Chứng khoán châu Á chao đảo
Posted: Wed Aug 03, 2011 7:17 am
VOA - World News
Các thị trường chứng khoán chính tại châu Á sụt giá, trung bình khoảng hơn 2%. Trong khi đó giá vàng tăng cao đến mức kỷ lục, còn giá đôla vẫn ở mức yếu, nhất là so với đồng yen của Nhật Bản.
Những lo ngại mới nhất phát sinh từ việc thị trường tài chánh Phố Wall sụt giá ngày hôm qua do các phúc trình phản ảnh tình trạng kinh tế yếu của Hoa Kỳ và mức lợi nhuận đạït được thấp của nhiều công ty chính yếu của nước này.
Chỉ số KOSPI ở Nam Triều Tiên giảm 2,7% vào giờ đóng cửa, còn 2,066 điểm. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm khoảng 2,1%, mất 207 điểm.
Chỉ số Hằng Sinh của Hồng Kông giảm 1,9%, mất 428 điểm.
Còn tại Ấn Độ, chỉ số Sensex sụt xuống mức thấp nhất trong 6 tuần qua vào giữa ngày giao dịch.
Ông Sean Hwang, trưởng phòng nghiên cứu thị trường vốn của Công ty chứng khoán Mirae Asset Securities ở Seoul dự đoán rằng xu hướng rút tạm vào các đầu tư an toàn của các nhà đầu tư châu Á sẽ tiếp tục trong vòng một hoặc hai tuần nữa.
Ông Hwang nói rằng giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và giá vàng cao ngất ngưởng hiện tại khiến mức mong muốn đầu tư vào các chứng khoán rủi ro cao của nhà đầu tư rất thấp. Hiện tại xu hướng đầu tư vào các tài sản an toàn sẽ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên sự chênh lệch về giá giữa các loại chứng khoán rủi ro cao và các loại chứng khoán an toàn là quá lớn. Do đó, theo trông đợi giá các loại chứng khoán rủi ro cao sẽ hồi phục không sớm thì muộn.
Ông Hwang nhận định tiếp rằng các nhà đầu tư sẽ nhận thấy cổ phiếu tại một số thị trường mới nổi vẫn có giá trị.
Theo ông Hwang, so với các loại chứng khoán khác, các thị trường chẳng hạn như Nam Triều Tiên hay Trung Quốc dường như bị định dưới giá một cách đáng kể.
Có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang chuẩn bị can thiệp vào thị trường hối đoái, khi mà đồng đôla giảm xuống chỉ còn 77 yen, tức gần đến mức thấp kỷ lục trong thời kỳ hiện đại.
Bộ trưởng Tài chánh Yoshihiko Noda của Nhật Bản hứa sẽ "dốc mọi nỗ lực" để giữa cho đồng yen không tăng lên nữa.
Thủ tướng Naoto Kan cũng nói rằng đồng yen tăng giá gây ra một mối lo ngại, và Nhật Bản phải theo dõi sát thị trường hối đoái.
Đồng yen mạnh đe dọa triệt tiêu đà hồi phục kinh tế của Nhật Bản sau thiên tai sóng thần và động đất ngày 11 tháng 3. Mối lo ngại này cũng được Thống đốc Masaaki Shirakawa của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nêu lên rằng mức giá cao của đồng yen hiện nay có thể tạo hiệu quả ngược đối với nền kinh tế của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thức 3 thế giới.
Trong khi đó, một tổ chức đánh giá mức tín dụng ít được biết đến của Trung Quốc đã hạ điểm tín dụng của Hoa Kỳ xuống.
Tổ chức Dagong Global Credit Rating hạ điểm tín dụng vay nợ của Mỹ từ mức A cộng xuống còn mức A. tổ chức này nói rằng thỏa thuận đạt được tại Washington trong tuần này sẽ không giải quyết được những khó khăn về nợ của Hoa Kỳ vẫn còn chất chứa, và cũng không cải thiện được khả năng trả nợ của Hoa Kỳ.
Việc hạ điểm tín dụng này của tổ chức Trung Quốc theo trông đợi sẽ không gây được mấy ảnh hưởng đến lãi suất bởi vì hai tổ chức định mức tín dụng chính yếu tại Hoa Kỳ đã loan báo rằng họ không thay đổi thứ hạng tín dụng đang đứng đầu hiện nay của Hoa Kỳ ngay vào thời điểm này.
Thống đốc Chu Tiểu Xuyên của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc kêu gọi Washington áp dụng các "biện pháp đáng tin cậy" để xử lý vấn đề nợ của Hoa Kỳ. Trong một tuyên bố, Thống đốc Chu cảnh báo rằng sự bất ổn của thị trường trái phiếu Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, gây rủi ro cho tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, và kinh tế Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới.
