Sự xuống dốc của kinh tế Châu Âu, Mỹ giúp Châu Á thu hút thê
Posted: Tue Aug 09, 2011 1:27 pm
VOA - World News
Tuy các thị trường chứng khoán toàn cầu đang gặp phải nhiều sóng gió, Ngân hàng Phát triển Châu Á tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Châu Á. Trong bản phúc trình hàng năm về các thị trường vốn Châu Á, các nhà phân tích của ADB dự báo khu vực này sẽ có tỉ lệ tăng trưởng 7% trong năm 2011 và 2012.
Ông Iwan J. Aziz, Giám đốc Phòng Hợp nhất Kinh tế Khu vực của ADB, tin rằng sự tăng trưởng đều đặn của kinh tế Châu Á trong những năm gần đây sẽ giúp khu vực này thu hút thêm các nhà đầu tư. Nhưng ông nói rằng nguồn vốn đổ vào Châu Á cũng tạo ra những thách thức:
Ông Aziz nói: "Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ là khi mọi việc ngã ngũ, nguồn vốn sẽ tiếp tục đổ vào khu vực Châu Á và tạo ra những vấn đề cùng với những thách thức cho khu vực này. Ngay sau khi xảy ra vụ suy thoái toàn cầu năm 2008 và sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, nguồn vốn ồ ạt đổ vào khu vực đã tạo ra tình trạng hỗn loạn và điều đó có thể tái diễn sau khi trận phong ba hiện nay đến hồi kết thúc.
Nguồn vốn đổ vào sẽ làm tăng giá trị của các loại chỉ tệ trong khu vực đối với đồng đô la Mỹ, gây phương hại cho các công nghiệp lệ thuộc vào việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu."
Ông Aziz giải thích thêm: "Điều đó sẽ tạo ra những vấn đề hay thách thức cho các nền kinh tế thiên về xuất khẩu ở Châu Á, như Thái Lan chẳng hạn. Họ sẽ phải cố gắng hết sức để tìm cách ứng phó với vấn đề từ cả hai phía: phía số lượng và phía giá cả hay tỉ giá hối đoái."
Ông Aziz cho hay mãi cho tới hồi gần đây sự quan tâm chính của các kinh tế gia của ADB là áp lực lạm phát ở Châu Á vì sự gia tăng của giá nông khoáng sản và lương thực. Nhưng ông nói rằng những mối lo ngại này đang chuyển đổi vì nhu cầu thế giới xuống thấp đã giảm bớt áp lực giá cả của các loại khoáng sản như dầu lửa.
Ông Narongchai Akrasanee, cựu Bộ trưởng Thương mại Thái Lan và là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất Nhập khẩu, cho biết từ khi xảy ra vụ khủng hoảng tài chánh Châu Á năm 1997 tới nay, khu vực này chẳng những đã bớt lệ thuộc vào các thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu mà còn nối kết chặt chẽ hơn với các nền kinh tế của Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Narongchai nói: "Điều đã xảy ra là bắt đầu từ năm 2007, 2008 chúng tôi đã có thể bớt lệ thuộc hơn vào các thị trường Tây phương so với thời kỳ trước đó. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đã hồi phục nhanh chóng hơn sau năm 2009. Tôi nghĩ rằng lúc này thị trường Châu Á giúp ích cho chúng tôi rất nhiều."
Các kinh tế gia của ADB cho biết các ngân hàng trung ương trong vùng có thể phải xem xét lại các chính sách như kiểm soát nguồn vốn để quản lý một làn sóng mới của nguồn vốn đổ vào khu vực này.
Mặc dù vậy, phúc trình công bố hôm nay cho biết xu thế tăng trưởng chậm của các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực sẽ tiếp tục trong những năm sắp tới. Tuy sự hồi phục của Nhật Bản được thúc đẩy bởi hoạt động tái thiết sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3, sự tăng trưởng rất yếu kém của thị trường công ăn việc làm ở Mỹ và những thách thức tài chánh ở Châu Âu dự kiến sẽ giới hạn tốc độ tăng trưởng của Châu Á trong một thời gian nữa.
