Chủ tịch Hạ viện Mỹ không chắc sẽ đạt được thỏa thuận tài ch
Posted: Sun Jul 24, 2011 2:14 pm
VOA - World News
Với dân chúng cả nước và phần lớn các quốc gia trên thế giới chờ xem nền kinh tế lớn nhất thế giới của quốc gia mang công mắc nợ nhiều nhất thế giới có thể nào tránh né được một thảm họa tài chính, Chủ tịch Hạ viện Boehner không cho thấy một chỉ dấu nào sẽ đạt được thỏa thuận để có thể làm hài lòng các dân biểu Cộng Hòa, Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Tòa Bạch Ốc.
Ông nói: "Tôi muốn có một đường lối lưỡng đảng để giải quyết vấn đề. Nhưng nếu không thể làm được như thế, tôi và các bạn đồng viện bên đảng Cộng Hòa của tôi đã chuẩn bị để tự xúc tiến, ngay hôm nay."
Ông Boehner đã lên tiếng trên đài truyền hình tin tức FOX hôm Chủ nhật. Sau nhiều tháng thương thảo về nợ nần giữa Tòa Bạch Ốc và các nhà làm luật hàng đầu, các cuộc thảo luận đã tan vỡ hôm thứ Sáu về vấn đề bao nhiêu thu nhập của quốc gia cần phải bao gồm trong kế hoạch hạ giảm số nợ hiện lên tới hàng ngàn tỉ đô la, một kế hoạch dự tính sẽ cắt giảm thật nhiều công chi.
Ông Boehner ngỏ ý là một kế hoạch toàn bộ vẫn có cơ được thông qua, nhưng nói rằng một kế hoạch nhỏ hơn của phe Cộng Hòa, đã được chấp thuận tuần trước, có phần chắc sẽ được đem thi hành. Kế hoạch đó chỉ dựa vào cắt giảm chi tiêu của chính phủ không thôi để cải thiện mức độ lành mạnh cho căn bản tài chính của Hoa Kỳ. Thượng viện đã bác kế hạch nhỏ hơn đó hôm thứ Sáu.
Tổng thống Barack Obama từng nói ông muốn thi hành kế hoạch lớn hơn để giảm thâm hụt, nhưng sẽ sẵn lòng tuân thủ một sửa chữa kỹ thuật đang được giới lãnh đạo Thượng viện thương thuyết để cho tổng thống có thể nâng mức giới hạn vay nợ mà không cần có sự ủng hộ của đa số Hạ viện.
Chỉ còn mấy ngày nữa để hai bên phải đạt tới một thỏa thuận, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đã bày tỏ sự thất vọng về sự kiện chưa đạt tới một thỏa hiệp nào. Ông nói: "Chúng ta đã bắt đầu tiến trình thảo luận này 7 tháng trước. Bảy tháng sau chúng ta vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Thời giờ đã sắp hết, chúng ta hầu như đang ở bên bờ vực."
Ông Geithner cũng lên tiếng trên đài truyền hình FOX hôm Chủ nhật. Ông nói các thị trường tài chính và các cơ quan đánh giá tín nhiệm tài chính sẽ chẳng thấy có tiến bộ gì đáng kể nếu như Hoa Kỳ chỉ tăng mức giới hạn vay nợ lên mà không giải quyết vấn đề mất cân bằng ngân sách đã có từ lâu. Ông phát biểu:
"Các thị trường sẽ chú ý theo dõi sát, và hiển nhiên là các cơ quan đánh giá tín nhiệm tài chính cũng sẽ theo dõi, không phải chỉ xem coi chúng ta có tránh được việc không trả được nợ đúng hạn hay không, về vấn đề này tôi tin tưởng chúng ta sẽ làm được, nhưng họ còn theo dõi xem chúng ta có thể nào đánh tan được những ám ảnh của chuyện không trả nổi nợ đối với nền kinh tế Mỹ, và họ cũng sẽ theo dõi xem chất lượng của con số tiết kiệm và công cuộc cải tổ mà chúng ta thực thi ra sao."
Các nhà phân tích tài chính đã gợi ý là thị trường thế giới sẽ rất xao động nếu con đường đi tới một thỏa hiệp về nợ nần vẫn còn u ám.
Các cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm tài chính đã cảnh báo rằng nếu không trả được nợ đúng hạn, mức độ tín nhiệm về nợ nần của Hoa Kỳ bị đánh sụt điểm, và chuyện này cũng có thể xảy ra nếu mức giới hạn nợ được nâng lên mà không có những cải tổ tài chính được thực hiện tại Hoa Kỳ. Và nếu bị sụt điểm, lãi suất đối với số nợ mà Hoa Kỳ vay sẽ tăng, khiến cho tình hình nợ nần của nước Mỹ còn nghiêm trọng hơn, và lại càng khiến cho sự hồi phục kinh tế yếu ớt của nước Mỹ lại phải chịu thêm gánh nặng.
