Giới chức Mỹ tiến hành đánh giá tình hình lương thực ở Bắc T
Posted: Tue May 24, 2011 10:42 am
VOA - World News
Lần đầu tiên, Bình Nhưỡng cho phép một đặc sứ Hoa Kỳ đảm trách vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên tới thăm nước này.
Đại sứ Robert King dẫn đầu một phái đoàn gồm năm người tới Bắc Triều Tiên với mục đích chính là đánh giá xem liệu Hoa Kỳ có nên tái tục viện trợ lương thực cho đất nước cộng sản nghèo khó này hay không.
Đại sứ dự kiến sẽ ở lại đó cho tới hết thứ bảy, nhưng các giới chức Hoa Kỳ nói rằng một số thành viên trong đoàn có thể ở lại lâu hơn để đánh giá tình hình tại các khu vực xa xôi hẻo lánh của nước này.
Trong những tháng gần đây, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đã kêu gọi khẩn cấp xin viện trợ lương thực. Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói rằng hơn 6 triệu người Bắc Triều Tiên hiện thiếu lương thực.
Ông Daniel Pinkston, phân tích gia cao cấp của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Seoul, cho rằng không còn nghi ngờ gì về chuyện Bắc Triều Tiên không thể nuôi nổi người dân nước mình.
Ông Pinkston nói: “Cuộc tranh luận hiện thời là về mức độ trầm trọng, và liệu thực sự là năm nay có tệ hại hơn hay tệ hại một cách đáng kể hơn, so với năm ngoái hay các năm trước hay không. Tôi nghĩ đó là điều mà phái đoàn thẩm định muốn tìm hiểu. Họ sẽ tìm cách xác nhận một số dữ liệu cũng như đánh giá của nhóm thuộc WFP. Và sau đó dĩ nhiên sẽ là đưa ra một quyết định chính trị xem cách thức tiến hành như thế nào.”
Tại cả Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, hiện có sự chia rẽ về các hệ quả của việc viện trợ như vậy đối với đất nước cộng sản cô lập này.
Những ai ủng hộ việc viện trợ lương thực cho rằng điều đó sẽ khuyến khích mở cửa đất nước hoặc khiến cho Bình Nhưỡng phải nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân hoặc nhân đạo. Những ai phản đối cho rằng từ chối viện trợ cho một nước áp chế như vậy có thể sẽ giúp đẩy nhanh việc sụp đổ chính phủ nước này.
Phân tích gia Pinkston của ICG hoài nghi về việc cả hai giải pháp này sẽ có thể trở thành một chất xúc tác.
Ông Pinkston nói tiếp: “Tôi không nghĩ việc viện trợ hay không viện trợ lương thực sẽ thực sự thay đổi tình thế. Điều này thực sự không có lực đẩy hoặc ảnh hưởng đến các chính sách chính trị ở Bình Nhưỡng.”
Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton, bốn thượng nghị sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ đã kêu gọi một đường lối thận trọng và nói rằng họ có những nghi vấn về kết luận của báo cáo do Chương trình Lương thực Thế giới thực hiện. Các chính trị gia nói rằng Bình Nhưỡng có thể sử dụng viện trợ lương thực là một vũ khí chính trị, và rằng bất kỳ sự tái tục viện trợ nào cũng chỉ nên được thực hiện sau khi hội kiến với các đồng minh của Washington ở Seoul và Tokyo.
Viện trợ lương thực của Hoa Kỳ cho Bắc Triều Tiên đã bị đình chỉ cách đây hơn hai năm, sau khi Bình Nhưỡng không chịu cho phép việc gia tăng con số các quan sát viên nói tiếng Triều Tiên, những người được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng lương thực tới được những người cần chúng nhất chứ không phải là được chuyển cho quân đội hay những người quyền thế.
Lần đầu tiên, Bình Nhưỡng cho phép một đặc sứ Hoa Kỳ đảm trách vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên tới thăm nước này.
Đại sứ Robert King dẫn đầu một phái đoàn gồm năm người tới Bắc Triều Tiên với mục đích chính là đánh giá xem liệu Hoa Kỳ có nên tái tục viện trợ lương thực cho đất nước cộng sản nghèo khó này hay không.
Đại sứ dự kiến sẽ ở lại đó cho tới hết thứ bảy, nhưng các giới chức Hoa Kỳ nói rằng một số thành viên trong đoàn có thể ở lại lâu hơn để đánh giá tình hình tại các khu vực xa xôi hẻo lánh của nước này.
Trong những tháng gần đây, các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đã kêu gọi khẩn cấp xin viện trợ lương thực. Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói rằng hơn 6 triệu người Bắc Triều Tiên hiện thiếu lương thực.
Ông Daniel Pinkston, phân tích gia cao cấp của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ở Seoul, cho rằng không còn nghi ngờ gì về chuyện Bắc Triều Tiên không thể nuôi nổi người dân nước mình.
Ông Pinkston nói: “Cuộc tranh luận hiện thời là về mức độ trầm trọng, và liệu thực sự là năm nay có tệ hại hơn hay tệ hại một cách đáng kể hơn, so với năm ngoái hay các năm trước hay không. Tôi nghĩ đó là điều mà phái đoàn thẩm định muốn tìm hiểu. Họ sẽ tìm cách xác nhận một số dữ liệu cũng như đánh giá của nhóm thuộc WFP. Và sau đó dĩ nhiên sẽ là đưa ra một quyết định chính trị xem cách thức tiến hành như thế nào.”
Tại cả Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên, hiện có sự chia rẽ về các hệ quả của việc viện trợ như vậy đối với đất nước cộng sản cô lập này.
Những ai ủng hộ việc viện trợ lương thực cho rằng điều đó sẽ khuyến khích mở cửa đất nước hoặc khiến cho Bình Nhưỡng phải nhượng bộ về các vấn đề hạt nhân hoặc nhân đạo. Những ai phản đối cho rằng từ chối viện trợ cho một nước áp chế như vậy có thể sẽ giúp đẩy nhanh việc sụp đổ chính phủ nước này.
Phân tích gia Pinkston của ICG hoài nghi về việc cả hai giải pháp này sẽ có thể trở thành một chất xúc tác.
Ông Pinkston nói tiếp: “Tôi không nghĩ việc viện trợ hay không viện trợ lương thực sẽ thực sự thay đổi tình thế. Điều này thực sự không có lực đẩy hoặc ảnh hưởng đến các chính sách chính trị ở Bình Nhưỡng.”
Trong một bức thư gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton, bốn thượng nghị sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ đã kêu gọi một đường lối thận trọng và nói rằng họ có những nghi vấn về kết luận của báo cáo do Chương trình Lương thực Thế giới thực hiện. Các chính trị gia nói rằng Bình Nhưỡng có thể sử dụng viện trợ lương thực là một vũ khí chính trị, và rằng bất kỳ sự tái tục viện trợ nào cũng chỉ nên được thực hiện sau khi hội kiến với các đồng minh của Washington ở Seoul và Tokyo.
Viện trợ lương thực của Hoa Kỳ cho Bắc Triều Tiên đã bị đình chỉ cách đây hơn hai năm, sau khi Bình Nhưỡng không chịu cho phép việc gia tăng con số các quan sát viên nói tiếng Triều Tiên, những người được giao nhiệm vụ bảo đảm rằng lương thực tới được những người cần chúng nhất chứ không phải là được chuyển cho quân đội hay những người quyền thế.