Ngoại trưởng Mỹ quan ngại về tự do truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ
Posted: Sat Jul 16, 2011 7:50 am
VOA - World News
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà lo ngại về quyền tự do truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi các cơ quan truyền thông nước này loan tin có khoảng 60 ký giả đã bị bỏ tù ở đó.
Hôm nay, tại Istanbul, bà Clinton nói một vụ trấn át các ký giả là không cần thiết và không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Clinton nói hành động của quốc gia đang xin gia nhập Liên hiệp châu Âu này dường như “không phù hợp” với các cố gắng mà quốc gia này đang thực hiện.
Bà Clinton ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ về tiến bộ chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Ngoại trưởng Clinton nói các truyền thống dân chủ của nước này có thể là một khuôn mẫu cho các nước khác trong khu vực.
Các giới chức EU đã mở các cuộc đàm phán về việc thu nhận vào liên hiệp với chính phủ Ankara vào năm 2005.
Nhưng tiến trình đã bị chậm lại rất nhiều kể từ khi đó, sau khi cả Pháp và Đức đều đưa ra những lời phản đối về việc xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia với khối dân đa số theo Hồi giáo.
EU đã ngưng các cuộc đàm phán về 8 khu vực chủ chốt trong tiến trình thu nhận kéo dài trong cố gắng thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa các hải cảng cho Chypre.
Thổ Nhĩ Kỳ không thừa nhận chính phủ của người Hy Lạp ở Chypre, và đã về đứng về phe miền bắc của ngưòi Thổ Nhĩ Kỳ ở Chypre trong vụ giằng co kéo dai 36 năm chia cắt đảo quốc trong vùng Địa Trung Hải này.
Các cuộc đàm phán hòa giải đang diễn tiến bắt đầu vào năm 2008 giữa miền bắc của người Thổ Nhĩ Kỳ và miền nam của người Hy Lạp cho đến nay vẫn chưa đem lại một giải pháp nào.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố bà lo ngại về quyền tự do truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi các cơ quan truyền thông nước này loan tin có khoảng 60 ký giả đã bị bỏ tù ở đó.
Hôm nay, tại Istanbul, bà Clinton nói một vụ trấn át các ký giả là không cần thiết và không có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Clinton nói hành động của quốc gia đang xin gia nhập Liên hiệp châu Âu này dường như “không phù hợp” với các cố gắng mà quốc gia này đang thực hiện.
Bà Clinton ca ngợi Thổ Nhĩ Kỳ về tiến bộ chính trị và tăng trưởng kinh tế.
Ngoại trưởng Clinton nói các truyền thống dân chủ của nước này có thể là một khuôn mẫu cho các nước khác trong khu vực.
Các giới chức EU đã mở các cuộc đàm phán về việc thu nhận vào liên hiệp với chính phủ Ankara vào năm 2005.
Nhưng tiến trình đã bị chậm lại rất nhiều kể từ khi đó, sau khi cả Pháp và Đức đều đưa ra những lời phản đối về việc xin gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia với khối dân đa số theo Hồi giáo.
EU đã ngưng các cuộc đàm phán về 8 khu vực chủ chốt trong tiến trình thu nhận kéo dài trong cố gắng thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa các hải cảng cho Chypre.
Thổ Nhĩ Kỳ không thừa nhận chính phủ của người Hy Lạp ở Chypre, và đã về đứng về phe miền bắc của ngưòi Thổ Nhĩ Kỳ ở Chypre trong vụ giằng co kéo dai 36 năm chia cắt đảo quốc trong vùng Địa Trung Hải này.
Các cuộc đàm phán hòa giải đang diễn tiến bắt đầu vào năm 2008 giữa miền bắc của người Thổ Nhĩ Kỳ và miền nam của người Hy Lạp cho đến nay vẫn chưa đem lại một giải pháp nào.