Trung Quốc, Pakistan khoa trương quan hệ thân thiết
Posted: Fri May 20, 2011 1:47 pm
VOA - World News
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chúc mừng Thủ tướng Yousuf Raza Gilani của Pakistan về chuyến thăm thành công tại Trung Quốc. Ông Hồ nói chuyến đi này sẽ đưa công cuộc hợp tác sách lược giữa hai nước lên một tầm mức cao hơn.
Ông Gilani nói ông cảm thấy hãnh diện và vinh dự được gặp ông Hồ, mà ông gọi là một người bạn.
Tin tức của các cơ quan truyền thông trích lời các giới chức Pakistan nói rằng Trung Quốc đã đồng ý nhanh chóng giao 50 phản lực cơ chiến đấu cho Pakistan. Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar nói nước ông hy vọng sẽ có được các máy bay loại JF-17 trong vòng 6 tháng.
Các giới chức Trung Quốc chưa xác nhận thỏa thuận mới nào về viện trợ quân sự với Pakistan. Nhưng nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết hai nước đã ký nhiều hiệp định về kỹ thuật, tài chính và tài nguyên năng lượng.
Bà Khương Du nói hai nước đã thiết lập điều bà mô tả là “các kế hoạch mới về hợp tác thương mại và kinh tế, với trọng điểm đặt vào tài nguyên năng lượng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.
Bà Khương Du cho biết chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ở Pakistan và tăng cường hợp tác về thương mại, tài chính và kỹ thuật.
Phó giáo sư về nghiên cứu quốc tế tại trường đại học Bắc Kinh, ông Vương Đông, cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa đầu tư nhiều ở Pakistan trước đây bởi vì họ coi quốc gia Nam Á này là thiếu phát triển.
Ông nói: “Vấn đề của Pakistan là họ quá lạc hậu về kinh tế. Họ không có một cơ sở kinh tế tốt. Họ không có hạ tầng cơ sở tốt. Họ không có công nghiệp tốt. Cơ bản là họ không có một nền kinh tế tốt. Vì thế, sự kiện này liên quan rất nhiều đến tình hình kinh tế của chính họ.”
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Gilani diễn ra ngay sau cái chết của Osama bin Laden, người bị quân đội Hoa Kỳ hạ sát bên trong lãnh thổ Pakistan.
Chiến dịch của Hoa Kỳ đã gây căng thẳng thêm giữa Pakistan và nước cấp viện lớn nhất là Hoa Kỳ. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang kêu gọi cắt giảm đáng kể viện trợ dành cho Pakistan.
Nhiều chuyên gia phân tích coi chuyến đi của ông Gilani là cơ hội để Islamabad phô trương quan hệ với Bắc Kinh.
Ông Andrew Small thuộc Quỹ Marshall Đức, một tổ chức về chính sách công cộng của Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có chung một mục tiêu là cải thiện tình hình ổn định của Pakistan. Vì thế, theo ông, viện trợ kinh tế của Trung Quốc dành cho Pakistan là điều đáng hoan nghênh.
Đồng thời, ông nói rằng Bắc Kinh không muốn hợp tác quá chặt chẽ với các nỗ lực phát triển và an ninh của Hoa Kỳ ở Nam Á.
Ông nói: “Khi Hoa Kỳ đề nghị các chương trình hợp tác thực sự ở Afghanistan hay có liên quan đến Pakistan, Trung Quốc rất miễn cưỡng tham gia và đưa vào hoạt động bất kỳ đề nghị nào phát xuất từ phía Hoa Kỳ. Họ không muốn trở thành một mục tiêu và họ hài lòng về một số mặt nào đó là được hưởng lợi qua thực tế là Hoa Kỳ đối mặt với mọi sự chống đối của công chúng ở Afghanistan và Pakistan.”
