Mỹ: Hạ viện hoãn biểu quyết kế hoạch nâng mức trần nợ của ph
Posted: Fri Jul 29, 2011 7:32 am
VOA - World News
Cuộc bỏ phiếu quyết định dự luật do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất dự trù diễn ra vào đầu giờ chiều hôm qua, theo giờ thủ đô Hoa Kỳ.
Nhưng sau 2 giờ đồng hồ tranh luận về dự luật “Kiểm soát Ngân sách”, thay vì biểu quyết, Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát đã bất ngờ chuyển hướng tập trung qua các dự luật về đặt lại tên cho các bưu điện. Sau đó, Hạ viện tạm ngưng cuộc họp trong vài tiếng giữa những báo cáo rằng Chủ tịch Boehner không hội đủ 217 phiếu cần thiết giữa 240 thành viên trong đảng Cộng hòa để thông qua dự luật này.
Người ta nhìn thấy từng cá nhân các nhà lập pháp Cộng hòa ra vào văn phòng Chủ tịch Boehner, khiến có suy đoán rằng ông Boehner đã có các cuộc tham khảo tay đôi với các ủng hộ viên của đảng Tea Party chống chính phủ, những thành phần phản đối dự luật vì cho rằng chưa giảm chi tiêu đúng mức.
Bước ra từ văn phòng của Chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Cộng hòa Louie Gohmert thuộc bang Texas cho báo giới biết ông cương quyết giữ phiếu chống.
Trước đó cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Boehner có vẻ tự tin trong một cuộc họp báo.
Chủ tịch Boehner nói: “Hôm nay, Hạ viện một lần nữa sẽ hành động tiến tới các giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng về mức trần nợ. Chúng tôi sẽ hành động lần nữa, y như những gì chúng tôi đã làm về ngân sách và những giải pháp cho các vấn đề mà quốc gia đang đối mặt.”
Một số nhà lập pháp Cộng hòa đã lên diễn đàn kêu gọi thông qua dự luật “Kiểm soát Ngân sách” của Chủ tịch Boehner.
Kế hoạch này cắt giảm chi tiêu chính phủ nhiều hơn mức mà nó tăng giới hạn vay nợ. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện thuộc phe Cộng hòa Paul Ryan nói món nợ 14,3 ngàn tỷ đô la không chỉ đe dọa tương lai con cháu sau này, mà ngay bây giờ, toàn bộ khoản tiền vay lẫn tiền lời đang làm ảnh hưởng nền kinh tế Hoa Kỳ.
Dân biểu Ryan nói: “Phân nửa khoản tiền vay là từ các nước khác như Trung Quốc. Tại sao chúng ta lại muốn đưa cho Tổng thống một ngân phiếu trắng? Cứ làm như vậy thì chúng ta đang trao chủ quyền và quyền tự quyết của mình cho các nước khác để họ cho chúng ta vay tiền mà tài trợ cho hoạt động chính phủ. Phải chấm dứt chuỗi ngày đó thôi.”
Một số nhà lập pháp Cộng hòa cho rằng dự luật Chủ tịch Hạ viện đưa ra dù chưa hoàn chỉnh, nhưng là một sự tương nhượng và là cơ may tốt nhất để tránh vỡ nợ.
Nhưng nhà lập pháp thuộc khối thiểu số ở Hạ viện, Steny Hoyer, cùng các đảng viên Dân chủ khác cực lực phản đối, cho rằng dự luật đó chỉ đại diện cho một đảng và không tương nhượng.
Dân biểu Hoyer nói: “Không có điểm chung và dự luật cũng không tìm điểm chung. Chúng tôi nhận thấy mình đang trong tình thế chưa từng có trước nay. Dân Mỹ đang đứng bên bờ vực bị vỡ nợ. Nguy cơ ngay trước mắt vì giới lãnh đạo ở Hạ viện không hành động một cách kịp thời và có trách nhiệm.”
