Trung Quốc, Nhật Bản lời qua tiếng lại về nhóm đảo tranh chấ
Posted: Mon Jul 04, 2011 11:29 am
VOA - World News
Tân Hoa Xã trích lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Nhật Bản lập tức rút các ngư thuyền ra khỏi vùng lãnh hải quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.
Nhóm đảo này được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Phát biểu của Trung Quốc lập lại lời khẳng định rằng các đảo này đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, và rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được về nhóm đảo này.
Các nhận định vừa nêu được đưa ra vào lúc Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto sắp kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Trung Quốc.
Một người phát ngôn Bộ Ngoai giao Nhật Bản, Hidenobu Sobashima cho hay 2 giới chức đã thảo luận về lãnh thổ bị tranh chấp, nhưng với lời lẽ tổng quát.
Ngoại trưởng Matsumoto nói rằng về mặt lịch sử và cũng về mặt luật quốc tế, quần đảo là một phần quan trọng của Nhật Bản, và không có vấn đề lãnh thổ nào cần phải giải quyết. Đây là lập trường của Nhật Bản, và Ngoại trưởng Trung Quốc đã đề cập đến lập trường của Trung Quốc
Bất chấp các lập trường kiên quyết về chủ quyền, người phát ngôn Nhật Bản cho biết ông lấy làm lạc quan rằng hai bên có thể xúc tiến việc thảo luận các hiệp định có tính ràng buộc về pháp lý về vấn đề cùng khai thác các giếng dầu trong khu vực.
Ông cho biết các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã thảo luận về việc này tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Tokyo hồi tháng 5.
Ông Sobashima nói: “So với năm ngoái, có lẽ năm nay, nhất là sau vụ động đất và sau cuộc họp thượng đỉnh, bầu không khí mang tính cách hứa hẹn hơn một chút so với trước đây.”
Bang giao giữa hai nước đã tụt xuống một mức thấp hồi năm ngoái sau khi một ngư thuyền của Trung Quốc đụng phải một tầu tuần duyên Nhật gần vùng đảo này hồi tháng 9.
Các cuộc thăm dò công luận mới đây ở cả hai nước cho thấy các mức độ cao về sự thiếu tin tưởng lẫn nhau của quần chúng.
Phó giáo sư về Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, Vương Đông, nói rằng ông tin là công luận tiêu cực như thế chỉ gây trầm trọng thêm cho các vấn đề trong mối bang giao.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng việc xử lý các quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành ngày càng gay go và có lẽ khó khăn hơn. Nhưng tôi cho rằng các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của cả hai nước, xét cho cùng, họ cũng hiểu rằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản không có lợi gì cho bất cứ bên nào.”
Ông Vương Đông nói rằng, thay vì thế, quan hệ Hoa-Nhật tốt hơn và hợp tác hơn và đem lại lợi ích cho cả hai nước.
Tân Hoa Xã trích lời người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng Bắc Kinh yêu cầu Nhật Bản lập tức rút các ngư thuyền ra khỏi vùng lãnh hải quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa.
Nhóm đảo này được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku. Phát biểu của Trung Quốc lập lại lời khẳng định rằng các đảo này đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ đại, và rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi được về nhóm đảo này.
Các nhận định vừa nêu được đưa ra vào lúc Ngoại trưởng Nhật Bản Takeaki Matsumoto sắp kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở Trung Quốc.
Một người phát ngôn Bộ Ngoai giao Nhật Bản, Hidenobu Sobashima cho hay 2 giới chức đã thảo luận về lãnh thổ bị tranh chấp, nhưng với lời lẽ tổng quát.
Ngoại trưởng Matsumoto nói rằng về mặt lịch sử và cũng về mặt luật quốc tế, quần đảo là một phần quan trọng của Nhật Bản, và không có vấn đề lãnh thổ nào cần phải giải quyết. Đây là lập trường của Nhật Bản, và Ngoại trưởng Trung Quốc đã đề cập đến lập trường của Trung Quốc
Bất chấp các lập trường kiên quyết về chủ quyền, người phát ngôn Nhật Bản cho biết ông lấy làm lạc quan rằng hai bên có thể xúc tiến việc thảo luận các hiệp định có tính ràng buộc về pháp lý về vấn đề cùng khai thác các giếng dầu trong khu vực.
Ông cho biết các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Trung Quốc đã thảo luận về việc này tại một cuộc họp thượng đỉnh ở Tokyo hồi tháng 5.
Ông Sobashima nói: “So với năm ngoái, có lẽ năm nay, nhất là sau vụ động đất và sau cuộc họp thượng đỉnh, bầu không khí mang tính cách hứa hẹn hơn một chút so với trước đây.”
Bang giao giữa hai nước đã tụt xuống một mức thấp hồi năm ngoái sau khi một ngư thuyền của Trung Quốc đụng phải một tầu tuần duyên Nhật gần vùng đảo này hồi tháng 9.
Các cuộc thăm dò công luận mới đây ở cả hai nước cho thấy các mức độ cao về sự thiếu tin tưởng lẫn nhau của quần chúng.
Phó giáo sư về Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Bắc Kinh, Vương Đông, nói rằng ông tin là công luận tiêu cực như thế chỉ gây trầm trọng thêm cho các vấn đề trong mối bang giao.
Ông nói: “Tôi nghĩ rằng việc xử lý các quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành ngày càng gay go và có lẽ khó khăn hơn. Nhưng tôi cho rằng các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của cả hai nước, xét cho cùng, họ cũng hiểu rằng sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản không có lợi gì cho bất cứ bên nào.”
Ông Vương Đông nói rằng, thay vì thế, quan hệ Hoa-Nhật tốt hơn và hợp tác hơn và đem lại lợi ích cho cả hai nước.