TT Obama sẽ đọc diễn văn về những thay đổi ở Trung Đông, Bắc

PostThu May 19, 2011 6:48 am

VOA - World News

Bài phát biểu sẽ mang tính cách bao quát về nhiều vấn đề, trong khi ông Obama tập trung vào các phong trào dân chủ ôn hòa đòi thay đổi lan tràn ra khắp khu vực, và bàn về những ảnh hưởng đối với chính sách của Hoa Kỳ, cũng như đề ra điều mà các giới chức trong chính quyền gọi là một số đề nghị cụ thể về chính sách.

Ông Obama sẽ đưa ra thẩm định về tác động của những cuộc nổi dậy của dân chúng đã dẫn đến các thay đổi chính trị ở Ai Cập và Tunisia, và còn đang tiếp diễn ở những nơi như Syria, Libya và Yemen.

Các giới chức cấp cao trong chính quyền cho hay ông Obama sẽ đề cập đến một thời điểm cơ hội, sau một thập niên căng thẳng và chia rẽ sâu xa, trong đó dân chúng ở khu vực này có thể bắt đầu lật qua một trang sử mới hướng tới một tương lai tốt đẹp và tràn đầy hy vọng hơn.

Tiến trình hòa bình bị đình trệ giữa Israel và Palestine sẽ là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, ông Obama dự trù sẽ đặt tiến trình này trong khuôn khổ một bối cảnh rộng lớn hơn và nói rằng các nhà lãnh đạo của cả hai bên trong cuộc xung đột đó nên nắm lấy thời cơ hòa bình.

Phát biểu với các phóng viên trong tuần này, phát ngôn viên Tòa Bạch Oác Jay Carney cho biết về vấn đề các nỗ lực hòa bình Trung Đông, thì ông Obama sẽ không nói rằng đây là một thời điểm quyết định, mà sẽ trình bầy lý lẽ rằng thay sự thay đổi thông thường phải được tất cả mọi bên trong khu vực chấp nhận.

Ông Carney nói: “Trong khi sự thay đổi có thể chưa ổn định, thì nó còn có thể đáng lo ngại hơn bởi vì chúng ta không biết được nó sẽ đi về đâu, đó là điều mà trong trường hợp này ta phải chấp nhận, bởi vì cơ hội sẵn đó để giúp hình thành một tương lai tốt đẹp hơn cho khu vực và cho thế giới.”

Bài phát biểu của Tổng thống Obama, sẽ được đọc tại Bộ Ngoại giao, được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ và các nước khác tăng cường áp lực đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad để đáp lại vụ đàn áp đẫm máu của chính phủ ông nhắm vào người biểu tình.

Ông Obama đã ký một sắc lệnh phong tỏa tài sản của ông Assad và 6 giới chức khác của Syria trong các định chế tài chính của Mỹ. Các biện pháp chế tài khác đã được áp đặt đối với nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Moammar Gadhafi như một phương tiện làm áp lực đòi ông phải từ bỏ quyền lực.

Chưa biết được liệu Tổng thống Obama có sẽ đưa ra lời kêu gọi cụ thể đòi nhà lãnh đạo Syria phải từ chức hay không. Nhưng vào hôm trước ngày đọc bài phát biểu, Tòa Bạch Ốc đã lưu ý các phóng viên tới những nhận định của một giới chức cấp cao trong chính quyền bàn về những biện pháp chế tài mới nhắm vào ông Assad. Giới chức này nói: “Tổng thống Assad có một lựa chọn rõ ràng: hoặc lãnh đạo cuộc chuyển đổi này tới thể chế dân chủ, hoặc ra đi.”

Vào hôm trước khi đọc bài diễn văn, Hoa Kỳ đã tăng cường áp lực đối với Tổng thống Ali Abdullah Saleh của Yemen, người đã được cố vấn chống khủng bố của ông Obama là John Brennan hối thức phải xúc tiến ngay tức thời cuộc chuyển đổi chính trị.

Các giới chức cấp cao trong chính quyền cũng tóm lược một khía cạnh trong của bài phát biểu của Tổng thống Obama, có liên quan đến một loạt các chương trình nhắm mục tiêu ban đầu vào Ai Cập và Tunisia để hỗ trợ cho công cuộc cải tổ và hiện đại hóa kinh tế và ổn định.

Trong khi nói về tiềm năng của Trung Đông và Bắc Phi, Tổng thống Obama cũng dự trù vạch ra một sự tương phản giữa chủ thuyết bạo tàn của al-Qaida, và các ước vọng dân chủ của những người biểu tình ôn hòa.

Bàn về vụ Hoa Kỳ vừa hạ sát Osama bin Laden, cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama, ông Tom Donilon, tuyên bố al-Qaida đối mặt với một thử thách thực sự từ phía cuộc nổi dậy của quần chúng Ả Rập.

Ông Donilon nói: “Cuộc nổi dậy Ả Rập đề ra cho al-Qaida một thử thách lớn về chủ thuyết. Trong suốt thời gian hiện hữu, al-Qaida vẫn đưa ra thông điệp bạo lực là con đường duy nhất để tiến tới. Tổ chức này chưa hề có một chương trình tích cực nào, để đáp lại các ước nguyện của dân chúng ở Trung Đông, và chưa khi nào tổ chức này lại mang tính cách xa rời hơn đối với những người đến quảng trường Tahrir vào tháng Giêng vừa qua.”

Vào ngày sau khi đọc bài phát biểu, Tổng thống Obama sẽ lại tiếp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Tòa Bạch Ốc để thảo luận các phương sách nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc trong các nỗ lực hòa bình giữa Israel và Palestine.

Israel và Palestine tiếp tục cáo buộc lẫn nhau về trách nhiệm gây ra tình trạng bế tắc, mà một trong các nguyên do là chính sách định cư của Israel trong vùng Bờ Tây bị chiếm đóng, và tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vì một thỏa thuận hợp nhất chính trị giữa Thẩm quyền Palestine và phe Hamas.

Các giới chức Tòa Bạch Ốc đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng trong khi miêu tả bài phát biểu của ông Obama chỉ là một hình thức cập nhật bài phát biểu năm 2009 của ông đã đọc sau khi lên nhậm chức tổng thống khoảng 6 tháng trong đó ông Obama kêu gọi một “mở đầu mới” giữa Hoa Kỳ và người Hồi giáo trên khắp thế giới.

Các giới chức Tòa Bạch Ốc nói rằng bài phát biểu hôm nay, được đọc vào giữa thời điểm được gọi là cuộc nổi dậy Ả Rập, sẽ là một nỗ lực của ông Obama giải thích với khu vực và thế giới những gì là giá trị và nguyên tắc của Hoa Kỳ, và các nguyên tắc và giá trị này sẽ được áp dụng ra sao trong việc hỗ trợ cho những ước nguyện của dân chúng trong khu vực.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Tin Hoa Kỳ Và Thế Giới - USA And World News

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 841 guests