Dân biểu James Clyburn tóm tắt quan điểm của đa số các nhà lập pháp Dân chủ:
“Trong khi thời hạn thì gần kề, phe Cộng hòa đa số vẫn còn mặc cả, còn dân Mỹ thì đang hứng chịu. Thị trường tài chính của chúng ta đang ở trong tuần lễ tệ hại nhất trong gần 1 năm. Chính quyền các tiểu bang đang chuẩn bị đối mặt trước tình trạng bị suy giảm khả năng vay mượn.”
Theo giới phân tích, cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện bị đình hoãn là một sự mất mặt chính trị đối với Chủ tịch Boehner và cũng là chỉ dấu cho thấy các thành viên đảng Tea Party có thể phản đối bất kỳ kế hoạch nào nâng mức trần nợ.
Về phía Thượng viện, 53 thượng nghị sĩ đã ký tên vào một văn thư nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu tán thành kế hoạch của ông Boehner. Cho nên, các chuyên gia phân tích cho rằng dự luật của Hạ viện gần như không có cơ may được thông qua ở Thượng viện, cho dù Chủ tịch Boehner có cố gắng để nó được thông qua ở Hạ viện trong ngày hôm nay đi chăng nữa.
Lãnh tụ khối đa số ở Thượng viện, ông Harry Reid, đã đưa ra kế hoạch riêng của mình về việc nâng mức trần nợ và cắt giảm chi tiêu. Và kế hoạch của ông đã được Tổng thống Obama tán thành.
Nếu không đạt được thỏa thuận về một kế hoạch nâng mức vay luật định 14,3 ngàn tỷ đô la trước thời hạn chót, thì Bộ Tài chính cho biết bắt đầu từ ngày 2/8, họ sẽ không có đủ tiền để chi trả tất cả các khoản vay. Điều này sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ và có khả năng khiến các cơ quan đánh giá hạ mức tín dụng của Hoa Kỳ xuống, dẫn tới tới các khoản tiền lời cao hơn và tác động tới tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.
Cuộc bỏ phiếu quyết định dự luật do Chủ tịch Hạ viện John Boehner đề xuất dự trù diễn ra vào đầu giờ chiều hôm qua, theo giờ thủ đô Hoa Kỳ.
Nhưng sau 2 giờ đồng hồ tranh luận về dự luật “Kiểm soát Ngân sách”, thay vì biểu quyết, Hạ viện Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát đã bất ngờ chuyển hướng tập trung qua các dự luật về đặt lại tên cho các bưu điện. Sau đó, Hạ viện tạm ngưng cuộc họp trong vài tiếng giữa những báo cáo rằng Chủ tịch Boehner không hội đủ 217 phiếu cần thiết giữa 240 thành viên trong đảng Cộng hòa để thông qua dự luật này.
Người ta nhìn thấy từng cá nhân các nhà lập pháp Cộng hòa ra vào văn phòng Chủ tịch Boehner, khiến có suy đoán rằng ông Boehner đã có các cuộc tham khảo tay đôi với các ủng hộ viên của đảng Tea Party chống chính phủ, những thành phần phản đối dự luật vì cho rằng chưa giảm chi tiêu đúng mức.
Bước ra từ văn phòng của Chủ tịch Hạ viện, Dân biểu Cộng hòa Louie Gohmert thuộc bang Texas cho báo giới biết ông cương quyết giữ phiếu chống.
Trước đó cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Boehner có vẻ tự tin trong một cuộc họp báo.
Chủ tịch Boehner nói: “Hôm nay, Hạ viện một lần nữa sẽ hành động tiến tới các giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng về mức trần nợ. Chúng tôi sẽ hành động lần nữa, y như những gì chúng tôi đã làm về ngân sách và những giải pháp cho các vấn đề mà quốc gia đang đối mặt.”
Một số nhà lập pháp Cộng hòa đã lên diễn đàn kêu gọi thông qua dự luật “Kiểm soát Ngân sách” của Chủ tịch Boehner.
