Hàng vạn người Ai Cập lại xuống đường
Posted: Fri Jul 08, 2011 4:11 pm
VOA - World News
Một nhóm người tụ tập ở quảng trường Tahrir đòi trừng trị những giới chức chính phủ và cảnh sát viên đã hành hung người biểu tình hồi tháng 2. Nhưng nói chung, đám đông lần này có vẻ như tham gia một lễ hội. Nhiều người mặc áo phông và đội nón giống nhau, trên mặt có tô màu cờ Ai Cập. Một là cờ Ai Cập to bằng sân bóng đá cũng được trương ra.
Anh công nhân Ahmed Ali đã từng tham gia các cuộc biểu tình tháng hai, anh cho biết:
“Chúng tôi ra đây lần này để tiếp tục cuộc cách mạng. Bởi vì những kẻ giết người đã được ra khỏi tù. Họ đã giết con cái chúng tôi, anh em chúng tôi, cha mẹ chúng tôi. Chúng tôi muốn thấy công lý được thực thi.”
Nhiều người khác cũng nói họ bực bội khi thấy một số bộ trưởng trong chế độ cũ được tha bổng về tội tham nhũng, các cảnh sát viên bị giam được đóng tiền thế chân để tự do tạm.
Nữ bác sĩ Nagham Omar tham gia biểu tình cho biết:
“Những người muốn có cải cách như chúng tôi không thể trông đợi gì nhiều nơi chính phủ lâm thời. Chúng tôi là những người khởi xướng cuộc cách mạng, do đó chúng tôi phải đưa cách mạng đi hết con đường.”
Cựu Ngoại trưởng Amr Moussa, vừa từ chức Tổng thư ký Liên đoàn các nước A-rập để chuẩn bị ứng cử tổng thống, đã ghé đến quảng trường trong giây lát. Ông nói với VOA:
“Những cuộc phản kháng như thế này rất cần để bảo đảm về lâu về dài, cách mạng sẽ thành công. Tôi tự hào có mặt ở đây. Tất cả chúng tôi đều muốn thấy thay đổi, muốn đưa đất nước tiến lên. Chúng tôi muốn phồn vinh, ổn định, dân chủ và tiếng nói của nhân dân được lắng nghe.”
Một phụ nữ quấn khăn, xưng tên Basma, cho biết:
“Chúng tôi muốn được như Thụy Sĩ, chúng tôi muốn được như châu Âu. Chúng tôi quá chán ngán độc tài. Đây không phải là chuyện dễ, nhưng nếu chịu khó, chúng tôi sẽ đạt được.”
Giáo sư Saad Eddin Ibrahim, đi tù 3 bận vì phê phán chế độ cũ, mỉm cười nhìn đám đông xung quanh. Ông cho biết:
“Những cuộc biểu tình như thế này thể hiện giấc mơ của cả đời tôi là muốn thấy Ai Cập có một ‘quyền lực của nhân dân’ thực sự.”
Giáo sư nói thêm cuộc biểu tình này khác với hồi tháng hai, vì lần này có sự góp mặt của những người có thu nhập thấp, những người ở vùng quê. Hai thành phần này vẫn nhìn cuộc cách mạng hồi tháng hai là phong trào chỉ gồm toàn những người ưu tú.
Một nhóm người tụ tập ở quảng trường Tahrir đòi trừng trị những giới chức chính phủ và cảnh sát viên đã hành hung người biểu tình hồi tháng 2. Nhưng nói chung, đám đông lần này có vẻ như tham gia một lễ hội. Nhiều người mặc áo phông và đội nón giống nhau, trên mặt có tô màu cờ Ai Cập. Một là cờ Ai Cập to bằng sân bóng đá cũng được trương ra.
Anh công nhân Ahmed Ali đã từng tham gia các cuộc biểu tình tháng hai, anh cho biết:
“Chúng tôi ra đây lần này để tiếp tục cuộc cách mạng. Bởi vì những kẻ giết người đã được ra khỏi tù. Họ đã giết con cái chúng tôi, anh em chúng tôi, cha mẹ chúng tôi. Chúng tôi muốn thấy công lý được thực thi.”
Nhiều người khác cũng nói họ bực bội khi thấy một số bộ trưởng trong chế độ cũ được tha bổng về tội tham nhũng, các cảnh sát viên bị giam được đóng tiền thế chân để tự do tạm.
Nữ bác sĩ Nagham Omar tham gia biểu tình cho biết:
“Những người muốn có cải cách như chúng tôi không thể trông đợi gì nhiều nơi chính phủ lâm thời. Chúng tôi là những người khởi xướng cuộc cách mạng, do đó chúng tôi phải đưa cách mạng đi hết con đường.”
Cựu Ngoại trưởng Amr Moussa, vừa từ chức Tổng thư ký Liên đoàn các nước A-rập để chuẩn bị ứng cử tổng thống, đã ghé đến quảng trường trong giây lát. Ông nói với VOA:
“Những cuộc phản kháng như thế này rất cần để bảo đảm về lâu về dài, cách mạng sẽ thành công. Tôi tự hào có mặt ở đây. Tất cả chúng tôi đều muốn thấy thay đổi, muốn đưa đất nước tiến lên. Chúng tôi muốn phồn vinh, ổn định, dân chủ và tiếng nói của nhân dân được lắng nghe.”
Một phụ nữ quấn khăn, xưng tên Basma, cho biết:
“Chúng tôi muốn được như Thụy Sĩ, chúng tôi muốn được như châu Âu. Chúng tôi quá chán ngán độc tài. Đây không phải là chuyện dễ, nhưng nếu chịu khó, chúng tôi sẽ đạt được.”
Giáo sư Saad Eddin Ibrahim, đi tù 3 bận vì phê phán chế độ cũ, mỉm cười nhìn đám đông xung quanh. Ông cho biết:
“Những cuộc biểu tình như thế này thể hiện giấc mơ của cả đời tôi là muốn thấy Ai Cập có một ‘quyền lực của nhân dân’ thực sự.”
Giáo sư nói thêm cuộc biểu tình này khác với hồi tháng hai, vì lần này có sự góp mặt của những người có thu nhập thấp, những người ở vùng quê. Hai thành phần này vẫn nhìn cuộc cách mạng hồi tháng hai là phong trào chỉ gồm toàn những người ưu tú.