay tức thì cuộc khủng hoảng chấm dứt. Nhưng rõ ràng là bức tường vẫn còn đó.
Bức tường Berlin trở thành biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Đầu tiên chỉ gồm có hàng rào kẽm gai. Đường phân cách nằm xuyên qua các quảng trường, cầu cống, đường phố, kể cả những tòa nhà.
Năm 1962, một bức tường song song được dựng lên-cùng với “vùng chán ghét”—sau đó được biết dưới danh hiệu “là giải đất tử thần”—đầy rẫy những giao thông hào, mìn bẫy và những công sự phòng thủ khác.
Vào năm 1975, một bức tường mới được xây lên, sử dụng 45 ngàn khối xi măng.
Bức tường đứng vững suốt 20.315 ngày. Hàng trăm người chết khi từ Đông Berlin cố vượt bức tường để sang phía Tây.
Vào năm 1987, cũng tại Berlin, thế giới được nghe một bài diễn văn nổi tiếng khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan kêu gọi nhà lãnh đạo Sô Viết Mikhail Gorbachev.
Tổng thống Reagon nói: “Ngài Gorbachev, hãy mở cổng này.”
Vào năm 1989, bức tường sụp đổ khi chính phủ Đông Đức thình lình mở lại biên giới.