Kế hoạch này cắt giảm chi tiêu chính phủ nhiều hơn mức mà nó tăng giới hạn vay nợ. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện thuộc phe Cộng hòa Paul Ryan nói món nợ 14,3 ngàn tỷ đô la không chỉ đe dọa tương lai con cháu sau này, mà ngay bây giờ, toàn bộ khoản tiền vay lẫn tiền lời đang làm ảnh hưởng nền kinh tế Hoa Kỳ.
Dân biểu Ryan nói: “Phân nửa khoản tiền vay là từ các nước khác như Trung Quốc. Tại sao chúng ta lại muốn đưa cho Tổng thống một ngân phiếu trắng? Cứ làm như vậy thì chúng ta đang trao chủ quyền và quyền tự quyết của mình cho các nước khác để họ cho chúng ta vay tiền mà tài trợ cho hoạt động chính phủ. Phải chấm dứt chuỗi ngày đó thôi.”
Một số nhà lập pháp Cộng hòa cho rằng dự luật Chủ tịch Hạ viện đưa ra dù chưa hoàn chỉnh, nhưng là một sự tương nhượng và là cơ may tốt nhất để tránh vỡ nợ.
Nhưng nhà lập pháp thuộc khối thiểu số ở Hạ viện, Steny Hoyer, cùng các đảng viên Dân chủ khác cực lực phản đối, cho rằng dự luật đó chỉ đại diện cho một đảng và không tương nhượng.
Dân biểu Hoyer nói: “Không có điểm chung và dự luật cũng không tìm điểm chung. Chúng tôi nhận thấy mình đang trong tình thế chưa từng có trước nay. Dân Mỹ đang đứng bên bờ vực bị vỡ nợ. Nguy cơ ngay trước mắt vì giới lãnh đạo ở Hạ viện không hành động một cách kịp thời và có trách nhiệm.”
Dân biểu James Clyburn tóm tắt quan điểm của đa số các nhà lập pháp Dân chủ:
“Trong khi thời hạn thì gần kề, phe Cộng hòa đa số vẫn còn mặc cả, còn dân Mỹ thì đang hứng chịu. Thị trường tài chính của chúng ta đang ở trong tuần lễ tệ hại nhất trong gần 1 năm. Chính quyền các tiểu bang đang chuẩn bị đối mặt trước tình trạng bị suy giảm khả năng vay mượn.”
Theo giới phân tích, cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện bị đình hoãn là một sự mất mặt chính trị đối với Chủ tịch Boehner và cũng là chỉ dấu cho thấy các thành viên đảng Tea Party có thể phản đối bất kỳ kế hoạch nào nâng mức trần nợ.
Về phía Thượng viện, 53 thượng nghị sĩ đã ký tên vào một văn thư nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu tán thành kế hoạch của ông Boehner. Cho nên, các chuyên gia phân tích cho rằng dự luật của Hạ viện gần như không có cơ may được thông qua ở Thượng viện, cho dù Chủ tịch Boehner có cố gắng để nó được thông qua ở Hạ viện trong ngày hôm nay đi chăng nữa.
Lãnh tụ khối đa số ở Thượng viện, ông Harry Reid, đã đưa ra kế hoạch riêng của mình về việc nâng mức trần nợ và cắt giảm chi tiêu. Và kế hoạch của ông đã được Tổng thống Obama tán thành.
Nếu không đạt được thỏa thuận về một kế hoạch nâng mức vay luật định 14,3 ngàn tỷ đô la trước thời hạn chót, thì Bộ Tài chính cho biết bắt đầu từ ngày 2/8, họ sẽ không có đủ tiền để chi trả tất cả các khoản vay. Điều này sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ và có khả năng khiến các cơ quan đánh giá hạ mức tín dụng của Hoa Kỳ xuống, dẫn tới tới các khoản tiền lời cao hơn và tác động tới tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ.