Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thủ đô Washington
Posted: Tue Jul 05, 2011 7:09 pm
VOA - World News
Bất cứ đến nơi nào, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đều được đón tiếp bằng những bài ca và những nụ cười của những người chúc lành cho ngài, và cũng bị chính phủ Bắc Kinh chỉ trích, lên án ngài là muốn ly khai Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc.
Kể từ khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước và sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải trốn đi sống lưu vong, cuộc tranh đấu giữa đôi bên bắt đầu.
Khi mà đức Đạt Lai Lạt Ma tìm cách chỉ tập trung vào công việc thuyết pháp, giới phân tích nói rằng hiện còn quá sớm chưa thể tiên đoán được phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao đối với vai trò mới của ngài, nhưng nêu lên rằng đây có thể là một cơ hội mới.
Ông Robbie Barnett, chuyên gia nghiên cứu về Tây Tạng tại đại học Columbia, phát biểu:
”Đây có thể là một điều gì đó thật quan trọng cho người Mỹ và cho các nhà lãnh đạo Tây phương. Đây có thể là một cơ hội mà các cường quốc Tây phương muốn nắm lấy để yêu cầu Trung Quốc tiến tới và có một thái độ tích cực hơn trong vấn đề Tây Tạng."
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói đến chuyện từ giã chính trường và tự coi là đã về hưu bán phần từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến khi ngài nói với chính phủ lưu vong hồi tháng Ba rằng ngài lui bước ra khỏi chính trường thì lúc đó mọi chuyện mới trở nên chính thức.
Kể từ đó các cuộc bầu cử tân thủ tướng cho chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được tổ chức. Ông Lobsang Sengey, một nhà nghiên cứu về luật học của đại học Harvard, ra đời trong lúc cha mẹ sống lưu vong tại Ấn độ, và chưa bao giờ đến Tây Tạng, đã nhận được nhiều phiếu bầu nhất.
Giới phân tích nói rằng chuyến thăm thủ đô Hoa Kỳ của đức Đạt Lai Lạt Ma rất có ý nghĩa vì đây là chuyến đi đầu tiên kể từ khi ngài nghỉ hưu.
Chuyên gia Robbie Barnett nói thêm: ”Và thực sự ngài đã làm nhiều hơn là chỉ nghỉ hưu, ngài đã thay đổi toàn bộ hệ thống chính phủ Tây Tạng lưu vong, để giờ đây chính phủ này là một chính phủ thế quyền, người lãnh đạo chính phủ do dân bầu lên. Ngài không giữ chức vụ chính thức trong chính phủ, mà chỉ là một nhà tham vấn cho chính phủ lưu vong Tây Tạng, và thật là thích thú để chờ xem lãnh đạo nước ngoài đáp ứng với ngài như thế nào."
Cho tới bây giờ, quyết định của đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi chính trường không nhất thiết sẽ giúp ngài có thể tiếp cận nhiều hơn với các chính trị gia. Trong một chuyến đi của ngài mới đây đến Australia, Thủ tướng Julia Gillard đã không hội kiến với ngài. Bà nói quyết định đó không có bất cứ một liên hệ gì đến Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ung dung chấp nhận sự từ chối đó.
Ngài nói: ”Nếu như thủ tướng của quí ngài chú ý đến vấn đề tâm linh thì có lẽ cuộc gặp gỡ với tôi có thể hữu ích, bằng không thì tôi không có gì để yêu cầu bà cho lời khuyên cả”
Theo dự kiến, trong lúc có mặt tại Washington, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ mở những cuộc họp cấp cao với các chính trị gia của Hoa Kỳ. Nhưng chưa rõ Tổng thống Barack Obama sẽ có gặp đức Đạt Lai Lạt Ma hay không trong chuyến đi lần này.
Năm ngoái một cuộc hội kiến giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama tại tòa Bạch Ốc đã khiến Trung Quốc giận dữ, ngay cả khi tòa Bạch Ốc cố gắng hết sức để giảm nhẹ tầm mức cuộc họp, chỉ công bố có mỗi một hình chụp hai vị này và một thông cáo bằng văn bản mà thôi
Chuyên gia Barnett nói rằng một quyết định không gặp đức Đạt lai Lạt Ma sẽ có nhiều rủi ro, vì những tổng thống Mỹ trong quá khứ đã gặp gỡ ngài bất cứ khi nào ngài đến thủ đô Washington.
Ông nói:” Theo tôi thì các vị tổng thống Mỹ đã ở trong một vị thế xử sự khá long trọng với các chuyến thăm thủ đô của đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Theo chuyên gia này thì cuối cùng, có phần chắc là tổng thống, ít nhất, sẽ mở cuộc họp nghi thức kín đáo với nhà lãnh đạo tinh thần để cho thấy quyết định mà Washington đưa ra không tùy thuộc vào phản ứng của Trung Quốc.
Bất cứ đến nơi nào, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đều được đón tiếp bằng những bài ca và những nụ cười của những người chúc lành cho ngài, và cũng bị chính phủ Bắc Kinh chỉ trích, lên án ngài là muốn ly khai Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc.
Kể từ khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước và sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải trốn đi sống lưu vong, cuộc tranh đấu giữa đôi bên bắt đầu.
Khi mà đức Đạt Lai Lạt Ma tìm cách chỉ tập trung vào công việc thuyết pháp, giới phân tích nói rằng hiện còn quá sớm chưa thể tiên đoán được phản ứng của Trung Quốc sẽ ra sao đối với vai trò mới của ngài, nhưng nêu lên rằng đây có thể là một cơ hội mới.
Ông Robbie Barnett, chuyên gia nghiên cứu về Tây Tạng tại đại học Columbia, phát biểu:
”Đây có thể là một điều gì đó thật quan trọng cho người Mỹ và cho các nhà lãnh đạo Tây phương. Đây có thể là một cơ hội mà các cường quốc Tây phương muốn nắm lấy để yêu cầu Trung Quốc tiến tới và có một thái độ tích cực hơn trong vấn đề Tây Tạng."
Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn nói đến chuyện từ giã chính trường và tự coi là đã về hưu bán phần từ nhiều năm nay. Nhưng cho đến khi ngài nói với chính phủ lưu vong hồi tháng Ba rằng ngài lui bước ra khỏi chính trường thì lúc đó mọi chuyện mới trở nên chính thức.
Kể từ đó các cuộc bầu cử tân thủ tướng cho chính phủ lưu vong Tây Tạng đã được tổ chức. Ông Lobsang Sengey, một nhà nghiên cứu về luật học của đại học Harvard, ra đời trong lúc cha mẹ sống lưu vong tại Ấn độ, và chưa bao giờ đến Tây Tạng, đã nhận được nhiều phiếu bầu nhất.
Giới phân tích nói rằng chuyến thăm thủ đô Hoa Kỳ của đức Đạt Lai Lạt Ma rất có ý nghĩa vì đây là chuyến đi đầu tiên kể từ khi ngài nghỉ hưu.
Chuyên gia Robbie Barnett nói thêm: ”Và thực sự ngài đã làm nhiều hơn là chỉ nghỉ hưu, ngài đã thay đổi toàn bộ hệ thống chính phủ Tây Tạng lưu vong, để giờ đây chính phủ này là một chính phủ thế quyền, người lãnh đạo chính phủ do dân bầu lên. Ngài không giữ chức vụ chính thức trong chính phủ, mà chỉ là một nhà tham vấn cho chính phủ lưu vong Tây Tạng, và thật là thích thú để chờ xem lãnh đạo nước ngoài đáp ứng với ngài như thế nào."
Cho tới bây giờ, quyết định của đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi chính trường không nhất thiết sẽ giúp ngài có thể tiếp cận nhiều hơn với các chính trị gia. Trong một chuyến đi của ngài mới đây đến Australia, Thủ tướng Julia Gillard đã không hội kiến với ngài. Bà nói quyết định đó không có bất cứ một liên hệ gì đến Trung Quốc.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ung dung chấp nhận sự từ chối đó.
Ngài nói: ”Nếu như thủ tướng của quí ngài chú ý đến vấn đề tâm linh thì có lẽ cuộc gặp gỡ với tôi có thể hữu ích, bằng không thì tôi không có gì để yêu cầu bà cho lời khuyên cả”
Theo dự kiến, trong lúc có mặt tại Washington, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ mở những cuộc họp cấp cao với các chính trị gia của Hoa Kỳ. Nhưng chưa rõ Tổng thống Barack Obama sẽ có gặp đức Đạt Lai Lạt Ma hay không trong chuyến đi lần này.
Năm ngoái một cuộc hội kiến giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng thống Obama tại tòa Bạch Ốc đã khiến Trung Quốc giận dữ, ngay cả khi tòa Bạch Ốc cố gắng hết sức để giảm nhẹ tầm mức cuộc họp, chỉ công bố có mỗi một hình chụp hai vị này và một thông cáo bằng văn bản mà thôi
Chuyên gia Barnett nói rằng một quyết định không gặp đức Đạt lai Lạt Ma sẽ có nhiều rủi ro, vì những tổng thống Mỹ trong quá khứ đã gặp gỡ ngài bất cứ khi nào ngài đến thủ đô Washington.
Ông nói:” Theo tôi thì các vị tổng thống Mỹ đã ở trong một vị thế xử sự khá long trọng với các chuyến thăm thủ đô của đức Đạt Lai Lạt Ma.”
Theo chuyên gia này thì cuối cùng, có phần chắc là tổng thống, ít nhất, sẽ mở cuộc họp nghi thức kín đáo với nhà lãnh đạo tinh thần để cho thấy quyết định mà Washington đưa ra không tùy thuộc vào phản ứng của Trung Quốc.