Các thị trường chứng khoán chính tại châu Á sụt giá, trung bình khoảng hơn 2%. Trong khi đó giá vàng tăng cao đến mức kỷ lục, còn giá đôla vẫn ở mức yếu, nhất là so với đồng yen của Nhật Bản.
Những lo ngại mới nhất phát sinh từ việc thị trường tài chánh Phố Wall sụt giá ngày hôm qua do các phúc trình phản ảnh tình trạng kinh tế yếu của Hoa Kỳ và mức lợi nhuận đạït được thấp của nhiều công ty chính yếu của nước này.
Chỉ số KOSPI ở Nam Triều Tiên giảm 2,7% vào giờ đóng cửa, còn 2,066 điểm. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm khoảng 2,1%, mất 207 điểm.
Chỉ số Hằng Sinh của Hồng Kông giảm 1,9%, mất 428 điểm.
Còn tại Ấn Độ, chỉ số Sensex sụt xuống mức thấp nhất trong 6 tuần qua vào giữa ngày giao dịch.
Ông Sean Hwang, trưởng phòng nghiên cứu thị trường vốn của Công ty chứng khoán Mirae Asset Securities ở Seoul dự đoán rằng xu hướng rút tạm vào các đầu tư an toàn của các nhà đầu tư châu Á sẽ tiếp tục trong vòng một hoặc hai tuần nữa.
Ông Hwang nói rằng giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và giá vàng cao ngất ngưởng hiện tại khiến mức mong muốn đầu tư vào các chứng khoán rủi ro cao của nhà đầu tư rất thấp. Hiện tại xu hướng đầu tư vào các tài sản an toàn sẽ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên sự chênh lệch về giá giữa các loại chứng khoán rủi ro cao và các loại chứng khoán an toàn là quá lớn. Do đó, theo trông đợi giá các loại chứng khoán rủi ro cao sẽ hồi phục không sớm thì muộn.
Ông Hwang nhận định tiếp rằng các nhà đầu tư sẽ nhận thấy cổ phiếu tại một số thị trường mới nổi vẫn có giá trị.
Theo ông Hwang, so với các loại chứng khoán khác, các thị trường chẳng hạn như Nam Triều Tiên hay Trung Quốc dường như bị định dưới giá một cách đáng kể.
Có những dấu hiệu cho thấy Nhật Bản đang chuẩn bị can thiệp vào thị trường hối đoái, khi mà đồng đôla giảm xuống chỉ còn 77 yen, tức gần đến mức thấp kỷ lục trong thời kỳ hiện đại.
Bộ trưởng Tài chánh Yoshihiko Noda của Nhật Bản hứa sẽ "dốc mọi nỗ lực" để giữa cho đồng yen không tăng lên nữa.
Thủ tướng Naoto Kan cũng nói rằng đồng yen tăng giá gây ra một mối lo ngại, và Nhật Bản phải theo dõi sát thị trường hối đoái.
Đồng yen mạnh đe dọa triệt tiêu đà hồi phục kinh tế của Nhật Bản sau thiên tai sóng thần và động đất ngày 11 tháng 3. Mối lo ngại này cũng được Thống đốc Masaaki Shirakawa của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nêu lên rằng mức giá cao của đồng yen hiện nay có thể tạo hiệu quả ngược đối với nền kinh tế của Nhật Bản, nền kinh tế lớn thức 3 thế giới.
Trong khi đó, một tổ chức đánh giá mức tín dụng ít được biết đến của Trung Quốc đã hạ điểm tín dụng của Hoa Kỳ xuống.
Tổ chức Dagong Global Credit Rating hạ điểm tín dụng vay nợ của Mỹ từ mức A cộng xuống còn mức A. tổ chức này nói rằng thỏa thuận đạt được tại Washington trong tuần này sẽ không giải quyết được những khó khăn về nợ của Hoa Kỳ vẫn còn chất chứa, và cũng không cải thiện được khả năng trả nợ của Hoa Kỳ.
Việc hạ điểm tín dụng này của tổ chức Trung Quốc theo trông đợi sẽ không gây được mấy ảnh hưởng đến lãi suất bởi vì hai tổ chức định mức tín dụng chính yếu tại Hoa Kỳ đã loan báo rằng họ không thay đổi thứ hạng tín dụng đang đứng đầu hiện nay của Hoa Kỳ ngay vào thời điểm này.
Thống đốc Chu Tiểu Xuyên của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc kêu gọi Washington áp dụng các "biện pháp đáng tin cậy" để xử lý vấn đề nợ của Hoa Kỳ. Trong một tuyên bố, Thống đốc Chu cảnh báo rằng sự bất ổn của thị trường trái phiếu Hoa Kỳ có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, gây rủi ro cho tiến trình hồi phục kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ, và kinh tế Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới.