Úc tìm cách ngăn chận các vụ tự vẫn trong các trại tạm giam
Posted: Fri Jul 29, 2011 1:50 pm
VOA - World News
Theo các số liệu do chính phủ Australia mới công bố, trung bình mỗi ngày có 3 vụ đe dọa hoặc toan tính tự tử hay tự xâm hại xảy ra trong các trung tâm giam giữ của Bộ Di Trú Úc.
Trong năm qua có hơn 1.100 vụ toan tính hoặc thực sự xảy ra được báo cáo. Đã có 50 trường hợp tương tự nội trong một tuần hồi đầu tháng này.
Đã xảy ra những trường hợp người bị tạm giam khâu môi của mình lại với nhau, trong khi một số người khác nhảy lầu hoặc tuyệt thực.
Tính từ cuối năm ngoái, 5 vụ quyên sinh đã được ghi nhận, trong số đó có trường hợp một người đàn ông người Fiji chết sau khi nhảy xuống từ một mái nhà ở trung tâm giam giữ Villawood ở Sydney.
Các bác sĩ tâm thần tin rằng mức độ tuyệt vọng, lo lắng và cảm giác bị tách rời khỏi xã hội đã tăng cao trong giới những người bị giam giữ.
Thành phần bị tác động nghiêm trọng nhất là những thanh niên bị tống giam trong khi đơn xin tị nạn của họ đang chờ để được giải quyết, hoặc trong khi tiến trình kháng cáo kéo dài trong khi chờ được xử lý, trong trường hợp đơn xin tỵ nạn đầu tiên của họ bị bác.
Tình trạng đông quá tải trong các trại tạm giam cũng là một yếu tố làm tăng sự bất ổn và nỗi bất mãn.
Chính phủ Australia đã bị buộc phải mở các trung tâm tạm giam mới tại hai căn cứ quân sự cũ, để giảm bớt tình trạng quá tải tại trung tâm tạm giam người xin nhập cư trên đảo Christmas, ngoài khơi Australia.
Thanh tra liên bang Úc Allan Asher đang xúc tiến một cuộc điều tra để tìm hiểu các thành phần trong nhóm người bị giam giữ, và những dịch vụ tư vấn y tế mà họ được tiếp cận nhằm ngăn chặn các vụ người tù tự hại mình.
Ông Asher nói những gì đã phát hiện trong chuyến đi thăm trại tạm giam trên đảo Christmas mới đây, đã làm ông đặc biệt lo ngại:
“Đích thân tôi đã tới đảo Christmas hồi cuối tháng Sáu, trong tuần lễ đầu tiên của tháng 7, đã có 30 sự cố xảy ra, trong khi trên khắp nước Úc có 50 vụ xảy ra trong tuần đó. Chúng tôi nghĩ rằng có điều gì rất nghiêm trọng cần được xem xét.”
Người thanh tra không có quyền ra lệnh phải thay đổi, nhưng mục tiêu của giới chức này là giải quyết vấn đề thông qua thương thuyết và tham vấn.
Giới bênh vực người tị nạn nói rằng sức khỏe tâm thần của hơn 6.000 người tù trong hệ thống các trại tạm giam của Úc là một tình trạng khẩn cấp ở quy mô quốc gia.
Họ kêu gọi hãy dời phần lớn nhóm người xin tỵ nạn vào các trại tạm giam đặt giữa các cộng đồng, thay vì giam giữ họ tại các trại kiểu như những nhà tù.
Bộ Di trú Úc sẽ tiến hành cuộc điều tra riêng về sức khỏe tâm thần của những người nhập cư bị tạm giam, để tìm biện pháp nhằm ngăn chận các vụ tự vẫn.
Một phát ngôn viên cho biết nhân viên của trung tâm tạm giam đã được huấn luyện để có thể nhận ra những dấu hiệu báo trước.
Australia tự động bắt giữ người xin tị nạn trong thời gian đơn của họ được xem xét. Làn sóng nhập cư bất hợp pháp tiếp tục đổ vào nước Úc trong những tháng gần đây đã gây sức ép đối với hệ thống các trung tâm giam giữ.
Tuần này, Úc đã đồng ý gửi 800 người tị nạn sang Malaysia để đánh đổi 4.000 người tị nạn bị giam dài hạn, trong một cố gắng nhằm ngăn chận các hoạt động buôn người.
Mỗi năm, chính phủ Úc cấp thị thực nhập cảnh cho khoảng 13.000 người tị nạn theo tinh thần các hiệp định quốc tế khác nhau mà nước này đã ký kết.
