Người Israel tranh cãi về đường biên giới trước cuộc chiến n
Posted: Tue May 24, 2011 12:49 pm
VOA - World News
Ramot là một khu ngoại ô gồm những dãy nhà ngăn nắp trên một đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Jerusalem. Khu nhà này tọa lạc trên một vùng đất kế cận ngay một nơi từng diễn ra trận chiến giữa các lực lượng của Israel và Jordan trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967 rồi bị Israel chiếm giữ.
Bà Hilary Herzberger, là một di dân người Do Thái từ Nam Phi đến, là một trong những cư dân đầu tiên tại đây.
Bà nói: ”Chúng tôi muốn sống trong một cộng đồng ở Jerusalem và đây là phần đất đã được chia cho cộng đồng chúng tôi để xây 116 căn nhà. Chưa bao giờ vấn đề chính trị thực sự được đặt ra."
Các cư dân trong cộng đồng Ramot đến đây để tìm một đời sống yên tĩnh, dễ chịu ở vùng ngoại ô. Họ đã tìm được cuộc sống như thế. Một khu thương xá đang được xây ngay cạnh một xa lộ tốc hành nối liền các khu xóm với trung tâm Jerusalem, chỉ cách đấy mấy phút lái xe.
Phá vỡ sự thoải mái tĩnh lặng của cộng đồng này là cái thực tế chính trị khi Ramot là một phần đất nằm ngoài đường ranh năm 1967.
Giống như các khu vực khác kế cận với Jerusalem bị Israel chiếm, Ramot bị nhà nước Do Thái sáp nhập trong một hành động chưa bao giờ được quốc tế công nhận.
Từ nhiều thập niên nay, chính phủ Israel thực thi một chính sách xây dựng các khu vực của người Do Thái bao quanh Jerusalem nhắm mục đích giữ an ninh cho thành phố chống lại với các vụ tấn công trong tương lai.
Giới lãnh đạo của người Palestine tuyên bố vùng đất nơi cộng đồng Ramot tọa lạc cũng như các khu xóm khác và khu vực đông Jerusalem là một phần của quốc gia tương lai của họ.
Nhà cầm quyền Israel đã dựng một tường chắn ngăn cách Romot với thị trấn Beit Iksa của người Ả Rập ở bờ tây sông Jordan cùng với 27.000 dân sống trong đó.
Ông Omar Gayth, phó chủ tịch hội đồng thành phố, nói rằng Israel đã ngăn cấm cư dân Beit Iksa đến làm việc trên đồng ruộng của họ ở bên kia tường rào. Theo ông, những biện pháp này là một thòng lọng bóp nghẹt kế sinh nhai của người Palestine và cần phải giải quyết trước hết.
Ông Omar Gayth cho rằng giải pháp mà ông tìm kiếm không phải là trở về với đường biên giới năm 1967. Ông cho biết điều mà người dân ở Beit Iksa cần là quyền được lai vãng đến những vùng đất của họ, bất cứ ở đâu.
Vần đề đường biên giới năm 1967 từ lâu vẫn là một phần trong tiến trình tìm hòa bình giữa Israel và Palestine, và thảo luận về dường ranh này là chuyện hết sức nhạy cảm cho người Israel.
Bà Hilary Herzberger loại bỏ bất cứ một dự tính nào đòi trở lại đường biên giới đình chiến. Những cuộc thảo luận về việc trao đổi các vùng đất cũng khiến bà phập phồng lo sợ.
Bà nói: ”Nếu nói về cộng đồng Ramot, chúng tôi có chừng 45.000 dân và chúng tôi có các khu cư dân khác tương tự như vậy. Những khu cư dân như vậy giờ đây đã là một phần của Jerusalem, không đặt thành vấn đề nữa, vì thế khi chúng tôi nghe nói đến “đường ranh năm 67” thực là chuyện sét đánh ngang tai.”
Nhiều người Israel ca ngợi Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã không nhượng bộ điều mà họ cho là áp lực của Hoa Kỳ muốn Israel từ bỏ một phần đất đai.
Đối với những người Israel như bà Herzberger nhất định không có chuyện trở lui lại đường ranh cũ.
Ramot là một khu ngoại ô gồm những dãy nhà ngăn nắp trên một đỉnh đồi nhìn xuống thành phố Jerusalem. Khu nhà này tọa lạc trên một vùng đất kế cận ngay một nơi từng diễn ra trận chiến giữa các lực lượng của Israel và Jordan trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967 rồi bị Israel chiếm giữ.
Bà Hilary Herzberger, là một di dân người Do Thái từ Nam Phi đến, là một trong những cư dân đầu tiên tại đây.
Bà nói: ”Chúng tôi muốn sống trong một cộng đồng ở Jerusalem và đây là phần đất đã được chia cho cộng đồng chúng tôi để xây 116 căn nhà. Chưa bao giờ vấn đề chính trị thực sự được đặt ra."
Các cư dân trong cộng đồng Ramot đến đây để tìm một đời sống yên tĩnh, dễ chịu ở vùng ngoại ô. Họ đã tìm được cuộc sống như thế. Một khu thương xá đang được xây ngay cạnh một xa lộ tốc hành nối liền các khu xóm với trung tâm Jerusalem, chỉ cách đấy mấy phút lái xe.
Phá vỡ sự thoải mái tĩnh lặng của cộng đồng này là cái thực tế chính trị khi Ramot là một phần đất nằm ngoài đường ranh năm 1967.
Giống như các khu vực khác kế cận với Jerusalem bị Israel chiếm, Ramot bị nhà nước Do Thái sáp nhập trong một hành động chưa bao giờ được quốc tế công nhận.
Từ nhiều thập niên nay, chính phủ Israel thực thi một chính sách xây dựng các khu vực của người Do Thái bao quanh Jerusalem nhắm mục đích giữ an ninh cho thành phố chống lại với các vụ tấn công trong tương lai.
Giới lãnh đạo của người Palestine tuyên bố vùng đất nơi cộng đồng Ramot tọa lạc cũng như các khu xóm khác và khu vực đông Jerusalem là một phần của quốc gia tương lai của họ.
Nhà cầm quyền Israel đã dựng một tường chắn ngăn cách Romot với thị trấn Beit Iksa của người Ả Rập ở bờ tây sông Jordan cùng với 27.000 dân sống trong đó.
Ông Omar Gayth, phó chủ tịch hội đồng thành phố, nói rằng Israel đã ngăn cấm cư dân Beit Iksa đến làm việc trên đồng ruộng của họ ở bên kia tường rào. Theo ông, những biện pháp này là một thòng lọng bóp nghẹt kế sinh nhai của người Palestine và cần phải giải quyết trước hết.
Ông Omar Gayth cho rằng giải pháp mà ông tìm kiếm không phải là trở về với đường biên giới năm 1967. Ông cho biết điều mà người dân ở Beit Iksa cần là quyền được lai vãng đến những vùng đất của họ, bất cứ ở đâu.
Vần đề đường biên giới năm 1967 từ lâu vẫn là một phần trong tiến trình tìm hòa bình giữa Israel và Palestine, và thảo luận về dường ranh này là chuyện hết sức nhạy cảm cho người Israel.
Bà Hilary Herzberger loại bỏ bất cứ một dự tính nào đòi trở lại đường biên giới đình chiến. Những cuộc thảo luận về việc trao đổi các vùng đất cũng khiến bà phập phồng lo sợ.
Bà nói: ”Nếu nói về cộng đồng Ramot, chúng tôi có chừng 45.000 dân và chúng tôi có các khu cư dân khác tương tự như vậy. Những khu cư dân như vậy giờ đây đã là một phần của Jerusalem, không đặt thành vấn đề nữa, vì thế khi chúng tôi nghe nói đến “đường ranh năm 67” thực là chuyện sét đánh ngang tai.”
Nhiều người Israel ca ngợi Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã không nhượng bộ điều mà họ cho là áp lực của Hoa Kỳ muốn Israel từ bỏ một phần đất đai.
Đối với những người Israel như bà Herzberger nhất định không có chuyện trở lui lại đường ranh cũ.