Hoa Kỳ dè dặt về cuộc hội đàm với Bắc Triều Tiên
Posted: Mon Jul 25, 2011 11:59 am
VOA - World News
Thông báo về cuộc họp tại New York được đưa ra tiếp theo sau điều được các giới chức Hoa Kỳ cho là một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và thân thiện giữa các giới chức ngoại giao cấp cao của Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ hôm thứ Sáu vừa qua bên lề diễn đàn khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia.
Tuy nhiên, các giới chức cấp cao tháp tùng Ngoại trưởng Clinton tại Trung Quốc nói rằng cuộc hội đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tại New York – cuộc họp đầu tiên ở cấp này trong gần hai năm qua – không có nghĩa là các bên đang theo một con đường mau chóng đạt được thành quả trong việc nối lại vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trước khi diễn ra cuộc hội đàm hôm nay tại Thẩm Quyến giữa Ngoại trưởng Clinton với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc về các cuộc đàm phán hạt nhân, một giới chức cấp cao phát biểu rằng cuộc gặp gỡ của các giới chức Nam và Bắc Triều Tiên tại Bali chỉ là khởi đầu của một tiến trình hòa giải toàn diện giữa hai miền Triều Tiên.
Kề từ khi vòng đàm phán 6 bên do Trung Quốc bảo trợ về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên bị đổ vỡ vào năm 2008, quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc đã ngã theo chiều hướng xấu đi, và càng trở nên căng thẳng hơn khi Bắc Triều Tiên bị cáo buộc là đã đánh đắm một chiến hạm của miền nam hồi năm ngoái, và sau đó đã pháo kích vào một hải đảo biên giới của Nam Triều Tiên.
Trong một thông cáo về cuộc hội đàm tại New York, Ngoại trưởng Clinton gọi đó là một cuộc họp mang tính thăm dò để xác định liệu Bắc Triều Tiên có sẵn lòng khẳng định cam kết giải trừ vũ khí đã thỏa thuận tại hội nghị 6 bên, và xúc tiến những bước "cụ thể và vĩnh viễn" hướng đến mục tiêu phi hạt nhân hay không .
Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với các phóng viên báo chí tại Hồng Kông rằng cuộc hội đàm New York là để đo lường mức độ sẵn sàng của Bắc Triều Tiên trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân một cách đúng đắn.
Ông Campbell nói: "Chúng tôi xem đây là một phiên họp sơ khởi trong đó chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng sự trông mong của chúng tôi về những gì cần thiết cho việc nối lại không những vòng đàm phán 6 bên thôi mà còn các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Như Ngoại trưởng Clinton và các giới chức khác đã nêu ra, chúng tôi có các bước chuẩn bị rất rõ ràng liên quan đến các vấn đề hạt nhân, liên quan đến những lo ngại về phổ biến hạt nhân mà chúng tôi cần phải thấy phía Bắc Triều Tiên xác định rõ ràng nếu chúng ta muốn tiếp tục tiến tới."
Ngoại trưởng Clinton nói trong thông báo về cuộc hội đàm này rằng Hoa Kỳ không có ý định tưởng thưởng Bắc Triều Tiên chỉ vì Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, và Bình Nhưỡng sẽ không đạt được bất cứ điều gì mới hơn ngoài những gì họ đã đồng ý thực hiện tại vòng đàm phán 6 bên vào năm 2005.
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ "không có ước muốn nào" theo đuổi các cuộc đàm phán kéo dài mà theo nguyên văn lời bà là chỉ "đưa chúng ta trở lại chỗ mà chúng ta đã đến."
Bắc Triều Tiên ở vào vị thế sẽ được hưởng các lợi ích rộng lớn về ngoại giao và kinh tế từ các nước tham gia vòng đàm phán 6 bên – gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Nam Triều Tiên và Trung Quốc – nếu như Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, trong đó có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ mà dư luận cho là Bắc Triều Tiên đang sở hữu.
Trong những tháng qua, Bắc Triều Tiên cũng đã mưu tìm nguồn viện trợ lương thực của quốc tế trở lại trong bối cảnh mùa màng thất bát do ảnh hưởng thiên tai lũ lụt.
Hoa Kỳ, nước cấp viện lương thực lớn nhất cho Bắc Triều Tiên khi nước này lâm vào nạn đói kém hồi thập niên 1990, đã tuyên bố sẽ không nối lại các chương trình trợ giúp nếu không có các bước tiến bộ trong tiến trình hòa giải Bắc-Nam và không được bảo đảm rằng lương thực viện trợ được đưa đến đúng các đối tượng thực sự cần được trợ giúp.