Theo các số liệu do chính phủ Australia mới công bố, trung bình mỗi ngày có 3 vụ đe dọa hoặc toan tính tự tử hay tự xâm hại xảy ra trong các trung tâm giam giữ của Bộ Di Trú Úc.
Trong năm qua có hơn 1.100 vụ toan tính hoặc thực sự xảy ra được báo cáo. Đã có 50 trường hợp tương tự nội trong một tuần hồi đầu tháng này.
Đã xảy ra những trường hợp người bị tạm giam khâu môi của mình lại với nhau, trong khi một số người khác nhảy lầu hoặc tuyệt thực.
Tính từ cuối năm ngoái, 5 vụ quyên sinh đã được ghi nhận, trong số đó có trường hợp một người đàn ông người Fiji chết sau khi nhảy xuống từ một mái nhà ở trung tâm giam giữ Villawood ở Sydney.
Các bác sĩ tâm thần tin rằng mức độ tuyệt vọng, lo lắng và cảm giác bị tách rời khỏi xã hội đã tăng cao trong giới những người bị giam giữ.
Thành phần bị tác động nghiêm trọng nhất là những thanh niên bị tống giam trong khi đơn xin tị nạn của họ đang chờ để được giải quyết, hoặc trong khi tiến trình kháng cáo kéo dài trong khi chờ được xử lý, trong trường hợp đơn xin tỵ nạn đầu tiên của họ bị bác.
Tình trạng đông quá tải trong các trại tạm giam cũng là một yếu tố làm tăng sự bất ổn và nỗi bất mãn.
Chính phủ Australia đã bị buộc phải mở các trung tâm tạm giam mới tại hai căn cứ quân sự cũ, để giảm bớt tình trạng quá tải tại trung tâm tạm giam người xin nhập cư trên đảo Christmas, ngoài khơi Australia.
Thanh tra liên bang Úc Allan Asher đang xúc tiến một cuộc điều tra để tìm hiểu các thành phần trong nhóm người bị giam giữ, và những dịch vụ tư vấn y tế mà họ được tiếp cận nhằm ngăn chặn các vụ người tù tự hại mình.
Ông Asher nói những gì đã phát hiện trong chuyến đi thăm trại tạm giam trên đảo Christmas mới đây, đã làm ông đặc biệt lo ngại:
“Đích thân tôi đã tới đảo Christmas hồi cuối tháng Sáu, trong tuần lễ đầu tiên của tháng 7, đã có 30 sự cố xảy ra, trong khi trên khắp nước Úc có 50 vụ xảy ra trong tuần đó. Chúng tôi nghĩ rằng có điều gì rất nghiêm trọng cần được xem xét.”
Người thanh tra không có quyền ra lệnh phải thay đổi, nhưng mục tiêu của giới chức này là giải quyết vấn đề thông qua thương thuyết và tham vấn.
Giới bênh vực người tị nạn nói rằng sức khỏe tâm thần của hơn 6.000 người tù trong hệ thống các trại tạm giam của Úc là một tình trạng khẩn cấp ở quy mô quốc gia.
Họ kêu gọi hãy dời phần lớn nhóm người xin tỵ nạn vào các trại tạm giam đặt giữa các cộng đồng, thay vì giam giữ họ tại các trại kiểu như những nhà tù.
Bộ Di trú Úc sẽ tiến hành cuộc điều tra riêng về sức khỏe tâm thần của những người nhập cư bị tạm giam, để tìm biện pháp nhằm ngăn chận các vụ tự vẫn.
Một phát ngôn viên cho biết nhân viên của trung tâm tạm giam đã được huấn luyện để có thể nhận ra những dấu hiệu báo trước.
Australia tự động bắt giữ người xin tị nạn trong thời gian đơn của họ được xem xét. Làn sóng nhập cư bất hợp pháp tiếp tục đổ vào nước Úc trong những tháng gần đây đã gây sức ép đối với hệ thống các trung tâm giam giữ.
Tuần này, Úc đã đồng ý gửi 800 người tị nạn sang Malaysia để đánh đổi 4.000 người tị nạn bị giam dài hạn, trong một cố gắng nhằm ngăn chận các hoạt động buôn người.
Mỗi năm, chính phủ Úc cấp thị thực nhập cảnh cho khoảng 13.000 người tị nạn theo tinh thần các hiệp định quốc tế khác nhau mà nước này đã ký kết.