Trung Quốc loan báo số chi tiêu khổng lồ ở Tây Tạng
Posted: Tue Jul 12, 2011 6:45 am
VOA - World News
Trung Quốc nói rằng họ chi ra ngót 50 tỉ đôla cho hằng trăm dự án phát triển ở Tây Tạng từ khi nắm quyền kiểm soát khu vực này năm 1951.
Con số chi tiêu vừa kể được ghi trong một bạch thư đăng tải trên báo chí Trung Quốc hôm nay để đánh dấu năm thứ 60 Trung Quốc cai trị Tây Tạng. Trung Quốc mô tả sự kiện này là một cuộc “giải phóng ôn hòa” lãnh thổ Tây Tạng mặc dù nhiều người dân Tây Tạng coi đó là một hành động chiếm đóng quân sự.
Bạch thư nói rằng từ năm 1951 Trung Quốc đã chấp thuận trên 400 dự án trị giá hơn 46 tỉ đôla để thúc đẩy sự phát triển dài hạn của Tây Tạng. Bạch thư nói rằng chính phủ trung ương cũng cung cấp cho Tây Tạng những chính sách ưu đãi về ngân hàng, tài chánh và thuế, về y tế và giáo dục cùng nhiều lãnh vực khác.
Bạch thư mô tả việc Trung Quốc cai trị Tây Tạng bằng những lời lẽ hoa mỹ cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc bảo đảm tự do và đức tin tôn giáo cho tất cả các sắc tộc ở Tây Tạng.
Điều đó tương phản rõ rệt với quan điểm của các nhóm người Tây Tạng sống lưu vong, cho rằng Trung Quốc sử dụng những hình thức phân biệt đối xử để đàn áp hình thức Phật giáo của họ và các truyền thống văn hóa của Tây Tạng. Những người sống lưu vong cũng nói rằng Trung Quốc đã khuyến khích hằng ngàn người Hán di dân sang Tây Tạng và họ đã ngày càng chiếm ưu thế trong chính quyền cũng như trong kinh tế.
Trung Quốc nói rằng họ chi ra ngót 50 tỉ đôla cho hằng trăm dự án phát triển ở Tây Tạng từ khi nắm quyền kiểm soát khu vực này năm 1951.
Con số chi tiêu vừa kể được ghi trong một bạch thư đăng tải trên báo chí Trung Quốc hôm nay để đánh dấu năm thứ 60 Trung Quốc cai trị Tây Tạng. Trung Quốc mô tả sự kiện này là một cuộc “giải phóng ôn hòa” lãnh thổ Tây Tạng mặc dù nhiều người dân Tây Tạng coi đó là một hành động chiếm đóng quân sự.
Bạch thư nói rằng từ năm 1951 Trung Quốc đã chấp thuận trên 400 dự án trị giá hơn 46 tỉ đôla để thúc đẩy sự phát triển dài hạn của Tây Tạng. Bạch thư nói rằng chính phủ trung ương cũng cung cấp cho Tây Tạng những chính sách ưu đãi về ngân hàng, tài chánh và thuế, về y tế và giáo dục cùng nhiều lãnh vực khác.
Bạch thư mô tả việc Trung Quốc cai trị Tây Tạng bằng những lời lẽ hoa mỹ cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc bảo đảm tự do và đức tin tôn giáo cho tất cả các sắc tộc ở Tây Tạng.
Điều đó tương phản rõ rệt với quan điểm của các nhóm người Tây Tạng sống lưu vong, cho rằng Trung Quốc sử dụng những hình thức phân biệt đối xử để đàn áp hình thức Phật giáo của họ và các truyền thống văn hóa của Tây Tạng. Những người sống lưu vong cũng nói rằng Trung Quốc đã khuyến khích hằng ngàn người Hán di dân sang Tây Tạng và họ đã ngày càng chiếm ưu thế trong chính quyền cũng như trong kinh tế.