Quân đội Miến Điện sử dụng tù nhân ngoài mặt trận
Posted: Wed Jul 13, 2011 12:24 pm
VOA - World News
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và Karen Human Rights Group nói quân đội Miến Điện bắt buộc hàng trăm người bị kết án làm việc như là những phu khuân vác, dò mìn hay làm bia đỡ đạn trong những cuộc giao tranh với các dân quân sắc tộc.
Trong một bản phúc trình chung được công bố hôm thứ Tư tại Bangkok, hai tổ chức nhân quyền này ghi nhận những chi tiết về những chuyện hành hạ người tù qua những cuộc phỏng vấn với 58 tù nhân đào thoát được.
Những tù nhân này nói họ bị sử dụng trong các cuộc hành quân từ năm 2010 đến 2011 chống lại những dân quân sắc tộc tại bang Karen miền đông Miến Điện và tại vùng Pegu.
Tất cả những người này đều nói họ bị bắt buộc làm việc không lương và mô tả những điều kiện như nô lệ, không được chăm sóc y tế, lương thực và nơi trú ngụ tạm chấp nhận được, cũng như bị đánh đập, tra tấn và hành quyết nhanh chóng.
Ông David Mathieson, một nhà nghiên cứu Miến Điện, làm việc với Human Rights Watch, nói với Câu lạc bộ các Ký giả Nước ngoài tại Thái Lan là việc bóc lột sức lao động của tù nhân được thực hiện rộng rãi và có hệ thống.
Ông Mathieson nói: “Đây không phải chỉ là những gì xảy ra tại bang Karen và một cấp chỉ huy khắc nghiệt địa phương quyết định cần phải tàn bạo. Đây là chuyện một chỉ huy cao cấp trong quân đội chỉ thị cho Bộ Nội Vụ tập trung một số tù nhân tại nhiều nhà tù khác nhau và chuyển họ đến những vị trí trên toàn quốc. Và thật là ớn lạnh khi thấy việc này được tổ chức chu đáo như thế nào.”
Tổ chức Karen Human Rights Group đã thu thập những tài liệu về việc sử dụng tù nhân để khuân vác ở mặt trận tại Miến Điện kể từ năm 1992 nhưng nhà cầm quyền nước này phủ nhận việc đưa tù nhân ra mặt trận.
Những tổ chức nhân quyền nói việc ngược đãi những lao công tù nhân tại mặt trận là một trong những tội ác chiến tranh đang diễn ra tại Miến Điện và Liên Hiệp Quốc nên điều tra vấn đề này qua một Ủy ban điều tra.
Tổ chức Human Rights Watch trưng dẫn những vụ tấn công vào thường dân, giết hại không xét xử, cưỡng bách dời cư, tra tấn, hãm hiếp và sử dụng lính trẻ em.
Tổ chức có trụ sở tại New York này nói những nhóm sắc tộc vũ trang Miến Điện cũng có những hành vi hành hạ tù nhân gồm cưỡng bách lao động, sử dụng mìn bẫy bừa bãi, và lính trẻ em.
Bà Elaine Pearson là phó giám đốc châu Á của tổ chức nói là đã có nhiều hy vọng cuộc bầu cử hồi năm ngoái tại Miến Điện dần dần đưa đến những cải thiện về nhân quyền tại nước này.
Bà Pearson nói: “Tuy nhiên, kể từ cuộc bầu cử, những cuộc giao tranh thực sự lại tăng thêm tại khu vực sắc tộc ở miền bắc. Và không có sự thay đổi nào trong thái độ tàn bạo của quân đội nhắm vào thường dân.”
Kể từ khi giành được độc lập từ tay người Anh vào năm 1948, Miến Điện thỉnh thoảng có những cuộc giao tranh chống lại những dân quân sắc tộc mưu tìm tự trị.
Cuộc xung đột nội bộ là một trong những cuộc xung đột kéo dài lâu nhất trên thế giới và đó là lý do chính nhà cầm quyền viện dẫn để biện minh cho nhiều thập niên Miến Điện phải đặt dưới quyền cai trị của quân đội.
Vào tháng 11 năm ngoái Miến Điện tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên trong vòng 20 năm qua, thay thế chính phủ quân nhân bằng một chính phủ dân sự trên danh nghĩa, do các cựu lãnh tụ quân đội lãnh đạo.
Cuộc bầu cử bị thế giới lên án là giả hiệu chỉ nhằm mục đích để cho quân đội tiếp tục nắm giữ quyền hành.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch và Karen Human Rights Group nói quân đội Miến Điện bắt buộc hàng trăm người bị kết án làm việc như là những phu khuân vác, dò mìn hay làm bia đỡ đạn trong những cuộc giao tranh với các dân quân sắc tộc.
Trong một bản phúc trình chung được công bố hôm thứ Tư tại Bangkok, hai tổ chức nhân quyền này ghi nhận những chi tiết về những chuyện hành hạ người tù qua những cuộc phỏng vấn với 58 tù nhân đào thoát được.
Những tù nhân này nói họ bị sử dụng trong các cuộc hành quân từ năm 2010 đến 2011 chống lại những dân quân sắc tộc tại bang Karen miền đông Miến Điện và tại vùng Pegu.
Tất cả những người này đều nói họ bị bắt buộc làm việc không lương và mô tả những điều kiện như nô lệ, không được chăm sóc y tế, lương thực và nơi trú ngụ tạm chấp nhận được, cũng như bị đánh đập, tra tấn và hành quyết nhanh chóng.
Ông David Mathieson, một nhà nghiên cứu Miến Điện, làm việc với Human Rights Watch, nói với Câu lạc bộ các Ký giả Nước ngoài tại Thái Lan là việc bóc lột sức lao động của tù nhân được thực hiện rộng rãi và có hệ thống.
Ông Mathieson nói: “Đây không phải chỉ là những gì xảy ra tại bang Karen và một cấp chỉ huy khắc nghiệt địa phương quyết định cần phải tàn bạo. Đây là chuyện một chỉ huy cao cấp trong quân đội chỉ thị cho Bộ Nội Vụ tập trung một số tù nhân tại nhiều nhà tù khác nhau và chuyển họ đến những vị trí trên toàn quốc. Và thật là ớn lạnh khi thấy việc này được tổ chức chu đáo như thế nào.”
Tổ chức Karen Human Rights Group đã thu thập những tài liệu về việc sử dụng tù nhân để khuân vác ở mặt trận tại Miến Điện kể từ năm 1992 nhưng nhà cầm quyền nước này phủ nhận việc đưa tù nhân ra mặt trận.
Những tổ chức nhân quyền nói việc ngược đãi những lao công tù nhân tại mặt trận là một trong những tội ác chiến tranh đang diễn ra tại Miến Điện và Liên Hiệp Quốc nên điều tra vấn đề này qua một Ủy ban điều tra.
Tổ chức Human Rights Watch trưng dẫn những vụ tấn công vào thường dân, giết hại không xét xử, cưỡng bách dời cư, tra tấn, hãm hiếp và sử dụng lính trẻ em.
Tổ chức có trụ sở tại New York này nói những nhóm sắc tộc vũ trang Miến Điện cũng có những hành vi hành hạ tù nhân gồm cưỡng bách lao động, sử dụng mìn bẫy bừa bãi, và lính trẻ em.
Bà Elaine Pearson là phó giám đốc châu Á của tổ chức nói là đã có nhiều hy vọng cuộc bầu cử hồi năm ngoái tại Miến Điện dần dần đưa đến những cải thiện về nhân quyền tại nước này.
Bà Pearson nói: “Tuy nhiên, kể từ cuộc bầu cử, những cuộc giao tranh thực sự lại tăng thêm tại khu vực sắc tộc ở miền bắc. Và không có sự thay đổi nào trong thái độ tàn bạo của quân đội nhắm vào thường dân.”
Kể từ khi giành được độc lập từ tay người Anh vào năm 1948, Miến Điện thỉnh thoảng có những cuộc giao tranh chống lại những dân quân sắc tộc mưu tìm tự trị.
Cuộc xung đột nội bộ là một trong những cuộc xung đột kéo dài lâu nhất trên thế giới và đó là lý do chính nhà cầm quyền viện dẫn để biện minh cho nhiều thập niên Miến Điện phải đặt dưới quyền cai trị của quân đội.
Vào tháng 11 năm ngoái Miến Điện tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên trong vòng 20 năm qua, thay thế chính phủ quân nhân bằng một chính phủ dân sự trên danh nghĩa, do các cựu lãnh tụ quân đội lãnh đạo.
Cuộc bầu cử bị thế giới lên án là giả hiệu chỉ nhằm mục đích để cho quân đội tiếp tục nắm giữ quyền hành.