Thông báo về cuộc họp tại New York được đưa ra tiếp theo sau điều được các giới chức Hoa Kỳ cho là một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và thân thiện giữa các giới chức ngoại giao cấp cao của Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ hôm thứ Sáu vừa qua bên lề diễn đàn khu vực ASEAN ở Bali, Indonesia.
Tuy nhiên, các giới chức cấp cao tháp tùng Ngoại trưởng Clinton tại Trung Quốc nói rằng cuộc hội đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tại New York – cuộc họp đầu tiên ở cấp này trong gần hai năm qua – không có nghĩa là các bên đang theo một con đường mau chóng đạt được thành quả trong việc nối lại vòng đàm phán về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Trước khi diễn ra cuộc hội đàm hôm nay tại Thẩm Quyến giữa Ngoại trưởng Clinton với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc, người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc về các cuộc đàm phán hạt nhân, một giới chức cấp cao phát biểu rằng cuộc gặp gỡ của các giới chức Nam và Bắc Triều Tiên tại Bali chỉ là khởi đầu của một tiến trình hòa giải toàn diện giữa hai miền Triều Tiên.
Kề từ khi vòng đàm phán 6 bên do Trung Quốc bảo trợ về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên bị đổ vỡ vào năm 2008, quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc đã ngã theo chiều hướng xấu đi, và càng trở nên căng thẳng hơn khi Bắc Triều Tiên bị cáo buộc là đã đánh đắm một chiến hạm của miền nam hồi năm ngoái, và sau đó đã pháo kích vào một hải đảo biên giới của Nam Triều Tiên.
Trong một thông cáo về cuộc hội đàm tại New York, Ngoại trưởng Clinton gọi đó là một cuộc họp mang tính thăm dò để xác định liệu Bắc Triều Tiên có sẵn lòng khẳng định cam kết giải trừ vũ khí đã thỏa thuận tại hội nghị 6 bên, và xúc tiến những bước "cụ thể và vĩnh viễn" hướng đến mục tiêu phi hạt nhân hay không .
Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với các phóng viên báo chí tại Hồng Kông rằng cuộc hội đàm New York là để đo lường mức độ sẵn sàng của Bắc Triều Tiên trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân một cách đúng đắn.
Ông Campbell nói: "Chúng tôi xem đây là một phiên họp sơ khởi trong đó chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng sự trông mong của chúng tôi về những gì cần thiết cho việc nối lại không những vòng đàm phán 6 bên thôi mà còn các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên. Như Ngoại trưởng Clinton và các giới chức khác đã nêu ra, chúng tôi có các bước chuẩn bị rất rõ ràng liên quan đến các vấn đề hạt nhân, liên quan đến những lo ngại về phổ biến hạt nhân mà chúng tôi cần phải thấy phía Bắc Triều Tiên xác định rõ ràng nếu chúng ta muốn tiếp tục tiến tới."
Ngoại trưởng Clinton nói trong thông báo về cuộc hội đàm này rằng Hoa Kỳ không có ý định tưởng thưởng Bắc Triều Tiên chỉ vì Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán, và Bình Nhưỡng sẽ không đạt được bất cứ điều gì mới hơn ngoài những gì họ đã đồng ý thực hiện tại vòng đàm phán 6 bên vào năm 2005.
Bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ "không có ước muốn nào" theo đuổi các cuộc đàm phán kéo dài mà theo nguyên văn lời bà là chỉ "đưa chúng ta trở lại chỗ mà chúng ta đã đến."
Bắc Triều Tiên ở vào vị thế sẽ được hưởng các lợi ích rộng lớn về ngoại giao và kinh tế từ các nước tham gia vòng đàm phán 6 bên – gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Nam Triều Tiên và Trung Quốc – nếu như Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của họ, trong đó có một kho vũ khí hạt nhân nhỏ mà dư luận cho là Bắc Triều Tiên đang sở hữu.
Trong những tháng qua, Bắc Triều Tiên cũng đã mưu tìm nguồn viện trợ lương thực của quốc tế trở lại trong bối cảnh mùa màng thất bát do ảnh hưởng thiên tai lũ lụt.
Hoa Kỳ, nước cấp viện lương thực lớn nhất cho Bắc Triều Tiên khi nước này lâm vào nạn đói kém hồi thập niên 1990, đã tuyên bố sẽ không nối lại các chương trình trợ giúp nếu không có các bước tiến bộ trong tiến trình hòa giải Bắc-Nam và không được bảo đảm rằng lương thực viện trợ được đưa đến đúng các đối tượng thực sự cần được trợ giúp.