Khám phá vệ tinh mới bay chung quanh sao Diêm Vương
Posted: Thu Jul 21, 2011 7:05 pm
VOA - World News
Viễn vọng kính không gian Hubble của NASA đã phát hiện một vệ tinh tí hon thứ tư bay chung quanh sao Diêm Vương, một hành tinh nhỏ bé băng giá ngoài rìa của Thái dương hệ, cách mặt trời 5 tỉ kilômét.
Cơ quan không gian Mỹ tạm thời gọi vệ tinh này là P-4 cho đến khi các nhà thiên văn học đồng ý một tên chính thức mới cho vệ tinh này.
NASA nói Hubble hướng vào sao Diêm Vương vào ngày 28 tháng 6 vừa qua để tìm những vòng đai tương tự như vòng đai chung quanh sao Thổ thì máy thu hình của viễn vọng kính nhận ra được vệ tinh tí hon này.
P-4 với đường kính chỉ từ 13 đến 34 kilômét là vệ tinh nhỏ nhất được biết đến của sao Diêm Vương. Vệ tinh này nằm giữa quỹ đạo của hai vệ tinh nhỏ khác của sao Diêm Vương là Nix và Hydra. Hai vệ tinh này có đường kính từ 32 và 113 kilômét.
Vệ tinh lớn nhất của sao Diêm Vương là Charon chỉ có đường kính khoảng 1.000 kilômét - khoảng 80 lần lớn hơn P-4. Sao Diêm Vương chỉ có 2.300 kilômét đường kính, bằng 2/3 mặt trăng.
Các nhà khoa học tin là vệ tinh tí hon thứ tư của sao Diêm Vương có thể là một mảnh vỡ của vụ va chạm giữa sao Diêm Vương và một vật khác có kích thước bằng một hành tinh cách đây hơn 4 tỉ năm, khi Thái dương hệ mới được hình thành.
Hầu hết các nhà thiên văn nghĩ mặt trăng cũng được thành hình tương tự như vậy.
Viễn vọng kính không gian Hubble đang chụp bề mặt của sao Diêm Vương để chuẩn bị cho những chuyến bay của Chương trình Chân trời Mới của NASA gởi phi thuyền do rô bô điều khiển đến khu vực này của không gian vào năm 2015
Viễn vọng kính không gian Hubble của NASA đã phát hiện một vệ tinh tí hon thứ tư bay chung quanh sao Diêm Vương, một hành tinh nhỏ bé băng giá ngoài rìa của Thái dương hệ, cách mặt trời 5 tỉ kilômét.
Cơ quan không gian Mỹ tạm thời gọi vệ tinh này là P-4 cho đến khi các nhà thiên văn học đồng ý một tên chính thức mới cho vệ tinh này.
NASA nói Hubble hướng vào sao Diêm Vương vào ngày 28 tháng 6 vừa qua để tìm những vòng đai tương tự như vòng đai chung quanh sao Thổ thì máy thu hình của viễn vọng kính nhận ra được vệ tinh tí hon này.
P-4 với đường kính chỉ từ 13 đến 34 kilômét là vệ tinh nhỏ nhất được biết đến của sao Diêm Vương. Vệ tinh này nằm giữa quỹ đạo của hai vệ tinh nhỏ khác của sao Diêm Vương là Nix và Hydra. Hai vệ tinh này có đường kính từ 32 và 113 kilômét.
Vệ tinh lớn nhất của sao Diêm Vương là Charon chỉ có đường kính khoảng 1.000 kilômét - khoảng 80 lần lớn hơn P-4. Sao Diêm Vương chỉ có 2.300 kilômét đường kính, bằng 2/3 mặt trăng.
Các nhà khoa học tin là vệ tinh tí hon thứ tư của sao Diêm Vương có thể là một mảnh vỡ của vụ va chạm giữa sao Diêm Vương và một vật khác có kích thước bằng một hành tinh cách đây hơn 4 tỉ năm, khi Thái dương hệ mới được hình thành.
Hầu hết các nhà thiên văn nghĩ mặt trăng cũng được thành hình tương tự như vậy.
Viễn vọng kính không gian Hubble đang chụp bề mặt của sao Diêm Vương để chuẩn bị cho những chuyến bay của Chương trình Chân trời Mới của NASA gởi phi thuyền do rô bô điều khiển đến khu vực này của không gian vào năm 2015