Với dân chúng cả nước và phần lớn các quốc gia trên thế giới chờ xem nền kinh tế lớn nhất thế giới của quốc gia mang công mắc nợ nhiều nhất thế giới có thể nào tránh né được một thảm họa tài chính, Chủ tịch Hạ viện Boehner không cho thấy một chỉ dấu nào sẽ đạt được thỏa thuận để có thể làm hài lòng các dân biểu Cộng Hòa, Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát và Tòa Bạch Ốc.
Ông nói: "Tôi muốn có một đường lối lưỡng đảng để giải quyết vấn đề. Nhưng nếu không thể làm được như thế, tôi và các bạn đồng viện bên đảng Cộng Hòa của tôi đã chuẩn bị để tự xúc tiến, ngay hôm nay."
Ông Boehner đã lên tiếng trên đài truyền hình tin tức FOX hôm Chủ nhật. Sau nhiều tháng thương thảo về nợ nần giữa Tòa Bạch Ốc và các nhà làm luật hàng đầu, các cuộc thảo luận đã tan vỡ hôm thứ Sáu về vấn đề bao nhiêu thu nhập của quốc gia cần phải bao gồm trong kế hoạch hạ giảm số nợ hiện lên tới hàng ngàn tỉ đô la, một kế hoạch dự tính sẽ cắt giảm thật nhiều công chi.
Ông Boehner ngỏ ý là một kế hoạch toàn bộ vẫn có cơ được thông qua, nhưng nói rằng một kế hoạch nhỏ hơn của phe Cộng Hòa, đã được chấp thuận tuần trước, có phần chắc sẽ được đem thi hành. Kế hoạch đó chỉ dựa vào cắt giảm chi tiêu của chính phủ không thôi để cải thiện mức độ lành mạnh cho căn bản tài chính của Hoa Kỳ. Thượng viện đã bác kế hạch nhỏ hơn đó hôm thứ Sáu.
Tổng thống Barack Obama từng nói ông muốn thi hành kế hoạch lớn hơn để giảm thâm hụt, nhưng sẽ sẵn lòng tuân thủ một sửa chữa kỹ thuật đang được giới lãnh đạo Thượng viện thương thuyết để cho tổng thống có thể nâng mức giới hạn vay nợ mà không cần có sự ủng hộ của đa số Hạ viện.
Chỉ còn mấy ngày nữa để hai bên phải đạt tới một thỏa thuận, Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner đã bày tỏ sự thất vọng về sự kiện chưa đạt tới một thỏa hiệp nào. Ông nói: "Chúng ta đã bắt đầu tiến trình thảo luận này 7 tháng trước. Bảy tháng sau chúng ta vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Thời giờ đã sắp hết, chúng ta hầu như đang ở bên bờ vực."
Ông Geithner cũng lên tiếng trên đài truyền hình FOX hôm Chủ nhật. Ông nói các thị trường tài chính và các cơ quan đánh giá tín nhiệm tài chính sẽ chẳng thấy có tiến bộ gì đáng kể nếu như Hoa Kỳ chỉ tăng mức giới hạn vay nợ lên mà không giải quyết vấn đề mất cân bằng ngân sách đã có từ lâu. Ông phát biểu:
"Các thị trường sẽ chú ý theo dõi sát, và hiển nhiên là các cơ quan đánh giá tín nhiệm tài chính cũng sẽ theo dõi, không phải chỉ xem coi chúng ta có tránh được việc không trả được nợ đúng hạn hay không, về vấn đề này tôi tin tưởng chúng ta sẽ làm được, nhưng họ còn theo dõi xem chúng ta có thể nào đánh tan được những ám ảnh của chuyện không trả nổi nợ đối với nền kinh tế Mỹ, và họ cũng sẽ theo dõi xem chất lượng của con số tiết kiệm và công cuộc cải tổ mà chúng ta thực thi ra sao."
Các nhà phân tích tài chính đã gợi ý là thị trường thế giới sẽ rất xao động nếu con đường đi tới một thỏa hiệp về nợ nần vẫn còn u ám.
Các cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm tài chính đã cảnh báo rằng nếu không trả được nợ đúng hạn, mức độ tín nhiệm về nợ nần của Hoa Kỳ bị đánh sụt điểm, và chuyện này cũng có thể xảy ra nếu mức giới hạn nợ được nâng lên mà không có những cải tổ tài chính được thực hiện tại Hoa Kỳ. Và nếu bị sụt điểm, lãi suất đối với số nợ mà Hoa Kỳ vay sẽ tăng, khiến cho tình hình nợ nần của nước Mỹ còn nghiêm trọng hơn, và lại càng khiến cho sự hồi phục kinh tế yếu ớt của nước Mỹ lại phải chịu thêm gánh nặng.