Trung Quốc nói chuyến đi của ông Gilani đã được hoạch định nhiều tuần lễ trước trong khuôn khổ các sự kiện đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chúc mừng Thủ tướng Yousuf Raza Gilani của Pakistan về chuyến thăm thành công tại Trung Quốc. Ông Hồ nói chuyến đi này sẽ đưa công cuộc hợp tác sách lược giữa hai nước lên một tầm mức cao hơn.
Ông Gilani nói ông cảm thấy hãnh diện và vinh dự được gặp ông Hồ, mà ông gọi là một người bạn.
Tin tức của các cơ quan truyền thông trích lời các giới chức Pakistan nói rằng Trung Quốc đã đồng ý nhanh chóng giao 50 phản lực cơ chiến đấu cho Pakistan. Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Ahmad Mukhtar nói nước ông hy vọng sẽ có được các máy bay loại JF-17 trong vòng 6 tháng.
Các giới chức Trung Quốc chưa xác nhận thỏa thuận mới nào về viện trợ quân sự với Pakistan. Nhưng nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết hai nước đã ký nhiều hiệp định về kỹ thuật, tài chính và tài nguyên năng lượng.
Bà Khương Du nói hai nước đã thiết lập điều bà mô tả là “các kế hoạch mới về hợp tác thương mại và kinh tế, với trọng điểm đặt vào tài nguyên năng lượng, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp.
Bà Khương Du cho biết chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư ở Pakistan và tăng cường hợp tác về thương mại, tài chính và kỹ thuật.
Phó giáo sư về nghiên cứu quốc tế tại trường đại học Bắc Kinh, ông Vương Đông, cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc chưa đầu tư nhiều ở Pakistan trước đây bởi vì họ coi quốc gia Nam Á này là thiếu phát triển.
Ông nói: “Vấn đề của Pakistan là họ quá lạc hậu về kinh tế. Họ không có một cơ sở kinh tế tốt. Họ không có hạ tầng cơ sở tốt. Họ không có công nghiệp tốt. Cơ bản là họ không có một nền kinh tế tốt. Vì thế, sự kiện này liên quan rất nhiều đến tình hình kinh tế của chính họ.”
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Gilani diễn ra ngay sau cái chết của Osama bin Laden, người bị quân đội Hoa Kỳ hạ sát bên trong lãnh thổ Pakistan.
Chiến dịch của Hoa Kỳ đã gây căng thẳng thêm giữa Pakistan và nước cấp viện lớn nhất là Hoa Kỳ. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang kêu gọi cắt giảm đáng kể viện trợ dành cho Pakistan.
Nhiều chuyên gia phân tích coi chuyến đi của ông Gilani là cơ hội để Islamabad phô trương quan hệ với Bắc Kinh.
Ông Andrew Small thuộc Quỹ Marshall Đức, một tổ chức về chính sách công cộng của Hoa Kỳ, nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có chung một mục tiêu là cải thiện tình hình ổn định của Pakistan. Vì thế, theo ông, viện trợ kinh tế của Trung Quốc dành cho Pakistan là điều đáng hoan nghênh.
Đồng thời, ông nói rằng Bắc Kinh không muốn hợp tác quá chặt chẽ với các nỗ lực phát triển và an ninh của Hoa Kỳ ở Nam Á.
Ông nói: “Khi Hoa Kỳ đề nghị các chương trình hợp tác thực sự ở Afghanistan hay có liên quan đến Pakistan, Trung Quốc rất miễn cưỡng tham gia và đưa vào hoạt động bất kỳ đề nghị nào phát xuất từ phía Hoa Kỳ. Họ không muốn trở thành một mục tiêu và họ hài lòng về một số mặt nào đó là được hưởng lợi qua thực tế là Hoa Kỳ đối mặt với mọi sự chống đối của công chúng ở Afghanistan và Pakistan.”
Trung Quốc nói chuyến đi của ông Gilani đã được hoạch định nhiều tuần lễ trước trong khuôn khổ các sự kiện đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.