Tuy các thị trường chứng khoán toàn cầu đang gặp phải nhiều sóng gió, Ngân hàng Phát triển Châu Á tiếp tục lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Châu Á. Trong bản phúc trình hàng năm về các thị trường vốn Châu Á, các nhà phân tích của ADB dự báo khu vực này sẽ có tỉ lệ tăng trưởng 7% trong năm 2011 và 2012.
Ông Iwan J. Aziz, Giám đốc Phòng Hợp nhất Kinh tế Khu vực của ADB, tin rằng sự tăng trưởng đều đặn của kinh tế Châu Á trong những năm gần đây sẽ giúp khu vực này thu hút thêm các nhà đầu tư. Nhưng ông nói rằng nguồn vốn đổ vào Châu Á cũng tạo ra những thách thức:
Ông Aziz nói: "Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ là khi mọi việc ngã ngũ, nguồn vốn sẽ tiếp tục đổ vào khu vực Châu Á và tạo ra những vấn đề cùng với những thách thức cho khu vực này. Ngay sau khi xảy ra vụ suy thoái toàn cầu năm 2008 và sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, nguồn vốn ồ ạt đổ vào khu vực đã tạo ra tình trạng hỗn loạn và điều đó có thể tái diễn sau khi trận phong ba hiện nay đến hồi kết thúc.
Nguồn vốn đổ vào sẽ làm tăng giá trị của các loại chỉ tệ trong khu vực đối với đồng đô la Mỹ, gây phương hại cho các công nghiệp lệ thuộc vào việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu."
Ông Aziz giải thích thêm: "Điều đó sẽ tạo ra những vấn đề hay thách thức cho các nền kinh tế thiên về xuất khẩu ở Châu Á, như Thái Lan chẳng hạn. Họ sẽ phải cố gắng hết sức để tìm cách ứng phó với vấn đề từ cả hai phía: phía số lượng và phía giá cả hay tỉ giá hối đoái."
Ông Aziz cho hay mãi cho tới hồi gần đây sự quan tâm chính của các kinh tế gia của ADB là áp lực lạm phát ở Châu Á vì sự gia tăng của giá nông khoáng sản và lương thực. Nhưng ông nói rằng những mối lo ngại này đang chuyển đổi vì nhu cầu thế giới xuống thấp đã giảm bớt áp lực giá cả của các loại khoáng sản như dầu lửa.
Ông Narongchai Akrasanee, cựu Bộ trưởng Thương mại Thái Lan và là thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Xuất Nhập khẩu, cho biết từ khi xảy ra vụ khủng hoảng tài chánh Châu Á năm 1997 tới nay, khu vực này chẳng những đã bớt lệ thuộc vào các thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu mà còn nối kết chặt chẽ hơn với các nền kinh tế của Trung Quốc và Aán Độ.
Ông Narongchai nói: "Điều đã xảy ra là bắt đầu từ năm 2007, 2008 chúng tôi đã có thể bớt lệ thuộc hơn vào các thị trường Tây phương so với thời kỳ trước đó. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đã hồi phục nhanh chóng hơn sau năm 2009. Tôi nghĩ rằng lúc này thị trường Châu Á giúp ích cho chúng tôi rất nhiều."
Các kinh tế gia của ADB cho biết các ngân hàng trung ương trong vùng có thể phải xem xét lại các chính sách như kiểm soát nguồn vốn để quản lý một làn sóng mới của nguồn vốn đổ vào khu vực này.
Mặc dù vậy, phúc trình công bố hôm nay cho biết xu thế tăng trưởng chậm của các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực sẽ tiếp tục trong những năm sắp tới. Tuy sự hồi phục của Nhật Bản được thúc đẩy bởi hoạt động tái thiết sau trận động đất và sóng thần hồi tháng 3, sự tăng trưởng rất yếu kém của thị trường công ăn việc làm ở Mỹ và những thách thức tài chánh ở Châu Âu dự kiến sẽ giới hạn tốc độ tăng trưởng của Châu Á trong một thời gian nữa.