Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ sẽ tham gia đối thoại kinh tế tại
Posted: Fri Jun 24, 2011 3:10 pm
VOA - World News
Các cuộc đàm phán vào thứ hai và thứ ba tuần tới của Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner và giới quản trị kinh doanh diễn ra vào một thời điểm mà nền kinh tế Ấn Độ đang chậm lại trong khi phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng và các vụ tai tiếng tham nhũng.
Các chuyên gia phân tích nói rằng ông Mukherjee sẽ tìm cách trấn an các nhà đầu tư nước ngoài tại Washington rằng Ấn Độ vẫn còn là một nơi đến đầu tư hấp dẫn bất kể những khó khăn đó, và nền kinh tế của Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ lạc quan bất kể tình trạng hơi chậm chạp.
Ông Anjan Roy, một kinh tế gia tại Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nói rằng thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ, tuy đang phát triển, bị coi là nằm dưới tiềm năng xét về tầm cỡ của các nền kinh tế hai nước.
Ông nói: “Về thương mại thì không có gì đáng nói, tôi phải nói rằng hiện đang ở mức không được cao lắm.”
Đối với Ấn Độ, ưu tiên là tranh thủ được thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong khu vực cơ sở hạ tầng. New Delhi cần đến hàng tỷ đôla để xây các xa lộ, hải cảng và nhà máy công nghiệp trong khi nền kinh tế tăng trưởng với tỷ lệ trên 8%. Nhưng đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua thực ra đã giảm sút, gây ra một số quan ngại.
Một phần của lý do là nhiều khu vực của nền kinh tế Ấn Độ vẫn còn khép kín, như bán lẻ và bảo hiểm.
Các chuyên gia nói có phần chắc Bộ trưởng Mukherjee sẽ đứng trước những lời kêu gọi của Hoa Kỳ mở rộng hai khu vực vừa kể, được coi là các thị trường tăng trưởng chủ yếu cho các công ty Hoa Kỳ. Vào lúc này, Ấn Độ chỉ cho phép nước ngoài đầu tư trong khu vực bán lẻ từng mặt hàng một.
Theo dự kiến, ông Mukherjee sẽ trấn an giới đầu tư rằng Ấn Độ đang cố gắng xây dựng một sự đồng thuận chính trị quanh vấn đề gây tranh cãi là mở cửa nền kinh tế của mình.
Tuy nhiên, kinh tế gia Roy cảnh báo sẽ phải mất thờ gian để Ấn Độ cho phép các đại công ty bán lẻ như Wallmart vào nước.
Ông nói: “Những vấn đề này đang được bàn đến và thảo luận rất sâu ở Ấn Độ. Rất khó mà đưa ra những lời đáp nhanh chóng về chính sách đối với các vấn đề này bởi vì những ảnh hưởng chính tị và những lực lượng chính trị có mặt ở đó. Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đang đạt được vài tiến bộ trong việc mở cửa.”
Chính phủ do Quốc hội lãnh đạo của Ấn Độ dự trù sẽ đề xuất các cải cách kinh tế sau khi thắng một nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2009. Nhưng dưới áp lực của một loạt những vụ tai tiếng, chính phủ đang theo một đường lối thận trọng trong việc khai phóng thêm nền kinh tế.
Các cuộc đàm phán vào thứ hai và thứ ba tuần tới của Bộ trưởng Tài chính Pranab Mukherjee với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Timothy Geithner và giới quản trị kinh doanh diễn ra vào một thời điểm mà nền kinh tế Ấn Độ đang chậm lại trong khi phải đối phó với tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng và các vụ tai tiếng tham nhũng.
Các chuyên gia phân tích nói rằng ông Mukherjee sẽ tìm cách trấn an các nhà đầu tư nước ngoài tại Washington rằng Ấn Độ vẫn còn là một nơi đến đầu tư hấp dẫn bất kể những khó khăn đó, và nền kinh tế của Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ lạc quan bất kể tình trạng hơi chậm chạp.
Ông Anjan Roy, một kinh tế gia tại Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nói rằng thương mại và đầu tư giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ, tuy đang phát triển, bị coi là nằm dưới tiềm năng xét về tầm cỡ của các nền kinh tế hai nước.
Ông nói: “Về thương mại thì không có gì đáng nói, tôi phải nói rằng hiện đang ở mức không được cao lắm.”
Đối với Ấn Độ, ưu tiên là tranh thủ được thêm đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong khu vực cơ sở hạ tầng. New Delhi cần đến hàng tỷ đôla để xây các xa lộ, hải cảng và nhà máy công nghiệp trong khi nền kinh tế tăng trưởng với tỷ lệ trên 8%. Nhưng đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua thực ra đã giảm sút, gây ra một số quan ngại.
Một phần của lý do là nhiều khu vực của nền kinh tế Ấn Độ vẫn còn khép kín, như bán lẻ và bảo hiểm.
Các chuyên gia nói có phần chắc Bộ trưởng Mukherjee sẽ đứng trước những lời kêu gọi của Hoa Kỳ mở rộng hai khu vực vừa kể, được coi là các thị trường tăng trưởng chủ yếu cho các công ty Hoa Kỳ. Vào lúc này, Ấn Độ chỉ cho phép nước ngoài đầu tư trong khu vực bán lẻ từng mặt hàng một.
Theo dự kiến, ông Mukherjee sẽ trấn an giới đầu tư rằng Ấn Độ đang cố gắng xây dựng một sự đồng thuận chính trị quanh vấn đề gây tranh cãi là mở cửa nền kinh tế của mình.
Tuy nhiên, kinh tế gia Roy cảnh báo sẽ phải mất thờ gian để Ấn Độ cho phép các đại công ty bán lẻ như Wallmart vào nước.
Ông nói: “Những vấn đề này đang được bàn đến và thảo luận rất sâu ở Ấn Độ. Rất khó mà đưa ra những lời đáp nhanh chóng về chính sách đối với các vấn đề này bởi vì những ảnh hưởng chính tị và những lực lượng chính trị có mặt ở đó. Nhưng tôi chắc chắn rằng chúng tôi đang đạt được vài tiến bộ trong việc mở cửa.”
Chính phủ do Quốc hội lãnh đạo của Ấn Độ dự trù sẽ đề xuất các cải cách kinh tế sau khi thắng một nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2009. Nhưng dưới áp lực của một loạt những vụ tai tiếng, chính phủ đang theo một đường lối thận trọng trong việc khai phóng thêm nền kinh tế.